Chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp thị xã chí linh tỉnh hải dương giai đoạn 2017 2025​ (Trang 71)

5. Kết cấu luận văn

3.3.5. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện Tam Dƣơng có sự chuyển đổi rõ rệt, đó là sự dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp. Mặc dù sự chuyển đổi này làm cho nền kinh tế tăng trƣởng qua các năm và cũng đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động trong huyện. Nhƣng sự dịch chuyển này chƣa có sự đồng bộ, sản xuất kinh doanh còn chƣa ổn định, quy mô còn nhỏ, trình độ công nghệ chƣa hiện đại, thiếu đổi mới. Trong thời gian tới huyện cần phải chú trọng phát triển các ngành nghể tiểu thủ công nghiệp để tạo việc làm cho ngƣời lao động, nhất là lao động ở nông thôn.

Với xuất phát điểm về trình độ phát triển kinh tế còn thấp, kinh tế của huyện Tam Dƣơng chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp, nông thôn, nông dân là lực lƣợng lao động chủ yếu vì vậy cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện chuyển dịch còn chậm.

Nguyên nhân chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất chậm đạt mục tiêu đề ra là do cơ chế và chính sách thu hút đầu tƣ công nghiệp, xây dựng trên địa bàn huyện chƣa hấp dẫn các nhà đầu tƣ trong và ngoài địa bàn đến đầu tƣ tại Tam Dƣơng. Mặt khác lợi thế về vị trí địa lý, thuận lợi về hạ tầng giao thông huyện Tam Dƣơng vẫn kém hơn so với các huyện Bình xuyên, Thị xã Phúc Yên và Thành phố Vĩnh Yên.

3.3.6. Cơ chế chính sách của địa phương

Các cơ quan, ban ngành của huyện Tam Dƣơng luôn hỗ trợ và nhiệt tình ủng hộ dể thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện. Huyện đã tập trung thực hiện các chƣơng trình quốc gia, đồng thời là chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm, xoá đói giảm nghèo. Trong các năm qua việc thực hiện giải quyết việc làm cho ngƣời lao động đạt kết quả khá tốt, hàng nghìn lao động đƣợc tạo việc làm để nâng cao thu nhập. Bằng các biện pháp nhƣ cho vay vốn với lãi suất thấp, điều chỉnh luật đầu tƣ tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Ngoài ra địa phƣơng cũng chú trọng vào việc đầu tƣ cho các cơ sở dạy nghề và hàng năm đã đào tạo nghề cho hơn 1000 lao động. Vì thế có thể nói chính sách của địa phƣơng luôn góp phần tích cực cho việc tạo việc làm cho ngƣời lao động.

Vấn đề tạo việc làm cho ngƣời lao động ở huyện Tam Dƣơng chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố. Vì thế khi nghiên cứu chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động cần phải tận dụng những yếu tố tích cực và khắc phục những khó khăn để đạt đƣợc kết quả cao.

3.4. Đánh giá về giải quyết việc làm ở huyện Tam Dƣơng trong những năm qua năm qua

3.4.1. Kết quả đạt được

Là một huyện nông nghiệp thì đa số lao động là lao động nông nghiệp là một điều hiển nhiên nhƣng tỷ trọng lao động trong nông nghiệp đạt tới 72,58% là khá cao và nhƣ vậy thì sự dƣ thừa tƣơng đối lao động trong lao động nông nghiệp là điều không tránh khỏi.

Lao động tăng nhanh trong khi đó đất nông nghiệp lại có xu hƣớng giảm dần làm cho sự cân đối giữa đất đai và lao động trở nên gay gắt hơn. Để từng bƣớc giải quyết khó khăn này thì Tam Dƣơng đã có chủ trƣơng, biện pháp tích cực để phân bố lại dân cƣ, lao động cho phù hợp với điều kiện mới..

Tuy lao động sống sử dụng cho trồng lúa nhiều nhƣng lao động nông thôn vẫn dƣ thừa rất nhiều và nhất là vào các dịp nông nhàn. Vì vậy trong những năm qua cùng với thâm canh lúa, phong trào tăng vụ nhất là cây vụ đông, mở rộng chăn nuôi : lợn, gà, cá ...và trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp thực tiễn theo mô hình VAC phát triển mạnh.

