Thứ ba: Sau khi nâng cấp hoặc thay mới toàn bộ phần mềm kế toán, kế toán không nên mở nhiều tài khoản cấp hai chi tiết cho từng khách hàng nữa mà chỉ cần điền đầy đủ thông tin khi mở mã khách hàng hoặc nhà cung cấp.
Thứ tư: Công ty nên tiến hành phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp để giúp ban giám đốc có những kế hoạch thanh toán phù hợp, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính. Ta có bảng tổng hợp các chỉ tiêu như sau:
Bảng 2.4: Tổng hợp các chi tiêu phân tích tài chính của doanh nghiệp từ năm 2017- 2019
ĐVT: đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2017 (A) Năm 2018 (B) Năm 2019 (C)
(1) Tái sản ngắn hạn 26.168.279.732
32.099.463.576 33.472.367.517
(2) Tiền và các khoản
tương đương tiền 1.280.402.802 8.552.731.375 6.871.997.082 (3) Đầu tư tài chính ngắn
hạn - - -
(4) Các khoản phải thu
ngắn hạn 645.722.466 338.921.662 2.516.982.315 (5) Hàng tồn kho 21.846.005.828 21.150.025.277 21.866.625.560 (6) Tài sản ngắn hạn khác 2.396.148.636 2.057.785.262 2.216.762.560 (7) Tài sản dài hạn 3.359.835.115 2.688.519.682 2.722.116.621 (8) Tài sản cố định 3.359.835.115 2.688.519.682 2.722.116.621 (9) Tài sản dài hạn khác - - - (10) Nợ phải trả 27.507.366.112 28.699.751.961 30.090.230.875 (11) Nợ ngắn hạn 53.011.018 328.664.867 526.869.228 (12) Nợ dài hạn 27.454.355.094 28.371.087.094 29.563.361.647 (13) Vốn chủ sở hữu 2.020.748.735 6.088.231.297 6.104.253.209 (14) Giá vốn hàng bán 163.976.891.922 131.096.667.094 156.589.365.421
Từ bảng trên ta có bảng phân tích tình hình công nợ như sau:
Bảng 2.5: Phân tích tình hình tài chính công ty năm 2017 - 2019
Chỉ số tài chính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Hệ số thanh toán hiện hành
(16)=((1)+(7))/(10) 1,07 1,21 1,20
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
(17) = (1)/(11) 493,64 97,67 63,53
Hệ số thanh toán nhanh
(18) = ((2)+(3))/(11) 24,15 26,02 13,04
Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả (%) (19) = (4)/(10)
0,02 0,01 0,08
Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản nợ phải thu (%) (20) = (10)/(4)
42,60 84,68 11,95
Số dư nợ phải thu bình quân
(21) = ((4A)+(4B))/2 - 492.322.064 1.427.951.989 Số vòng quay các khoản phải
thu
(22) = (15)/(21)
92,88 124,93
Số dư nợ phải trả bình quân
(23) = ((10A)+(10B)) /2 -
29.394.991.418
15.045.115.438 Số vòng quay các khoản phải
trả
(25) = ((14)+(5B)-(5A))/(24)
- 4,48 8,95
Từ bảng, ta thấy:
Hệ số thanh toán hiện hành của công ty đều lớn hơn 1, tức công ty có khả năng trong việc dùng tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Cụ thể, năm 2017 hệ số là thanh toán hiện hành là 1,07, tuy nhiên đến năm 2018 thì hệ số đã tăng lên là 1,21 nhưng đến năm 2019 lại giảm xuống còn 1,20 so với năm trước.
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, năm 2017 hệ số là 493,64 thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty được thực hiện đều đặn và khả năng thanh toán cực kỳ tốt. Đến năm 2018, hệ số giảm xuống còn 97,67 do khoản nợ ngắn hạn tăng lên rất nhiều trong khi tài sản ngắn hạn lại tăng rất ít. Năm 2019, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cũng không tăng lên mà lại càng giảm xuống với hệ số là 63,53, giảm rất nhiều so với năm 2017.
