Lựa chọn loài cây gỗ cho lâm sản ngoài gỗ để trồng thay thế keo tại Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chọn loài cây lâm sản ngoài gỗ thay thế rừng keo ở rừng phòng hộ tại xã động đạt, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 60 - 65)

Phú Lƣơng

4.4.1. Lựa chọn loài cây

Trên cơ sở các loài cây bản địa và một số lồi cây có triển vọng, lựa chọn các loài cây để phát triển dựa vào các tiêu chí đã thống nhất với ngƣời dân đại diện ở 3 xã Động Đạt, Ôn Lƣợng, xã Yên Lạc sau:

+ Cho lâm sản ngoài gỗ (loài cây gỗ bản địa nhƣng phải cho các sản phẩm ngoài gỗ để tạo thu nhập cho ngƣời dân).

+ Dễ nhân giống (thể hiện sự phù hợp với điều kiện và trình độ của ngƣời dân, dễ nhân rộng mơ hình sau này).

+ Dễ trồng (thể hiện khả năng sự thích nghi và phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng của khu vực).

+ Nhanh cho thu hoạch (phù hợp sớm tạo thu nhập, lấy ngắn nuôi dài). + Giá bán cao (lồi có giá trị trên một sản phẩm cao hơn sẽ đƣợc đánh giá cao hơn).

+ Cây lâu năm (thể hiện sự bền vững).

+ Dễ bán (thị trƣờng tiêu thụ cho sản phẩm dễ dàng).

Đây là những tiêu chí để so sánh, đánh giá và đảm bảo tính khách quan, thu hút đƣợc sự tham gia khi lựa chọn các loài cây để ƣu tiên phát triển. Dƣới đây là bảng lựa chọn cây để phát triển tại khu vực theo các tiêu chí trên:

Bảng 4.9. Lựa chọn loài cây gỗ cho lâm sản ngồi gỗ Tiêu chí Lồi Cho sản phẩm LSNG Nhanh cho thu hoạch Giá bán cao Dễ trồng Dễ nhân giống Cây lâu năm Tổng điểm Xếp ƣu tiên Trám trắng 10 8 7 10 10 10 55 1 Trám đen 8 8 8 10 10 8 52 3 Sấu 9 8 6 10 10 10 53 2 Giổi ăn hạt 10 6 10 6 8 10 50 4 Lát hoa 0 4 0 8 10 0 22 6 Sến mật 5 10 4 8 1 8 42 5 Mỡ 0 5 0 6 10 0 21 7 Phay 0 2 0 3 5 0 10 8 Sau sau 5 3 6 7 6 8 35 9 Bồ đề 5 6 6 8 9 7 41 7 Nhội 4 6 5 8 6 8 37 8 Dọc 8 8 6 7 7 7 43 5

Các loài lựa chọn ở trên là các lồi tầng tán, chính của rừng thƣờng xanh và cho các sản phẩm nhƣ quả, hạt vỏ, nhựa hay để làm thuốc hoặc gia vị, sản phẩm đều dễ bán trên thị trƣờng và hằng năm đều cho thu hoạch.

Đây là những lồi có triển vọng, có khả năng phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng và điều kiện chăm sóc, đầu tƣ cũng nhƣ kinh nghiệm và kỹ thuật canh tác của địa phƣơng. Về mặt phòng hộ đây là những loài gỗ lớn sống lâu năm, thƣờng xanh tham gia tầng tán trong cấu trúc tầng thứ. Đồng thời là tầng tạo tán cho một số lồi cây lâm sản ngồi gỗ chịu bóng ở tầng dƣới, góp phần tạo rừng phịng hộ với kết cấu nhiều tầng.

Tuy nhiên, tại địa phƣơng trƣớc đây rừng tự nhiên còn khá tốt, nhƣng hiện nay phần lớn diện tích đất rừng đã chuyển đổi sang trồng Keo thuần loài.

Nên các kỹ năng làm đất, trồng rừng và chăm sóc các lồi cây bản địa đa tác dụng chƣa có. Vì vậy muốn phát triển đƣợc các lồi trên tại khu vực cần nâng cao năng lực cho ngƣời dân ở khu vực.

