4.1. Tính đa dạng thực vật cho lâm sản ngoài gỗ ở khu vực nghiên cứu
4.1.3. Đa dạng về nhóm giá trị sử dụng
Các lồi cây LSNG có trong khu vực nghiên cứu không chỉ đa dạng về thành phần lồi mà cịn đa dạng về nhóm giá trị sử dụng. Tổng hợp kết quả phỏng vấn, điều tra tuyến, OTC và thảo luận nhóm về giá trị sử dụng các lồi đƣợc thể hiện dƣới đây nhƣ sau:
Bảng 4.3. Bảng thống kê các lồi LSNG chia theo mục đích sử dụng
Mục đích sử dụng Số lƣợt lồi Tỷ lệ ( %)
Nhóm cây LSNG làm thuốc, dƣợc liệu 142 56,80 Nhóm cây LSNG làm thực phẩm, gia vị 60 24,00
Nhóm cây LSNG cho sợi 18 7,20
Nhóm cây LSNG bóng mát, làm cảnh 16 6,40
Nhóm cây LSNG cho tinh dầu 14 5,60
Tổng 250 100
Dựa vào phân loại LSNG theo nhóm giá trị sử dụng của Việt Nam các loài cây LSNG ở Phú Lƣơng có thể chia thành:
+ Nhóm sản phẩm cây cho sợi, bao gồm: Tre gai, Bƣơng, Nứa, Dùng phấn, Vầu đắng, Mây nếp, Hèo, Cọ, các loại lá, thân, vỏ có sợi và cỏ.
+ Nhóm sản phẩm dùng làm thực phẩm: Với các bộ phận sử dụng làm thực phẩm nhƣ thân, chồi, củ, rễ, lá, hoa, quả, gia vị, hạt có dầu,... các lồi đại diên nhƣ Bị khai, Rau dớn, Rau sắng, Vầu, Nƣa, Giang, Bƣơng, Dùng phấn, Trám đen, Trám trắng, Sấu, Sẻn gai, Mắc mật, Cọ, Nhội, Sung, Chuối rừng, Củ mài, Nghệ...
+ Nhóm cây dùng làm thuốc: Đây là nhóm có số lồi nhiều nhất trong các cây LSNG ở phƣơng gồm các loài cây dùng làm thuốc bổ nhƣ Ba kích, Hồng tinh hoa trắng, Củ mài...; các loài cây chữa xƣơng khớp nhƣ Khúc khắc, Đau xƣơng, Cẩu tích, Mã tiền...; các lồi cây chữa dạ dà nhƣ Lá khôi,
Nghệ vàng, Nghệ đen, Dạ cẩm...; các loài chữa bênh tiêu hóa nhƣ Sa nhân, Sim, Ổi, Hồng đằng...; chữa cảm cúm nhƣ Màng tang, Kháo, Quế, Re, Sả, Tre...và rất nhiều loài dùng vào chữa các bệnh khác. Về bộ phận sử dụng cũng rất đa dạng nhƣ là củ (Củ mài, Khúc khắc, Cát sâm, Ba kích, Bách bộ, Nghệ...); Là cành lá (Lá khôi, Ổi, Màng tang, Dạ cẩm...), là thân (Hồng đằng, kê huyết đằng, Dây mấu...
+ Nhóm sản phẩm chiết xuất: Tinh dầu, Dầu béo, Nhựa và nhựa dầu, l , Ta-nanh và thuốc nhuộm điển hình nhƣ: Trám trắng, Sau sau, Bồ đề, Quế Màng tang, Sả, Mắc mât, Củ nâu, Sịi tía, Sịi trắng, Sim, Lá diễn, Chàm nhuộm...
+ Nhóm các sản phẩm khác: Cây cảnh, Lá để gói thức ăn và hàng hóa ... nhƣ Lộc vừng, Si, Đa, Sung, Lá dong, Chuối, Chít...
Tuy nhiên, đối với nhiều lồi có thể cho nhiều sản phẩm hoặc dùng vào nhiều mục đích khác nhau nhƣ Trám trắng, Trám đen vừa cho nhựa vừa cho quả làm thực phẩm; Bò khai vừa làm rau, vừa làm thuốc, Củ mài vừa cho tinh bột vừa làm thuốc... có thể đƣợc phân vào các nhóm khác nhau.
Kết quả điều tra cho thấy thực vật cho LSNG tại đây khá phong phú và đa dạng, các loài thực vật dùng làm thuốc là rất nhiều, chiếm 56,80% các cây thuốc thật sự rất hữu ích trong cuộc sống hàng ngày của ngƣời dân nơi đây. Tiếp đến là thực vật dùng làm thực phẩm chiếm 24,00% các loài rau đƣợc sử dụng với nhiều cách khác nhau. Các loại LSNG cho sợi, bóng mát, tinh dầu chiếm 19,20% theo mục đích sử dụng.
Đây cũng là cơ sở để đƣa ra tiêu chí chọn lồi cũng nhƣ bố trí cây trồng thích hợp cho các mơ hình sau này.