Phân tích nguyên nhân lao động không có việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp thị xã chí linh tỉnh hải dương giai đoạn 2017 2025​ (Trang 64)

5. Kết cấu luận văn

3.2. Thực trạng và kết quả thực hiện công tác giải quyết việc làm qua kết quả

3.2.5. Phân tích nguyên nhân lao động không có việc làm

Tam Dƣơng là huyện thuần nông của tỉnh Vĩnh Phúc , dân số và lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nhỏ bé, nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp, điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, sản xuất nông nghiệp chƣa thực sự chuyển sang sản xuất hàng hóa, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển chậm dẫn đến sức ép về lao động và việc làm ngày càng tăng.

Lực lƣợng lao động - cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động lạc hậu, nền kinh tế tự cung, tự cấp và thuần nông kéo dài, nên tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là rất phổ biến. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng với mục tiêu phát triển đất nƣớc theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đã dẫn đến tình trạng: lao động ở nông thôn đã thiếu việc làm nay càng thêm thiếu việc làm trầm trọng. Vì thế, lao động ở nông thôn bỏ lên thành thị tìm kiếm việc làm ngày càng gia tăng, khiến cho tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị vốn đã cao, nay lại càng tăng lên

Do trình độ tay nghề của ngƣời lao động: Tăng trƣởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó lực lƣợng lao động có tầm quan trọng hàng đầu. Vốn đầu tƣ có thể còn vay đƣợc bằng ODA hoặc thu hút bằng FDI; thiết bị, kỹ thuật, công nghệ cũng có thể mua, thuê đƣợc… Nhƣng việc sử dụng hết lực lƣợng lao động, nâng cao tay nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động thì không thể vay hay mua đƣợc.Hiện nay, mới có khoảng hơn 20% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế là đã qua đào tạo nghề. Đã vậy, cơ cấu

và chiến lƣợc đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, chƣa hợp lý, tình trạng “ thừa thầy, thiếu thợ” vẫn tiếp tục diễn ra. Đồng thời, công tác đào tạo nghề còn nhiều bất cập về nội dung, chƣơng trình, về cơ sở hạ tầng, về tổ chức thực hiện. Do đó, kết quả đào tạo nghề cho ngƣời lao động đạt hiệu quả chƣa cao, dẫn đến việc chuyển đổi ngành nghề cho ngƣời lao động chƣa mạnh, làm cho tỷ lệ ngƣời lao động thất nghiệp đƣợc giải quyết việc làm còn thấp, gây ảnh hƣởng tiêu cực đến công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã dẫn tới tình trạng, những ngƣời nông dân vốn sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, đã không còn tƣ liệu để sản xuất nữa, trong khi trình độ lao động của bộ phận dân cƣ này chủ yếu vẫn là lao động thủ công, không có chuyên môn kỹ thuật, không có đủ điều kiện thay đổi nghề và học nghề mới.

- Mâu thuẫn giữa cung – cầu lao động gay gắt...Trong khi nguồn cung chủ yếu là lao động phổ thông thì cầu về lao động lại đòi hỏi chủ yếu là lao động lành nghề; làm cho quan hệ cung - cầu về lao động mất cân đối. Trong khi hàng chục ngàn lao động đang không tìm đƣợc việc làm thì ở một số ngành nghề và nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đang thiếu lao động kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Tình trạng vừa thừa, lại vừa thiếu lao động đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết việc làm và là lực cản lớn đối với sự tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội của tỉnh.

- Vấn đề giải quyết việc làm có liên quan mật thiết đến chiến lƣợc phát triển kinh tế và đƣợc thực hiện thông qua chính sách phát triển kinh tế; nhƣng huyện lại chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc phát triển kinh tế phù hợp để khai thác triệt để các nguồn lực sẵn có để thúc đẩy kinh tế phát triển; vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời lao động gặp nhiều khó khăn.

- Động cơ thái độ của ngƣời lao động về việc làm chƣa đúng đắn, vẫn còn số đông ngƣời lao động nông thôn có tƣ tƣởng chờ đƣợc nhà nƣớc bố trí,

sắp xếp việc làm ở khu vực kinh tế nhà nƣớc, không chủ động tìm việc làm ở khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc.

- Quản lý nhà nƣớc về lao động và việc làm còn nhiều yếu kém: cơ chế phối kết hợp giữa các ngành, các cấp chƣa đồng bộ, còn nhiều khó khăn trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện, trong triển khai giám sát... nên hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thấp.