Hệ số thanh toán nhanh, năm 2017 hệ số là 24,15 và năm 2018 là 26,02 cho thấy với số tài sản bằng tiền và tương đương tiền ở thời điểm đó của công ty có thế đảm bảo kịp thời thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho của công ty. Đến năm 2019, hệ số giảm xuống chỉ còn 13,04 tuy có ít hơn hai năm trước nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán của công ty. Bên cạnh đó ta có thể thấy, hệ số này lớn hơn rất nhiều so với hệ số thanh toán hiện hành đồng nghĩa với việc tài sản ngắn hạn của công ty không bị phụ thuộc vào hàng tồn kho.
Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản phải trả, năm trong ban năm qua đều dưới 0,1 phản ánh việc công ty luôn đi chiếm dụng vốn của khách hàng nhưng với tỷ lệ nhỏ và tăng giảm không đồng đều. Cụ thể ta thấy:
+ Tổng nợ phải thu năm 2017 là 645.722.466 đồng nhưng đến năm 2018 lại giảm xuống còn 338.921.662 đồng, sang năm 2019 lại tăng lên là 2.516.982.315 đồng.
+ Bên cạnh đó, tổng nợ phải trả của công ty tăng đều trong 3 năm với con số rất lớn: năm 2017 là 27.507.366.112 đồng, năm 2018 tăng thêm 1.192.385.849 đồng, năm 2019 lại tăng lên là 27.507.366.112 đồng. Những con số này cho thấy công ty đang tăng cường các chiến lược mở rộng thị trường kinh doanh để tận dụng sự linh hoạt của thị trường trong năm 2019. Đây là hình thức sử dụng vốn với chi phí thấp, tuy nhiên công ty nên đề phòng rủi ro trong trường hợp không có khả năng thanh toán. Do đó doanh nghiệp cần phải tìm người tài trợ thanh toán.
Nợ phải thu bình quân năm 2019 lớn hơn năm 2018 là 935.629.925 đồng, qua chỉ tiêu này ta thấy được rằng việc tăng doanh thu cũng đồng nghĩa với việc khoản phải thu tăng lên. Doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều hơn năm trước.
Số vòng quay các khoản phải thu phụ thuộc vào 2 yếu tố là doanh thu thuần và số dư nợ phải thu bình quân. Số dư nợ phải thu năm 2019 tăng rất nhiều so với số dư nợ năm 2018 và năm 2017. Cụ thể, năm 2019 số dư nợ phải thu khách hàng là 2.516.982.315 đồng nhưng năm 2018 và năm 2017 lại chỉ có 645.722.466 đồng và 338.921.662 đồng, tăng 1.871.259.849 đồng so với năm
2018 và 2.178.060.653 đồng so với năm 2017. Cùng với đó là sự biến đổi của doanh thu thuần không nhiều nên dẫn đến số vòng quay luân chuyển nợ phải thu khách hàng năm 2019 tăng nhiều hơn so với năm 2018, thể hiện khả năng thu hồi nợ có hiệu quả.
Nợ phải trả bình quân năm 2019 giảm xuống gần một nửa so với năm 2018 và năm 2017. Tuy doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhưng vẫn đảm bảo việc thanh toán cho khách hàng. Không để nợ phải trả tồn đọng trong thời gian dài.
Thứ năm: Kế toán viên cần diễn giải chi tiết hơn khi hạch toán nội dung nghiệp vụ.
Việc diễn giải nội dung nghiệp vụ chi tiết không chỉ rèn luyện tính cẩn thận của nhân viên kế toán mà nó còn giúp cho việc theo dõi các hoạt động của doanh nghiệp được dễ dàng hơn.
Ví dụ: Ngày 19/12/2019, bán hàng cho Nguyễn Thị Được với hóa đơn trị giá chưa thuế là 36.399.392 đồng. Khi hạch toán lên phần mềm kế toán cần diễn giải phần “Nội dung” như sau: Bán hàng cho Nguyễn Thị Được để khi xem sổ sẽ dễ theo dõi hơn.