Quá trình phân công lại lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp đang hình thành theo hƣớng giảm trồng trọt nhất là trồng lúa, tăng chăn nuôi kể cả gia súc, gia cầm và thuỷ sản. Sự điều chỉnh này chƣa đều giữa các xã trong huyện. Xu hƣớng độc canh cây lúa nặng nề trong nhiều năm qua đang đƣợc từng bƣớc điều chỉnh, tăng trồng cây công nghiệp, chăn nuôi và phát triển ngành nghề.

- Nhận thức, quan niệm của ngƣời lao động về việc làm đã đƣợc thay đổi cơ bản. Ngƣời lao động tự chủ trong việc tự tạo việc làm cho mình và cho ngƣời khác trong các thành phần kinh tế. Ngƣời sử dụng lao động đƣợc khuyến khích đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm tạo việc làm. Mặt khác, chủ trƣơng tạo việc làm cho ngƣời lao động cũng đƣợc thay đổi. Nhà nƣớc tập trung ban hành cơ chế, chính sách, xây dựng hành lang

pháp luật, tạo môi trƣờng thuận lợi để mọi ngƣời tự tạo việc làm cho mình và cho xã hội.

- Chƣơng trình tạo việc làm đƣợc triển khai thực hiện có kết quả với sự quan tâm của các ngành, các cấp, sự hƣởng ứng tích cực của các tổ chức, đoàn thể và mọi tầng lớp dân cƣ.

- Đã phát triển và đa dạng hóa các hình thức kinh doanh tạo nhiều việc làm mới cho lao động của huyện: kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khôi phục và các làng nghề truyền thống đang phát triển…

- Các ban ngành trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt việc giới thiệu việc làm cho các thành phần kinh tế, tổ chức đào tạo nghề cho ngƣời lao động, giúp họ tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm.

- Công tác giải quyết việc làm đã gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Cơ cấu lao động và cơ cấu việc làm đã có chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực. Tỷ trọng trong nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có chiều hƣớng tăng lên rõ rệt.

- Các hình thức đào tạo nghề đã đƣợc đổi mới và chất lƣợng nguồn lao động đã dần đƣợc nâng cao hơn.

- Công tác đầu tƣ vốn tín dụng cho ngƣời nghèo, giúp các hộ nghèo ổn định và cải thiện đời sống, giải quyết thêm việc làm và việc làm mới cho ngƣời lao động.

Tóm lại, trong 3 năm qua, thực hiện đƣờng lối đổi mới đúng đắn của Đảng, cơ chế chính sách phù hợp của Nhà nƣớc, huyện Tam Dƣơng đã tạo ra đƣợc sự chuyển biến cơ bản về nhận thức, phƣơng thức tạo mở việc làm; đã huy động đƣợc mọi nguồn lực cho đầu tƣ phát triển và tạo việc làm. Chƣơng trình giải quyết việc làm đã đƣợc triển khai thực hiện có kết quả với sự quan tâm của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, nhờ vậy đã giảm đƣợc thất

nghiệp, tăng việc làm và bƣớc đầu chuyển đổi cơ cấu và chất lƣợng lao động theo hƣớng tích cực.

3.4.2. Hạn chế

Bên cạnh một số thuận lợi trong việc thực hiện phát triển kinh tế-xã hội, huyện Tam Dƣơng cũng còn gặp rất nhiều khó khăn nhƣ: Thời tiết diễn biến phức tạp, đợt rét đậm, rét hại kéo dài diễn ra trong những ngày cuối năm. Bên cạnh đó là ảnh hƣởng của tình hình lạm phát, giá cả nhiều loại vật tƣ, hàng hóa tăng cao, dẫn đến tăng chi phí đầu vào của hầu hết các ngành sản xuất trên địa bàn huyện, ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh hoạt và đời sống của nhân dân.

- Tình trạng thất nghiệp trên địa bàn huyện không lớn, nhƣng tình trạng dƣ thừa lao động lại khá cao, hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới chỉ có 70,53% (năm 2015).

- Tâm lý của ngƣời dân chƣa coi chăn nuôi là ngành kinh tế chính, trong khi chính quyền nhà nƣớc chƣa có các biện pháp khuyến khích để phát triển ngành này cho xứng đáng với tiềm năng của nó. Cho nên vấn đề thu hút lao động vào chăn nuôi còn bị hạn chế, cần đƣợc khắc phục trong thời gian tới để đạt tới mức cân bằng trong nông nghiệp.

