Tình hình dân cƣ huyệnTam Dƣơng 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp thị xã chí linh tỉnh hải dương giai đoạn 2017 2025​ (Trang 47 - 54)

TT Xã, Thị trấn Tổng số (ngƣời) Chia theo giới tính Nam Nữ Tổng số 96.142 46.599 49.543 1 Hợp Hòa 10.633 5.089 5.544 2 Xã An Hòa 7.320 3.652 3.668 3 Xã Duy Phiên 6.423 3.035 3.388 4 Xã Đạo Tú 8.036 3.864 4.172 5 Xã Đồng Tĩnh 5.330 2.553 2.777 6 Xã Hoàng Đan 6.495 3.015 3.480 7 Xã Hoàng Hoa 4.967 2.383 2.584 8 Xã Hoàng Lâu 9.479 4.668 4.811 9 Xã Hƣớng Đạo 8.992 4.433 4.559 10 Xã Hợp Thịnh 7.190 3.525 3.665 11 Xã Kim Long 5.436 2.587 2.849 12 Xã Thanh Vân 9.705 4.809 4.896 13 Xã Vân Hội 6.136 2.986 3.150

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tam Dương)

Năm 2015 dân số bình quân của huyện là 96.142 ngƣời. Hàng năm dân số huyện Tam Dƣơng tăng thêm khoảng 960 ngƣời. Ngoài ra, còn phải kể đến số ngƣời ngoài tuổi lao động nhƣng thực tế vẫn tham gia lao động.

Dân số trong huyện phân bố tƣơng đối đồng đều, lực lƣợng lao động chủ yếu vẫn tập trung ở khu vực trung tâm. Nhìn chung 12 xã và 1 thị trấn trong toàn huyện đều có số lƣợng nữ giới nhiều hơn nam giới. Điều này cũng là một trong những lý do gây khó khăn cho công tác tạo việc làm trong huyện vì phần lớn chị em đều có sức lực kém hơn so với nam giới.

Chất lƣợng nguồn lao động nhìn chung đã đƣợc cải thiện nhiều nhƣng cung về chất lƣợng không đáp ứng đƣợc cầu về cả hai mặt thể lực và trí lực. Đó là tình trạng thiếu hụt kỹ năng của ngƣời lao động, lao động có tay nghề cao, công nhân kỹ thuật thiếu do đầu tƣ cho giáo dục chƣa đủ, cơ cấu đào tạo chƣa hợp lý, thiếu cơ sở định hƣớng, không xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng lao động của huyện.

* Thực trạng lực lƣợng lao động theo trình độ văn hóa:

Trình độ học vấn của lực lƣợng lao động ngày càng đƣợc nâng cao ở huyện Tam Dƣơng nói riêng và trong cả nƣớc nói chung.

Bảng 3.3: Trình độ văn hoá của lao động huyện Tam Dƣơng giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) LĐ trong độ tuổi 56.091 100 57.949 100 59.106 100 Trong đó: Trình độ tiểu học 8.250 16,2 9.450 16,3 9.050 15,31 Trình độ THCS 31.876 55,83 31.965 55,16 31.930 54,02 Trình độ THPT 15.965 27,97 16.534 28,54 18.126 30,67

(Nguồn: Báo cáo tình hình lao động huyện Tam Dương giai đoạn 2013 – 2015)

Nhìn vào bảng 3.3. ta thấy trình độ học vấn của huyện ngày càng đƣợc nâng cao qua các năm thông qua nguồn lao động đƣợc đi học, đầu tƣ chuyên môn cao, ý thức đƣợc xác định rõ ràng.

Những chuyển biến tích cực về trình độ học vấn nhƣ đã nêu trên sẽ tạo thêm không ít thuận lợi mang tính nội sinh trong việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cũng nhƣ giải quyết việc làm, tạo thêm việc làm mới cho lực lƣợng lao động trong những năm tới. Do vậy, nếu không có những chính sách và giải pháp hỗ trợ tích cực, đồng bộ và có hiệu quả để tăng nhanh hơn nữa số lƣợng lao động có trình độ học vấn tốt nghiệp cấp THCS và cấp THPT; kết hợp vừa đào tạo nghề vừa nâng cao trình độ học vấn cho lao động nông thôn thì khó có thể thực hiện đƣợc các mục tiêu gia tăng về số lƣợng và chất lƣợng lao động có trình độ chuyên môn để đáp ứng kịp nhu cầu về đội ngũ nhân lực phục vụ sự nghiệp tiếp tục đổi mới và phát triển nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

* Thực trạng lao động theo trình độ chuyên môn

Hiện nay khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ nên rất cần có trình độ chuyên môn để có thể áp dụng đƣợc các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Cho nên năng suất lao động cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào trình độ, chuyên môn kỹ thuật của lao động đó. Tam Dƣơng là huyện có lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, công tác giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động ở xã đang gặp rất nhiều khó khăn, thì điều đầu tiên là phải quan tâm đến nâng cao chất lƣợng của lực lƣợng lao động trong huyện.