3.2.2 Điều kiện thực hiện giải pháp
- Về phía Công ty TNHH Quang Phúc
Phân loại rõ các khoản phải thu, phải trả, phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ và phải thu khác.
Hệ thống chuẩn mực kế toán chung, áp dụng cho các quốc gia trên thế giới xây dựng các chuẩn mực kế toán chung cho quá trình hạch toán và cung cấp các thông tin kế toán.
Mỗi thành viên trong công ty cần có trách nhiệm trong những chính sách ưu đãi, chế độ đối với cán bộ nhân viên để họ phát huy hết khả năng tốt nhất của họ. Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác kế toán thanh toán nhằm phát hiện kịp thời và sửa chữa sai sót.
- Về phía Nhà nước
tài chính, kiểm toán, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kiểm toán viên của Nhà nước một cách độc lập và nhận thức về việc thực hiện kiểm toán như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nhà nước đặc biệt là Bộ tài chính cần xem xét bỏ bót một số thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết, tránh mất thời gian của các doanh nghiệp.
Tăng cường hỗ trợ hoạt động các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để các thủ tục được tiến hành nhanh chóng, tạo điều kiện để doanh nghiệp vay vốn mở hoạt động kinh doanh, mở rộng sản xuất với quy mô ngày càng phát triển lớn mạnh.
C. KẾT LUẬN
Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, hoạt động thanh toán luôn diễn ra và liên quan mật thiết với các hoạt động khác. Đặc biệt, kế toán thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp là vấn đề luôn được các doanh nghiệp quan tâm, bởi nếu quản lý tốt các khoản thanh toán này doanh nghiệp sẽ đảm bảo được việc bảo toàn và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, giữ uy tín với bạn hàng đồng thời hạn chế việc bị chiếm dụng vốn, giữ ổn định tài chính doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty TNHH Quang Phúc em nhận thấy công tác kế toán thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp tại công ty đã đáp ứng được yêu cầu của Giám đốc trong việc cung cấp thông tin về thực trạng của công ty một các kịp thời và chính xác. Tuy nhiên, công tác kế toán nói chung và kế toán thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp nói riêng còn một số hạn chế nhất định. Điều này đòi hỏi công ty phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác kế toán với khách hàng và nhà cung cấp nói riêng và công tác kế toán nói chung.
Bằng những kiến thức lý luận được trang bị trên ghế nhà trường cùng những kiến thức tích lũy được trong thực tế em đã làm rõ và đạt được những mục tiêu đặt ra khi nghiên cứu đề tài này:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp trong doanh nghiệp.
- Phản ánh và phân tích thực trạng kế toán thanh toán tại công ty TNHH Quang Phúc.
- Trên cơ sở thực trạng công tác kế toán thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp tại công ty đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp tại công ty TNHH Quang Phúc.
Vì thời gian thực tập không nhiều và do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế trong quá trình nghiên cứu nên báo cáo này không thể tránh được việc vấp phải nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và ban lãnh đạo công ty để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
D. DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2006), Quyết định 48 Về việc ban hành chế độ Kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Bộ Tài chính (2013), 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Lao Động.
3. Bộ Tài chính (2014), Chế độ kế toán doanh nghiệp, quyển 1- Hệ thống tài khoản kế toán, NXB Lao động.
4. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp vừa và nhỏ thay thế cho Quyết định 48/2006/QĐ-BTC.
5. Ngô Thế Chi (2013), Giáo trình kế toán tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội. 6. Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
7. Phạm Thị Thu Yến (2019), Kế toán thanh toán cho khách hàng và nhà cung cấp tại công ty cổ phần Đức Tuấn, trường Đại học Hùng Vương.
8. Công ty TNHH Quang Phúc (2018), Chứng từ, sổ sách và báo cáo tài chính
năm 2017, Phú Thọ.
9. Công ty TNHH Quang Phúc (2019), Chứng từ, sổ sách và báo cáo tài chính
năm 2018, Phú Thọ.
10. Công ty TNHH Quang Phúc (2020), Chứng từ, sổ sách và báo cáo tài chính
năm 2019, Phú Thọ.