- Cơ cấu lao động của huyện mất cân đối, thiếu lao động kỹ thuật, lao động đã qua đào tạo. Vì vậy, gây nên tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động. Số ngƣời không có việc làm ở Tam Dƣơng hầu hết là lao động phổ thông, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, do đó chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay của huyện.

- Các cơ sở dạy nghề chƣa thực sự đƣợc đầu tƣ đúng mức về chƣơng trình, mục tiêu đào tạo, cũng nhƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề. Do vậy, chất lƣợng đào tạo còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc thị trƣờng lao động. Công tác đào tạo, dạy nghề chƣa thật sự gắn với nhu cầu do thiếu thông tin thị trƣờng lao động, cơ sở chƣa dạy những cái mà thị trƣờng cần, cho nên thừa cả những lao động ngay sau khi đã đƣợc đào tạo.

- Các trung tâm dịch vụ và giới thiệu việc làm chƣa phát triển. Các hình thức tƣ vấn và giới thiệu việc làm chƣa đƣợc mở rộng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên các trung tâm chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trƣờng lao động.

- Còn thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tƣ, huy động mọi nguồn lực, phát triển các thị trƣờng (nhất là thị trƣờng lao động) để tăng trƣởng kinh tế và tạo mở việc làm.

Nguyên nhân của những hạn chế.:

Thứ nhất, mâu thuẫn giữa cung và cầu lao động

+ Cung lao động không phù hợp với cầu lao động về số lƣợng. Nguồn cung về số lƣợng lao động của huyện hiện nay là khá lớn và có xu hƣớng tiếp tục tăng trong nhiều năm tới. Trong khi đó khả năng giải quyết việc làm còn hạn hẹp, có xu hƣớng tăng chậm hơn. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng không tƣơng xứng với nhau, làm cho quan hệ cung - cầu về lao động ngày càng mất cân đối nghiêm trọng.

+ Cung lao động không phù hợp với cầu lao động về chất lƣợng và cơ cấu. Trong khi nguồn cung về lao động của huyện hiện nay chủ yếu là lao động không có chuyên môn kỹ thuật thì cầu về lao động lại đang đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là chủ yếu. Do đó, dẫn đến một thực tế hiện nay là trong khi hàng chục nghìn ngƣời không có chuyên môn kỹ thuật không tìm đƣợc việc làm, thì ở một số ngành nghề và nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đang thiếu lao động kỹ thuật chuyên môn có nghề nghiệp và trình độ phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh.

Những hạn chế về chất lƣợng lao động dẫn đến hậu quả trực tiếp là vừa thừa lại vừa thiếu lao động, làm cho tỷ lệ thiếu việc làm tăng lên, và nó là lực cản quan trọng đối với sự tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội của huyện.

Về cơ cấu đào tạo và cơ cấu phân bố nguồn lao động cũng nhiều bất hợp lý. Nền kinh tế ở nƣớc ta nói chung và ở Tam Dƣơng nói riêng đang thiếu trầm trọng những công nhân lành nghề và lao động kỹ thuật, thừa tƣơng đối sinh viên đại học, cao đẳng. Nguyên nhân của sự thiếu hụt này là do cơ cấu đào tạo không hợp lý, dẫn đến tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ". Mặt khác, chúng ta chƣa có chính sách khuyến khích dạy nghề và học nghề đối với lao động, chƣa có sự đầu tƣ thỏa đáng cho đào tạo lao động, chậm định hƣớng đổi mới lĩnh vực dạy nghề phù hợp với thị trƣờng lao động. Lao động đƣợc đào tạo phân bố theo khu vực mất cân đối nghiêm trọng. Lực lƣợng lao động kỹ thuật dồn tụ vào thành phố, các khu công nghiệp tập trung, còn ở khu vực nông thôn thì lại thiếu nghiêm trọng.

