Các nhân tố ảnh hƣởng đến giải quyết việc là mở huyệnTam Dƣơng, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp thị xã chí linh tỉnh hải dương giai đoạn 2017 2025​ (Trang 68 - 73)

5. Kết cấu luận văn

3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến giải quyết việc là mở huyệnTam Dƣơng, tỉnh

tỉnh Vĩnh Phúc

3.3.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất

Huyện Tam Dƣơng là một huyện có dân số hoạt động trong ngành nông nghiệp là chủ yếu. Nhƣng trong thời gian gần đây do quá trình công nghiệp

hoá thì diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Vì thế mà ngƣời lao động trong nông nghiệp sẽ bị giảm diện tích canh tác, gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nông nghiệp. Mặc dù việc phát triển ngành công nghiệp cũng góp phần tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động nhƣng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp vẫn còn rất nhiều. Vì vậy vấn đề sử dụng đất ở Tam Dƣơng vẫn còn nhiều bất cập, cần phải khai thác chiều sâu của đất, phân bổ diện tích sao cho phù hợp giữa nông nghiệp và công nghiệp. Là một huyện thuộc khu vực đồng bằng nên hƣớng chính vẫn là chú trọng biện pháp thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu giống lúa, chọn giống có năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu tốt, chú trọng xác định đúng đắn thời vụ gieo cấy cho từng loại, đồng thời chúng ta cần phải tiến hành thị trƣờng hoá nền sản xuất nông nghiệp để tạo việc làm thêm cho lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp.

Bên cạnh đó, muốn tạo công việc từ nông nghiệp đòi hỏi ngƣời nông dân phải có tƣ liệu sản xuất, để họ làm chủ tƣ liệu sản xuất và sử dụng đất lâu dài. Khi ngƣời lao động có quyền chủ động trên mảnh đất của mình và họ sẽ đầu tƣ lao động thâm canh tăng năng suất lao động.

3.3.2. Cơ sở hạ tầng và áp dụng khoa học kỹ thuật

Trong những năm gần đây thì việc phát triển cơ sở hạ tầng ở huyện Tam Dƣơng luôn đƣợc chú trọng. Hệ thống đƣờng giao thông trên địa bàn huyện đa dạng và có chất lƣợng cao. Hệ thống thông tin liên lạc phát triển rộng khắp giúp việc giao lƣu buôn bán của ngƣời dân đƣợc dễ dàng hơn. Mạng lƣới tài chính tín dụng tiếp tục đƣợc phát triển mở rộng hỗ trợ cho ngƣời dân vay vốn để tạo việc làm tăng thu nhập cho gia đình. Bảo hiểm xã hội của huyện đƣợc đầu tƣ và luôn hoạt động tốt đảm bảo cho ngƣời lao động trong địa bàn huyện đƣợc đảm bảo quyền lợi của mình. Đây là một lợi thế lớn trong việc tạo việc làm cho ngƣời lao động.

3.3.3. Tín dụng nông thôn và khả năng tiếp cận nguồn vốn

Thu chi ngân sách trên địa bàn huyện đƣợc quản lý chặt chẽ và tận dụng các nguồn thu, thực hiện thu đúng.Việc phân cấp quản lý ngân sách theo đúng các quy định của nhà nƣớc, từng bƣớc nâng cao trách nhiệm quản lý của các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở .Chi ngân sách trên địa bàn luôn bảo đảm kịp thời các yêu cầu chi cho sự nghiệp phát triển xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm cả những vấn đề y tế, giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Hoạt động thu chi ngân sách hàng năm đều thực hiện đúng luật ngân sách nhà nƣớc.

Vốn là điều kiện tiền đề và hết sức quan trọng trong vấn đề phát triển kinh tế, tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn của huyện Tam Dƣơng. Nhƣng hiện nay thì nguồn vốn còn hạn hẹp, ngƣời lao động có rất ít vốn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn do đó chƣa tận dụng đƣợc hết nguồn lực trong sản xuất. Mặc dù huyện cũng có nhiều biện pháp giúp tạo vốn cho ngƣời lao động nhƣ cho vay dài hạn với lãi suất thấp, giảm thuế đối với các doanh nghiệp nhƣng hiện tƣợng thiếu vốn để sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện còn rất nhiều. Đặc biệt trong ngành nông nghiệp thì việc đầu tƣ vốn còn rất ít mặc dù có trên 80% lao động trong ngành này. Vì thế vấn đề sử dụng vốn cũng ảnh hƣởng đến việc tạo việc làm cho ngƣời lao động. Nếu có nguồn vốn nhiều thì ngƣời lao động sẽ sáng tạo, chế biến, tăng gia sản xuất trên các lĩnh vực vì khi đó sẽ cho năng suất cao từ đó tạo nguồn thu cho chính bản thân họ và toàn xã hội, nhƣ thế đồng nghĩa với việc đã tạo đƣợc việc làm. Ngƣợc lại, nếu không có nhiều nguồn vốn để đầu tƣ thì khả năng có thể tạo việc làm là không nhiều. Bên cạnh đó đi đôi với việc tăng cƣờng vốn đầu tƣ cho nông dân các cơ quan chức năng có liên quan nên tổ chức các lớp nghiệp vụ bổ xung những kiến thức, kinh nghiệm làm ăn trong nông nghiệp để ngƣời nông có thể học tập, nâng cao hiệu quả của nguồn vốn đầu tƣ.