Tổng số lao động có trình độ chuyên môn của huyện Tam Dƣơng không ngừng tăng qua các năm, cụ thể qua bảng 3.4 sau.

Số lao động có chuyên môn qua các năm ngày càng đƣợc nâng cao chiếm tỷ trọng cao so với lao động trong độ tuổi. Điều này chứng tỏ lực lƣợng lao động của huyện có chất lƣợng ngày càng cao và có xu hƣớng tích cực.

Bảng 3.4: Trình độ chuyên môn của ngƣời lao động huyện Tam Dƣơng (2013 – 2015)

ĐVT: %

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Chƣa qua đào tạo 80,2 79,1 78,2

Sơ cấp nghề 7,2 7,0 6,8

Trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp 6,8 6,5 6,3

Cao đẳng nghề 1,7 2,3 2,5

Cao đẳng 2,0 2,8 3,1

Đại học trở lên 2,1 2,3 2,8

Tổng 100 100 100

(Báo cáo tình hình lao động huyện Tam Dương giai đoạn 2013 – 2015)

Bên cạnh đó, Bảng 3.4 còn cho thấy số lao động có chuyên môn của huyện tăng từ năm 2013 đến năm 2015. Nhƣng do điều kiện kinh tế của huyện Tam Dƣơng còn khó khăn và bất cập nên số lao động học lên trình độ cao còn ít, mà chủ yếu dừng lại ở cấp THPT. Trong huyện hàng năm cũng có một số sinh viên tốt nghiệp ở một số trƣờng đại học, cao đẳng nhƣng có một tỷ lệ rất ít về quê làm việc. Do đó chúng ta phải có một chƣơng trình việc làm thích hợp để thu hút số lao động này để nâng cao chất lƣợng cho nguồn lao động ở huyện Tam Dƣơng. So với các địa phƣơng khác trong tỉnh thì lực lƣợng lao động có trình độ chuyên môn của huyện Tam Dƣơng còn chƣa cao. Tâm lý ngƣời dân không muốn đi học nghề mà chỉ muốn đi học tại các trƣờng đại học, cao đẳng. Số lao động học nghề chủ yếu tại các địa phƣơng khác chuyển đến và cùng với số lao động mà họ không có khả năng thi đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng.

Tóm lại thì nếu ngƣời lao động mà không có trình độ chuyên môn thì sẽ gây cản trở rất lớn cho việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động hiện nay.

Vì vậy chúng ta cần phải quan tâm đến việc đào tạo nghề cho ngƣời lao động nông thôn.

3.1.2. Thực trạng giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Tam Dương

3.1.2.1. Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Tam Dương

Thực hiện đề án 1956 về dạy nghề cho lao động nông thôn, huyện đã mở các lớp dạy nghề nhƣ: chăn nuôi thú y, trồng trọt, may dân dụng, đán nát… thu hút trên 2.000 học viên tham gia, giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động, đạt hơn 70% lao động sau khi học nghề. Các mô hình dạy nghề mang lại hiệu quả cao là trồng lúa thơm kết hợp cánh đồng mẫu, mô hình nuôi thủy sản nƣớc lợ, nuôi cá kết hợp trồng lúa, nuôi bò sữa, bò sind, trồng nấm rơm, trồng rau, đan giỏ… Dạy nghề không chỉ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giúp ngƣời dân thoát nghèo, mà còn góp phần thực tốt tiêu chí về giáo dục và cơ cấu lao động trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Hằng năm, trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm của huyện Tam Dƣơng thƣờng khảo sát nhu cầu lao động tại các công ty, xí nghiệp trong và ngoài huyện; nhu cầu học nghề của các đối tƣợng lao động chƣa có việc làm, lao động dôi dƣ; ký kết hợp đồng với giáo viên, nghệ nhân truyền nghề, chủ động xây dựng đề án, chƣơng trình dạy nghề đúng, trúng nhu cầu việc làm. Nhờ đó, mỗi năm hơn 80% số lao động học nghề tại trung tâm đều tìm đƣợc việc làm ổn định. Thu nhập bình quân lao động trong các xí nghiệp may mặc đạt từ 3,5 triệu - 5 triệu đồng/tháng, các cơ sở thêu ren từ 2,500.000 đồng/ngƣời/tháng trở nên.

Trong công tác dạy nghề, Huyện còn chú trọng tới chất lƣợng đào tạo và giới thiệu việc làm phù hợp, ổn định lâu dài. Những năm trở lại đây, trung tâm chú trọng mở các lớp dạy nghề phù hợp yêu cầu thực tiễn và đào tạo tại chỗ theo nhu cầu của doanh nghiệp. Sau khóa đào tạo, tỷ lệ số học viên có việc làm đạt đƣợc rất cao, có nghề 100% học viên có việc làm.