Bảng 4.10. Lựa chọn cây lâm sản ngồi gỗ khác Tiêu chí Lồi Nhanh cho thu hoạch Giá bán cao Dễ nhân giống Dễ trồng Tổng điểm Xếp ƣu tiên

Sâm trâu (Cát sâm) 8 8 8 9 33 2

Hoàng tinh trắng 7 8 9 8 32 3 Bồng bồng 7 7 8 9 31 5 Lá khôi 10 5 8 7 30 6 Ba kích 7 10 6 7 30 6 Bò khai 10 6 10 10 36 1 Bƣơng 7 6 9 10 32 3 Tre mai 7 5 9 10 31 4 Rau sắng (Ngót rừng) 5 7 2 3 17 9 Chè mán 9 4 6 4 23 8 Lông cu ly 7 5 5 7 25 7

Theo các tiêu chí đề ra các lồi lâm sản ngồi gỗ dƣới tán có khả năng phát triển tại khu vực nhƣ: Hồng tinh, Bị khai, Sâm trâu, Tre mai, Bƣơng, Ba kích, Lá khơi… Những lồi kể trên cho sản phẩm lâm sản ngoài gỗ nhƣ măng, ngọn, lá non làm thực phẩm, hoặc rễ củ làm thuốc có giá trị kinh tế cao

Trong số đó có Bƣơng, Tre mai trồng một lần khai thác nhiều lần, tuổi thọ cao, chu kỳ khai thác kéo dài, có thể đến 20 năm, có thân khí sinh mọc thành bụi lớn, tán và hệ rễ chùm rất phát triển nên có khả năng giữ nƣớc, chống sói mịn tốt. Lồi cho nhanh thu hoạch nhƣ Bò khai chỉ sau 3-6 tháng trồng là có thể cho thu hoạch. Tuy nhiên chỉ nên trồng gần nhà và nơi có độ ẩm cao, có giàn leo. Lá khơi và Hồng tinh trắng cần trồng nơi có độ tàn tre cao, là những lồi thuốc q, có giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn cao.

Một số kinh nghiệm của ngƣời dân trong gây trồng những loài cây đã lựa chọn:

+ Với các loài cây đa tác dụng nhƣ Trám trắng, Trám đen, Sấu chủ yếu đƣợc khai thác ngoài tự nhiên trong rừng. Một vài cây đƣợc trồng gần nhà để làm thực phẩm, gia vị nên ít để có bán và hầu nhƣ ngƣời dân chƣa có kỹ năng tạo giống các lồi này.

+ Một số loài Giổi ăn hạt , Dẻ gai chƣa đƣợc gây trồng ở địa phƣơng. + Với một số loài lâm sản ngoài gỗ nhƣ Tre gai, Lùng, Mai… ngƣời dân tạo giống bằng cách tách gốc cây bánh tẻ từ bụi cây mẹ để trồng. Phƣơng thức trồng là trồng ở những nơi đất ẩm gần khe suối. Lồi nhƣ Bị khai nhiều hộ gia đình đã có kinh nghiệm nhân giống từ hom và hạt để trồng làm thực phẩm bán. Ba kích chƣa đƣợc ngƣời dân nhân giống và trồng. Các loài nhƣ Lá khơi, Hồng tinh trắng, Rau ngót rừng chƣa có hộ nào nhân giống, chỉ có vài hộ lấy cây con ở rừng tự nhiên về trồng.

Nhƣ vậy, ngƣời dân ở khu vực chƣa có nhiều kỹ năng, kiến thức về nhân giống và trồng những loài cây gỗ cho sản phẩm ngoài gỗ cũng nhƣ các loài lâm sản ngoài gỗ có dạng sống nhƣ thân thảo, dây leo, cây bụi dƣới tán. Vì vậy cần nâng cao năng lực cho ngƣời dân về lĩnh vực này.