3.3.4. Đặc điểm lực lượng lao động

Lực lƣợng lao động ở huyện Tam Dƣơng là tƣơng đối dồi dào và không ngừng tăng qua các năm. Nhƣng nói chung thì lực lƣợng lao động này vẫn còn là lao động thủ công. Số ngƣời có trình độ đại học, cao đẳng là chƣa cao vì vậy vấn đề tạo việc làm cho ngƣời lao động là rất khó khăn. Mặt khác thì trên địa bàn huyện số ngƣời thất nghiệp và thiếu việc làm là rất nhiều, mà những lao động này chỉ làm việc theo mùa vụ đƣợc thôi vì họ còn phải sản xuất nông nghiệp. Đây là điều khó khăn cho công tác tạo việc làm cho ngƣời lao động tại địa phƣơng hiện nay. Để giải quyết vấn đề này phải có chƣơng trình đào tạo nghề cho những lao động phổ thông.

Nông thôn Việt nam có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho các khu đô thị và khu công nghiệp. Thế nhƣng, tồn tại một thực tế đối với lao động nông thôn hiện nay là thị trƣờng lao động tại khu vực này chƣa thực sự phát triển, nó còn phân mảng, phân tán và sơ khai. Bản thân lao động nông thôn chƣa có cơ hội phát huy khả năng của mình cũng nhƣ chƣa đạt yêu cầu khi chuyển dịch cơ cấu lao động theo hƣớng CNH-HĐH.

3.3.5. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện Tam Dƣơng có sự chuyển đổi rõ rệt, đó là sự dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp. Mặc dù sự chuyển đổi này làm cho nền kinh tế tăng trƣởng qua các năm và cũng đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động trong huyện. Nhƣng sự dịch chuyển này chƣa có sự đồng bộ, sản xuất kinh doanh còn chƣa ổn định, quy mô còn nhỏ, trình độ công nghệ chƣa hiện đại, thiếu đổi mới. Trong thời gian tới huyện cần phải chú trọng phát triển các ngành nghể tiểu thủ công nghiệp để tạo việc làm cho ngƣời lao động, nhất là lao động ở nông thôn.

Với xuất phát điểm về trình độ phát triển kinh tế còn thấp, kinh tế của huyện Tam Dƣơng chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp, nông thôn, nông dân là lực lƣợng lao động chủ yếu vì vậy cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện chuyển dịch còn chậm.

Nguyên nhân chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất chậm đạt mục tiêu đề ra là do cơ chế và chính sách thu hút đầu tƣ công nghiệp, xây dựng trên địa bàn huyện chƣa hấp dẫn các nhà đầu tƣ trong và ngoài địa bàn đến đầu tƣ tại Tam Dƣơng. Mặt khác lợi thế về vị trí địa lý, thuận lợi về hạ tầng giao thông huyện Tam Dƣơng vẫn kém hơn so với các huyện Bình xuyên, Thị xã Phúc Yên và Thành phố Vĩnh Yên.

3.3.6. Cơ chế chính sách của địa phương

Các cơ quan, ban ngành của huyện Tam Dƣơng luôn hỗ trợ và nhiệt tình ủng hộ dể thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện. Huyện đã tập trung thực hiện các chƣơng trình quốc gia, đồng thời là chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm, xoá đói giảm nghèo. Trong các năm qua việc thực hiện giải quyết việc làm cho ngƣời lao động đạt kết quả khá tốt, hàng nghìn lao động đƣợc tạo việc làm để nâng cao thu nhập. Bằng các biện pháp nhƣ cho vay vốn với lãi suất thấp, điều chỉnh luật đầu tƣ tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Ngoài ra địa phƣơng cũng chú trọng vào việc đầu tƣ cho các cơ sở dạy nghề và hàng năm đã đào tạo nghề cho hơn 1000 lao động. Vì thế có thể nói chính sách của địa phƣơng luôn góp phần tích cực cho việc tạo việc làm cho ngƣời lao động.

Vấn đề tạo việc làm cho ngƣời lao động ở huyện Tam Dƣơng chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố. Vì thế khi nghiên cứu chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động cần phải tận dụng những yếu tố tích cực và khắc phục những khó khăn để đạt đƣợc kết quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp thị xã chí linh tỉnh hải dương giai đoạn 2017 2025​ (Trang 68 - 73)