Do đó, vấn đề trƣớc mắt và có tính xã hội sâu sắc là Đảng và Nhà nƣớc cần tập trung giải quyết việc làm cho các đối tƣợng dôi dƣ và thất nghiệp, nhất là đối tƣợng có nhu cầu lao động cấp bách nhƣ thanh niên mới đến tuổi lao động, con em các gia đình chính sách, lao động dôi dƣ do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cũng nhƣ các đối tƣợng tệ nạn xã hội. Số đối tƣợng này nếu không giải quyết đƣợc việc làm kịp thời sẽ là mầm mống gây ra những điểm nóng về mặt xã hội, dẫn đến mất trật tự trị an, thậm chí mất ổn định chính trị. Đây thật sự là vấn đề đáng lo ngại, nó trở thành một áp lực lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội .Nếu không giải quyết tốt thực trạng này, ngƣời lao động sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đời sống vật chất tối thiểu của ngƣời lao động sẽ không đƣợc đảm bảo. Từ đó, tất yếu sẽ nảy sinh ra các vấn đề về tinh thần, dẫn đến khả năng ngƣời lao động có thể vi phạm pháp luật gia tăng trong xã hội, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến công cuộc phát triển kinh tế - xã hội làm gia tăng đói nghèo, bệnh tật, gây cản trở đến các hoạt động quản lý khác

3.2.6. Ý kiến của hộ nông dân về chính sách tạo việc làm của Nhà nước.

Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy, ngƣời nông dân có một số kiến nghị về chính sách liên quan đến tạo việc làm cho nhà nƣớc nhƣ sau:

Bảng 3.11: Bảng tổng hợp ý kiến của các hộ nông dân

Các ý kiến

Xã Thanh Vân Xã Hoàng Hoa TT Hợp Hòa Sốlƣợng (30ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (30ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (30ngƣời) Tỷ trọng (%)

Giảm tiền lãi với chế độ

cận nghèo 4 13,3 3 10,0 2 6,7

Giảm lãi suất tín dụng

nông nghiệp 4 13,3 4 13,3 3 10,0

Nhà nƣớc tăng giá thu

mua nông sản 2 6,7 1 3,3 3 10,0

Nâng cấp đƣờng giao

thông NT 3 10,0 5 16,7 2 6,7

Cải thiện cơ sở hạ tầng

nông thôn 2 6,7 2 6,7 3 10,0

Đẩy mạnh chuyển giao kỹ

thuật cho nông nghiệp 3 10,0 2 6,7 3 10,0

Khuyến khích lập khu

công nghiệp chuyên ngành 1 3,3 2 6,7 2 6,7

Tăng cƣờng cho công tác nghiên cứu thí nghiệm

phục vụ sản xuất 2 6,7 1 3,3 3 10,0

Khuyến khích đầu tƣ xây

dựng nhà máy ở nông thôn 2 6,7 3 10,0 4 13,3

Tạo môi trƣờng thuận lợi để công nghiệp nông thôn phát triển

3 10,0 4 13,3 3 10,0

Đào tạo nghề cho bà con

nông dân 4 13,3 3 10,0 2 6,7

(Nguồn:Số liệu điều tra năm 2016)

Bên cạnh đó ngƣời dân còn đƣa ra một số các giải pháp khác để tạo việc làm cho mình nhƣ sau:

- Xây dựng và triển khai dự án đào tạo nghề cho những ngƣời thuộc diện thu hồi đất đê phát triển công nghiệp và đô thị.

- Tiếp tục đào tạo nghề theo các chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ.

- Hỗ trợ đào tạo nghề theo chiến lƣợc xuất khẩu, kể cả hỗ trợ đào tạo nghề để tham gia xuất khẩu lao động.

- Liên kết nhà nông, doanh nghiệp và nhà trƣờng để đào tạo nghề -Kết hợp” truyền nghề” với đào tạo chính quy.