4.4.2. Đặc điểm sinh thái, phân bố và khả năng gây trồng của các cây bản địa đƣợc chọn: địa đƣợc chọn:

1. Trám trắng: Cây gỗ lớn, thƣờng xanh, cho quả làm thực phẩm, nhựa làm nguyên liệu. Cây ƣa sáng, mọc nhanh, quả làm thực phẩm có giá trị cao, khả năng thích ứng với nhiều loại đất, tái sinh hạt và chồi khá tốt.

2. Trám đen: Cây gỗ lớn, thƣờng xanh, mọc nhanh ,ƣa sáng, chịu sƣơng muối kém, thích hợp đất sét pha tầng dày hơi chua. Quả dùng làm thực phẩm nhựa làm nguyên liệu.

3. Sấu: Cây gỗ lớn, thƣờng xanh, tán lá dày và rộng, sinh trƣởng nhanh, quả làm gia vị và nƣớc giải khát, thích ứng rộng nên có thể trồng ở nhiều nơi.

4. Giổi ăn hạt: Cây gỗ lớn thƣờng xanh, sinh trƣởng trung bình, cây cho gỗ và hạt làm gia vị, thuốc có giá bán rất cao. Cây ƣa sáng khi trƣởng thành. Thích hợp nơi đất tầng dày, ẩm nhƣng thốt nƣớc. Có thể trồng hỗn giao theo đám.

5. Dẻ gai: Cây gỗ lớn hoặc nhỡ, thƣờng xanh, ƣa sáng, khả năng tái sinh hạt và chồi tốt. Cho quả làm thực phẩm có giá trị cao. Thích hợp trồng nơi đất tầng dày, hơi chua, thốt nƣớc. Trồng thuần lồi hoặc hỗn giao theo đám, theo băng.

6. Bƣơng: Lồi tre thân có kích thƣớc lớn, mọc cụm, ƣa sáng mọc nhanh, nhanh cho thu hoạch, tuổi thọ của bụi của bụi hàng trăm năm từ khi trồng. Măng có giá trị làm thực phẩm, măng dễ chế biến và tiêu thụ. Thân dùng trong xây dựng, bột giấy, chế than hoạt tính. Lá dùng để gói bánh, hàng mỹ nghệ. Thích hợp nơi đất tốt, ẩm, tầng dày trên đá phiến thạch hoặc sa thạch mịn.

7. Mai: Cây có kích thƣớc lớn, mọc thành bụi, ƣa sáng, mọc tƣơng đối nhanh cho thu hoạch. Măng dùng để làm thực phẩm có giá trị. Thân dùng trong xây dựng. Thích hợp nơi đất tốt, tầng dày, ven các khe gần nhà.

8. Ba kích: Cây leo thân cuốn, sống lâu năm dƣới tán rừng, phân bố tự nhiên ở các khu vực núi đất, khơng có trên núi đá vơi. Rễ mọc bị lan dƣới mặt đất, có nhiều đoạn thắt nhƣ ruột già, bộ phận này dùng để làm thuốc bổ có giá trị cao, dễ tiêu thụ.

9. Hoàng tinh trắng: Thân ngầm dạng củ nhƣ loài Gừng, mọc nổi lên mặt đất, thích hợp nơi ẩm mát, nhiều mùn, sinh trƣởng tốt trên núi cao. Sống lâu năm, có khả năng tái sinh hạt hoặc củ. Củ dùng làm thục, vị thuốc bổ có giá trị. Có thể trồng dƣới tán rừng hoặc tán cây ăn quả.

10. Lá khôi: Cây bụi nhỏ, sống nhiều năm, sinh trƣởng nhanh, cây mọc dƣới tán rừng, có khả năng chịt bóng tốt, thích hợp nơi có tán tre, đất ẩm tốt. Lá dùng làm thuốc.

11. Bò khai: Cây dây leo, số dựa, tái sinh tự nhiên tốt, phân bố rộng nên có thể trồng nhiều nơi, thu hái quanh năm. Có thể trồng ven đồi, vƣờn nhà để lấy ngọn làm thực phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chọn loài cây lâm sản ngoài gỗ thay thế rừng keo ở rừng phòng hộ tại xã động đạt, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)