Hiện trạng đất và sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chọn loài cây lâm sản ngoài gỗ thay thế rừng keo ở rừng phòng hộ tại xã động đạt, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 35 - 37)

- Về đất đai, ở Phú Lƣơng có một số loại đất nhƣ sau: + Đất phù sa.

+ Đất dốc tụ.

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa. + Đất nâu đỏ trên đá vôi.

+ Đất feralit đỏ vàng trên đá phiến thạch sét. + Đất đỏ nâu trên đá macma bazơ trung tính. + Đất feralit vàng nhạt phát triển trên đá. + Đất nâu vàng trên phù sa cổ.

Trong đó có ba loại đất chính đó là đất feralit đỏ vàng trên phần thạch sét, đất feralit màu vàng nhạt trên đá và đất nâu đỏ trên đá macma trung tính. Ba loại đất này chiếm hơn 50% diện tích đất toàn huyện.

Huyện Phú Lƣơng là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, gồm 14 xã và 02 thị trấn với nhiều tiềm năng, thế mạnh về khoáng sản, du lịch và cây công nghiệp.

Đến 01/01/2012, tổng diện tích tự nhiên của huyện Phú Lƣơng là: 36.894,65 ha. Gồm các loại đất theo mục đích sử dụng:

a. Nhóm đất nông nghiệp: Có diện tích là 30.503,12 ha, chiếm 82,68% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp là 12.444,03 ha, chiếm 33,73% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất trồng lúa là 4.080,47 ha, chiếm 11,06%;

- Đất lâm nghiệp là 17.113,26 ha, chiếm 46,40 % tổng diện tích tự nhiên. + Diện tích đất rừng sản xuất: 13.553,86 ha chiếm 36,66% tổng diện tích tự nhiên;

+ Đất rừng phòng hộ là 3.559,40 ha, chiếm 9,72% tổng diện tích tự nhiên, đƣợc khoanh vùng tại 6 xã phía Tây, Bắc và Đông của huyện nhƣ: Ôn Lƣơng, Hợp Thành, Yên Ninh, Yên Lạc, Phú Đô, Động Đạt trên 700ha.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản là 945.83 ha, chiếm 2,56% tổng diện tích tự nhiên;

b. Nhóm đất phi nông nghiệp: có diện tích là 5.775,52 ha, chiếm 15,65% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:

- Đất ở có diện tích là 1.715,09 ha, chiếm 4,65% tổng diện tích tự nhiên. + Đất ở tại nông thôn với diện tích 1.651,48 ha, chiếm 4,48%;

+ Đất ở tại đô thị với diện tích 63,61 ha, chiếm 0,17%;

- Đất chuyên dùng có diện tích 3.111,85 ha, chiếm 8,43% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp toàn huyện là 17,86 ha, chiếm 0,05% tổng diện tích tự nhiên, với đất dành cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp Nhà nƣớc là 17,46 ha và đất dành cho trụ sở khác là 0,40 ha.

+ Đất quốc phòng là 590,61 ha, chiếm 1,60%; + Đất an ninh là 438,69 ha, chiếm 1,19%;

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 550,92 ha, chiếm 1,49% (trong đó đất khu công nghiệp là 29,58 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh là 75,83, đất dành cho hoạt động khoáng sản là 380,01 ha, đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ là 65,50 ha);

+ Đất có mục đích công cộng là 1.513,77 ha, chiếm 4,10% tổng diện tích tự nhiên (trong đó đất giao thông là 1.159,72 ha, đất thuỷ lợi là 216,39 ha, đất công trình năng lƣợng là 3,11 ha, đất cơ sở giáo dục - đào tạo là 69,96 ha, đất

cơ sở về dịch vụ xã hội là 1,40 ha, đất có di tích danh thắng là 9,39 ha, đất bãi thải là 7,95 ha);

- Đất tôn giáo, tín ngƣỡng: 8,15 ha, chiếm 0,02%. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 75,10 ha, chiếm 0,20%

c. Nhóm đất chƣa sử dụng: Trên toàn huyện còn 616,01 ha, chiếm 1,67%. Trong đó:

- Đất bằng chƣa sử dụng là 144,46 ha, chiếm 0,39%; - Đất đồi núi chƣa sử dụng là 182,22 ha, chiếm 0,49%;

- Núi đá không có rừng cây là 289,33 ha, chiếm 0,78% (tập trung có ở các xã Yên Ninh, Yên Đổ, Động Đạt, Yên Lạc, Phú Đô).

(Nguồn: Số liệu thống kê của phòng TNMT huyện Phú Lương năm 2011)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chọn loài cây lâm sản ngoài gỗ thay thế rừng keo ở rừng phòng hộ tại xã động đạt, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)