Thứ hai, sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế. Trong thời kỳ CNH -HĐH, cơ cấu ngành kinh tế ở nƣớc ta vận động theo xu hƣớng chuyển từ cơ cấu kinh tế hai khu vực: nông nghiệp và công nghiệp sang cơ cấu kinh tế ba khu vực: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP có xu hƣớng giảm dần và tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là khu vực dịch vụ. Khi cơ cấu ngành kinh tế thay đổi thì cơ cấu lao động cũng phải thay đổi theo cho phù hợp. Nhƣng một thực tế đang diễn ra ở Tam Dƣơng cũng nhƣ cả tỉnh là cơ cấu lao động không phù hợp với cơ cấu kinh tế nên gây ra hiện tƣợng thiếu việc làm ở nông thôn và thất nghiệp ở thành thị.

Thứ ba, hoạt động của hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm còn yếu. Tìm việc làm thông qua hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm là hình thức phổ biến hiện nay. Ngƣời lao động hy vọng sẽ tìm đƣợc việc làm bằng cách nộp hồ sơ xin việc vào nhiều Trung tâm khác nhau. Và nhƣ vậy, họ cũng phải chi một khoản lệ phí tìm việc khá lớn mà hiệu quả lại không cao. Mặt khác, do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên các Trung tâm

dịch vụ còn thấp nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cung cấp các dịch vụ việc làm cho ngƣời sử dụng lao động theo hợp đồng nhƣ: cung cấp nhân lực, giúp tuyển lao động, tƣ vấn pháp luật về lao động, trao đổi thông tin về thị trƣờng lao động, các dịch vụ khác về lao động, việc làm…

Công tác quản lý nhà nƣớc đối với các trung tâm còn lỏng lẻo, vì trƣớc đây các trung tâm dịch vụ việc làm thuộc nhiều cơ quan khác nhau. Các trung tâm tự đặt ra mức thu lệ phí riêng cho trung tâm mình. Họ còn đặt ra nhiều quy định trái với quy định của Nhà nƣớc đã ghi trong Bộ luật Lao động nhƣ: không trả lại hồ sơ cho ngƣời tìm việc khi họ không tìm đƣợc việc làm, không trả lệ phí ngay cho ngƣời lao động khi giới thiệu đến cơ sở có nhu cầu cần lao động nhƣng bị từ chối…Tình hình trên dẫn đến hậu quả giải quyết việc làm qua mạng lƣới trung tâm dịch vụ việc làm không cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Thứ tƣ, một số quy định, chính sách chƣa đƣợc thực hiện tốt.

Những chính sách về tổ chức dạy nghề, đào tạo lại, hƣớng dẫn sản xuất, kinh doanh hoặc cho vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm… vấp phải nhiều thủ tục phức tạp, rƣờm rà, do đó làm hạn chế đối tƣợng cho vay vốn cũng nhƣ số vốn vay. Ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc.

3.5. Giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn huyện Tam Dƣơng bàn huyện Tam Dƣơng

3.5.1. Mục tiêu tạo việc làm trong những năm tới

Qua nghiên cứu về thực trạng việc làm ở nông thôn huyện Tam Dƣơng, ta cần rút ra một vài nhận định trong vấn đề tạo việc làm ở huyện đó là:

Ở nông thôn nói chung cũng nhƣ ở huyện Tam Dƣơng nói riêng tình trạng phổ biến vẫn là thiếu việc làm. Ngƣời nông dân không có việc làm đầy đủ, tỷ lệ thời gian lao động đƣợc sử dụng ở khu vực nông thôn còn rất thấp.

Vì vậy mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài là tạo thêm việc làm, giúp ngƣời lao động có việc làm đầy đủ hơn, tạo điều kiện nâng cao hơn nữa tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc của lao động nông thôn.

Dự báo đến năm 2020 dân số huyện Tam Dƣơng vào khoảng 105.000 ngƣời, số ngƣời trong độ tuổi lao động khoảng 72.000 ngƣời. Với những số liệu về dân số và lao động trên thì trong những năm tới công tác tạo việc làm cần tập trung vào những mục tiêu sau:

- Tạo việc làm cho lao động nông thôn, giúp họ có thể sử dụng hiệu quả hơn thời gian lao động của mình. Nói cách khác là phải tạo cho ngƣời lao động có việc làm đầy đủ, giúp họ thoát khỏi tình trạng thiếu việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp thị xã chí linh tỉnh hải dương giai đoạn 2017 2025​ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)