Bảng 3.12: Tổng hợp ý kiến của các hộ nông dân

Chỉ tiêu

Xã Thanh

Vân Xã Hoàng Hoa Thị trấn Hợp Hòa Số lƣợng 30 ngƣời Tỷ trọng % Số lƣợng 30 ngƣời Tỷ trọng % Số lƣợng 30 ngƣời Tỷ trọng %

Đào tạo nghề cho hộ thu

hồi đất 8 26,7 5 16,7 6 20,0

Đào tạo nghề cho khuyến

nông, khuyến ngƣ 5 16,7 7 23,3 3 10,0

Đào tạo cho xuất khẩu lao

động 6 20,0 4 13,3 10 33,3

Liên kết nhà nông, doanh nghiệp và nhà trƣờng để đào tạo nghề

5 16,7 6 20,0 5 16,7

Kết hợp” truyền nghề” với

đào tạo chính quy 4 13,3 5 16,7 5 16,7

Ý kiến khác 2 6,6 3 10,0 1 3,3

(Nguồn:Số liệu điều tra năm 2016)

3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến giải quyết việc làm ở huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc tỉnh Vĩnh Phúc

3.3.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất

Huyện Tam Dƣơng là một huyện có dân số hoạt động trong ngành nông nghiệp là chủ yếu. Nhƣng trong thời gian gần đây do quá trình công nghiệp

hoá thì diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Vì thế mà ngƣời lao động trong nông nghiệp sẽ bị giảm diện tích canh tác, gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nông nghiệp. Mặc dù việc phát triển ngành công nghiệp cũng góp phần tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động nhƣng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp vẫn còn rất nhiều. Vì vậy vấn đề sử dụng đất ở Tam Dƣơng vẫn còn nhiều bất cập, cần phải khai thác chiều sâu của đất, phân bổ diện tích sao cho phù hợp giữa nông nghiệp và công nghiệp. Là một huyện thuộc khu vực đồng bằng nên hƣớng chính vẫn là chú trọng biện pháp thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu giống lúa, chọn giống có năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu tốt, chú trọng xác định đúng đắn thời vụ gieo cấy cho từng loại, đồng thời chúng ta cần phải tiến hành thị trƣờng hoá nền sản xuất nông nghiệp để tạo việc làm thêm cho lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp.

Bên cạnh đó, muốn tạo công việc từ nông nghiệp đòi hỏi ngƣời nông dân phải có tƣ liệu sản xuất, để họ làm chủ tƣ liệu sản xuất và sử dụng đất lâu dài. Khi ngƣời lao động có quyền chủ động trên mảnh đất của mình và họ sẽ đầu tƣ lao động thâm canh tăng năng suất lao động.

3.3.2. Cơ sở hạ tầng và áp dụng khoa học kỹ thuật

Trong những năm gần đây thì việc phát triển cơ sở hạ tầng ở huyện Tam Dƣơng luôn đƣợc chú trọng. Hệ thống đƣờng giao thông trên địa bàn huyện đa dạng và có chất lƣợng cao. Hệ thống thông tin liên lạc phát triển rộng khắp giúp việc giao lƣu buôn bán của ngƣời dân đƣợc dễ dàng hơn. Mạng lƣới tài chính tín dụng tiếp tục đƣợc phát triển mở rộng hỗ trợ cho ngƣời dân vay vốn để tạo việc làm tăng thu nhập cho gia đình. Bảo hiểm xã hội của huyện đƣợc đầu tƣ và luôn hoạt động tốt đảm bảo cho ngƣời lao động trong địa bàn huyện đƣợc đảm bảo quyền lợi của mình. Đây là một lợi thế lớn trong việc tạo việc làm cho ngƣời lao động.

3.3.3. Tín dụng nông thôn và khả năng tiếp cận nguồn vốn

Thu chi ngân sách trên địa bàn huyện đƣợc quản lý chặt chẽ và tận dụng các nguồn thu, thực hiện thu đúng.Việc phân cấp quản lý ngân sách theo đúng các quy định của nhà nƣớc, từng bƣớc nâng cao trách nhiệm quản lý của các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở .Chi ngân sách trên địa bàn luôn bảo đảm kịp thời các yêu cầu chi cho sự nghiệp phát triển xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm cả những vấn đề y tế, giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Hoạt động thu chi ngân sách hàng năm đều thực hiện đúng luật ngân sách nhà nƣớc.