Qua biểu 3.5 ta thấy, công tác đào tạo nghề của huyện ngày càng phát triển theo chiều hƣớng đi lên, cụ thể số lƣợng lao động đƣợc đào tạo qua các cấp đều tăng trong 3 năm, đặc biệt tăng mạnh nhất là số lƣợng lao động đƣợc đào tạo ở cấp trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề, trong khi cấp cao đẳng tăng mạnh thì cấp dạy nghề thƣờng xuyên lại có xu hƣớng giảm .

Bảng 3.5: Kết quả đào tạo nghề qua các cấp tại huyện Tam Dƣơng giai đoạn 2013- 2015

STT Trình độ đào tạo Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 θ

Ngƣời Ngƣời ngƣời

1 Cao đẳng nghề 753 796 817 1,04

2 Trung cấp nghề 116 121 146 1,12

3 Sơ cấp nghề 109 112 117 1,03

4 Dạy nghề thƣờng xuyên 104 96 84 0,9

5 Tổng cộng 1.120 1.125 1.126 1,0

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Tam Dương)

Hiện nay, trong công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm ở địa phƣơng còn một số hạn chế, do độ tuổi và trình độ học viên không đồng đều; nguồn kinh phí của các chƣơng trình đào tạo phân bổ chậm, ảnh hƣởng tiến độ mở lớp, cấp chế độ cho học viên. Bên cạnh đó, thời gian học nghề ngắn ảnh hƣởng chất lƣợng đào tạo, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đối với những sản phẩm công nghệ mới. Mặt khác, ở các doanh nghiệp may, việc làm không ổn định, tăng ca, thời gian lao động quá dài, khiến lao động nữ gặp khó khăn trong thu xếp công việc gia đình và nuôi dạy con, dẫn tới tình trạng nữ công nhân khi lập gia đình thƣờng bỏ việc.

Khắc phục những khó khăn này, trong năm 2015, huyện Tam Dƣơng tiếp tục đƣa dự án phát triển đào tạo nghề cho phụ nữ nghèo, phụ nữ vùng quy

hoạch đất đô thị, đất xây dựng khu công nghiệp. Tiếp tục mở nhiều lớp học nghề có nhu cầu đào tạo cao, hƣớng tới hình thành các nghề mũi nhọn; nghiên cứu cấp phép dạy các nghề mới; thúc đẩy công tác giới thiệu việc làm, giải quyết lao động dôi dƣ, tăng thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, chú trọng đầu tƣ, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, cộng tác viên của các trung tâm dạy nghề có trình độ chuyên môn, nắm vững chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về phát triển dạy nghề, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.

Đồng thời, chuyển mạnh từ đào tạo nghề theo năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và nhu cầu của thị trƣờng lao động. Gắn đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các chƣơng trình giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo và các chƣơng trình kinh tế xã hội khác, tạo điều kiện để các nghề truyền thống, làng nghề của từng địa phƣơng đƣợc nhân rộng, phát triển bền vững.

Đối với nhóm lao động nữ hơn 30 tuổi, không có điều kiện làm việc tập trung tại các khu công nghiệp, địa phƣơng đã tƣ vấn để chị em tham gia vào các lớp thêu ren truyền thống do các nghệ nhân tại địa phƣơng đứng lớp. Ba năm qua, Trung tâm Dạy nghề phối hợp Trung tâm Khuyến nông huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế huyện mở các lớp kỹ thuật trồng trọt với phƣơng pháp học đi đôi với thực hành ngay nhằm tăng trình độ chuyên môn, tay nghề.

3.1.2.2. Giải quyết việc làm thông qua đa dạng hóa ngành nghề, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn

Trên Huyện đã xuất hiện các cụm khu công nghiệp nhƣ: khu công nghiệp Tam Dƣơng I ,Tam Dƣơng II,cụm công nghiệp Hợp Thịnh…, đây là một hƣớng rất quan trọng trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện cũng nhƣ cho các huyện lân cận trong tỉnh. Hiện nay, ở Huyện đang có nhiều công ty đang hoạt động: nhƣ công ty Xi măng Đạo Tú,

công ty gạch VITTO, … Các công ty đóng trên địa bàn Huyện đã thu hút và giải quyết đáng kể nguồn lao động thiếu việc làm, số ngƣời đi làm ở các công ty chiếm khoảng 30% số lao động không có việc làm trong huyện Tam Dƣơng. Giải quyết việc làm lúc nông nhàn cho lao đông nông thôn cũng là một vấn đề Huyện cần quan tâm vì thời gian nhàn rỗi đang cao, đòi hỏi phải tạo việc làm thêm cho ngƣời lao động trong những thời điểm này.

Bên cạnh đó cũng có một số xã trong Huyện có các làng nghề truyền thống và Huyện khuyến khích các làng nghề phát triển và từ đó cũng giải quyết một số lao động đáng kể tại Huyện nhƣ: nghề thêu ren ở xã Thanh Vân, nghề khai thác đá vôi ở thị trấn Hợp Hòa, …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp thị xã chí linh tỉnh hải dương giai đoạn 2017 2025​ (Trang 47 - 54)