Vốn là điều kiện tiền đề và hết sức quan trọng trong vấn đề phát triển kinh tế, tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn của huyện Tam Dƣơng. Nhƣng hiện nay thì nguồn vốn còn hạn hẹp, ngƣời lao động có rất ít vốn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn do đó chƣa tận dụng đƣợc hết nguồn lực trong sản xuất. Mặc dù huyện cũng có nhiều biện pháp giúp tạo vốn cho ngƣời lao động nhƣ cho vay dài hạn với lãi suất thấp, giảm thuế đối với các doanh nghiệp nhƣng hiện tƣợng thiếu vốn để sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện còn rất nhiều. Đặc biệt trong ngành nông nghiệp thì việc đầu tƣ vốn còn rất ít mặc dù có trên 80% lao động trong ngành này. Vì thế vấn đề sử dụng vốn cũng ảnh hƣởng đến việc tạo việc làm cho ngƣời lao động. Nếu có nguồn vốn nhiều thì ngƣời lao động sẽ sáng tạo, chế biến, tăng gia sản xuất trên các lĩnh vực vì khi đó sẽ cho năng suất cao từ đó tạo nguồn thu cho chính bản thân họ và toàn xã hội, nhƣ thế đồng nghĩa với việc đã tạo đƣợc việc làm. Ngƣợc lại, nếu không có nhiều nguồn vốn để đầu tƣ thì khả năng có thể tạo việc làm là không nhiều. Bên cạnh đó đi đôi với việc tăng cƣờng vốn đầu tƣ cho nông dân các cơ quan chức năng có liên quan nên tổ chức các lớp nghiệp vụ bổ xung những kiến thức, kinh nghiệm làm ăn trong nông nghiệp để ngƣời nông có thể học tập, nâng cao hiệu quả của nguồn vốn đầu tƣ.

3.3.4. Đặc điểm lực lượng lao động

Lực lƣợng lao động ở huyện Tam Dƣơng là tƣơng đối dồi dào và không ngừng tăng qua các năm. Nhƣng nói chung thì lực lƣợng lao động này vẫn còn là lao động thủ công. Số ngƣời có trình độ đại học, cao đẳng là chƣa cao vì vậy vấn đề tạo việc làm cho ngƣời lao động là rất khó khăn. Mặt khác thì trên địa bàn huyện số ngƣời thất nghiệp và thiếu việc làm là rất nhiều, mà những lao động này chỉ làm việc theo mùa vụ đƣợc thôi vì họ còn phải sản xuất nông nghiệp. Đây là điều khó khăn cho công tác tạo việc làm cho ngƣời lao động tại địa phƣơng hiện nay. Để giải quyết vấn đề này phải có chƣơng trình đào tạo nghề cho những lao động phổ thông.

Nông thôn Việt nam có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho các khu đô thị và khu công nghiệp. Thế nhƣng, tồn tại một thực tế đối với lao động nông thôn hiện nay là thị trƣờng lao động tại khu vực này chƣa thực sự phát triển, nó còn phân mảng, phân tán và sơ khai. Bản thân lao động nông thôn chƣa có cơ hội phát huy khả năng của mình cũng nhƣ chƣa đạt yêu cầu khi chuyển dịch cơ cấu lao động theo hƣớng CNH-HĐH.

3.3.5. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện Tam Dƣơng có sự chuyển đổi rõ rệt, đó là sự dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp. Mặc dù sự chuyển đổi này làm cho nền kinh tế tăng trƣởng qua các năm và cũng đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động trong huyện. Nhƣng sự dịch chuyển này chƣa có sự đồng bộ, sản xuất kinh doanh còn chƣa ổn định, quy mô còn nhỏ, trình độ công nghệ chƣa hiện đại, thiếu đổi mới. Trong thời gian tới huyện cần phải chú trọng phát triển các ngành nghể tiểu thủ công nghiệp để tạo việc làm cho ngƣời lao động, nhất là lao động ở nông thôn.

Với xuất phát điểm về trình độ phát triển kinh tế còn thấp, kinh tế của huyện Tam Dƣơng chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp, nông thôn, nông dân là lực lƣợng lao động chủ yếu vì vậy cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện chuyển dịch còn chậm.

Nguyên nhân chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất chậm đạt mục tiêu đề ra là do cơ chế và chính sách thu hút đầu tƣ công nghiệp, xây dựng trên địa bàn huyện chƣa hấp dẫn các nhà đầu tƣ trong và ngoài địa bàn đến đầu tƣ tại Tam Dƣơng. Mặt khác lợi thế về vị trí địa lý, thuận lợi về hạ tầng giao thông huyện Tam Dƣơng vẫn kém hơn so với các huyện Bình xuyên, Thị xã Phúc Yên và Thành phố Vĩnh Yên.

3.3.6. Cơ chế chính sách của địa phương

Các cơ quan, ban ngành của huyện Tam Dƣơng luôn hỗ trợ và nhiệt tình ủng hộ dể thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện. Huyện đã tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp thị xã chí linh tỉnh hải dương giai đoạn 2017 2025​ (Trang 64)