Theo ông/bà thì các sản phẩm này ở địa phƣơng trong thời gian qua nhƣ thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chọn loài cây lâm sản ngoài gỗ thay thế rừng keo ở rừng phòng hộ tại xã động đạt, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 27)

Thôn:………………, Xã……………. ., Huyện

5. Theo ông/bà thì các sản phẩm này ở địa phƣơng trong thời gian qua nhƣ thế

nào? (Tăng lên/không thay đổi/ít đi). Ngoài phục vụ gia đình, ông/ bà có lấy để bán không? Nếu bán thì bán ở đâu? Bán cho ai?

... 6. Giá cả của các sản phẩm này hiện tại nhƣ thế nào? Có cao hơn so với trƣớc kia không? Tại sao?

... 7. Ông/bà có những kinh nghiệm gì trong việc khai thác sử dụng các lâm sản ngoài gỗ làm thực phẩm?

... 8. Khi sử dụng các loài lâm sản ngoài gỗ làm thực phẩm ông/bà sử dụng bộ phận nào là chính: Lá, hoa, quả, hạt, thân, rễ.

... 9. Các loại lâm sản ngoài gỗ đƣợc dùng mang lại hiệu quả kinh tế, hay sức khoẻ?

... 10. Theo ông bà những loại cây cho quả, lá, thân loại nào có số lƣợng nhiều nhất.

... 11. Ông/ bà sử dụng lâm sản ngoài gỗ khô hay tƣơi? hình thức nào là chủ yếu?

... 12. Khi chế biến các sản phẩm rừng làm thực phẩm ông/bà có lƣu ý vấn đề gì không?

... 13. Ông/bà có thể mô tả chi tiết kinh nghiệm chế biến hay bảo quản một loại thực phẩm rừng nào đó sau khi thu hái về?

... - Phiếu điều tra thu hái các LSNG dùng làm thuốc

Mẫu biểu 2: Phiếu điều tra thu hái các LSNG khác

1. Ông/bà hay gia đình có thu hái các sản phẩm ngoài gỗ không? Lý do ông/bà lấy các sản phẩm này trong tự nhiên?

- Để sử dụng trong gia đình: ... - Mua bán tại địa phƣơng:... - Bán cho lái buôn:... 2. Xin ông/bà cho biết tên các loài cây LSNG đƣợc thu hái trong rừng tự nhiên?

Mẫu bảng 2.1: Bảng kê thông tin khai thác và đơn giá các loài cây LSNG

Tên loài Số lần thu hái/năm Khối lƣợng Đơn giá sử dụng

3. Ai là ngƣời thƣờng đi thu hái các sản phẩm này? Ông/bà có kinh nghiệm gì để thu hái sản phẩm có chất lƣợng tốt? Khi đi thu hái các sản phẩm đó thì sử dụng cụ gì? Thời gian đi thu hái các sản phẩm này là vào lúc nào? (Có thể quanh năm, vào những lúc nông nhàn)…

Khảo sát điểm: Kết hợp giữa khảo sát các điểm thu mua LSNG và phỏng vấn ngƣời bán, ngƣời thu gom và ngƣời tiêu dùng để tổng hợp thông tin về thị trƣờngLSNG (mẫu bảng 2.1)

Mẫu bảng 2.1: Bảng kê thông tin mùa, địa điểm khai thác, giá trị sử dụng các loài cây LSNG

Tên phổ thông Tên địa phƣơng Mùa khai thác Nơi khác thác Mục đích sử dụng Bộ phận sử dụng

2.4.1.4. Phương pháp áp dụng cho nội dung 4:

Kêt hợp thảo luận nhóm với đại diện dân và lập ma trận cho điểm chọn loài cây ƣu tiên phát triển.

Mẫu bảng 7. Cho điểm lựa chọn các loài LSNG ƣu tiên phát triển

Tiêu chí Loài Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí ... Tổng điểm Xếp ƣu tiên

Khi áp dụng công cụ ma trận cho điểm lựa chọn loài lâm sản ngoài gỗ để ƣu tiên phát triển ở địa phƣơng, cần chuẩn bị sẵn giấy Ao, bút dạ, băng dính.

Khi thảo luận với đại diện thôn xóm (cộng tác viên) là ngƣời am hiểu về lâm sản ngoài gỗ của xóm, ngƣời hay đi khai thác, thu hái và buôn bán lâm sản ngoài gỗ, đại diện ban quản lý xóm và các chi hội, đoàn thể trong xóm.

Tiêu chí do ngƣời dân đƣa ra, khi cho điểm gợi ý cho dân so sánh các loài với nhau trong từng tiêu chí theo thang điểm 10, loài nào cao nhất là 10.

Khi xếp ƣu tiên loài nào cao điểm nhất đƣợc xếp ƣu tiên nhất và tiếp tục loài có điểm thấp hơn.

2.4.1.5. Phương pháp áp dụng cho nội dung 5:

Kết hợp kế thừa tài liệu với sơ đồ mảng để phân tích khó khăn, giải pháp cho phát triển cây lâm sản ngoài gỗ ở địa phƣơng

2.4.2. Nội nghiệp

- Tìm đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm có thêm các thông tin và luận cứ để vận dụng trong quá trình phân tích đánh giá cũng nhƣ xây dựng các phƣơng án.

- Các số liệu điều tra đƣợc tổng hợp vào máy tính và đƣợc xử lý phân tích bằng phần mềm Exel.

Mẫu bảng 8: Danh lục cây LSNG tại khu vực nghiên cứu

TT Tên phổ thông Tên khoa học Tên Việt Nam Bộ phận sử dụng Giá trị sử dụng A Ngành Dƣơng xỉ Họ 1 Loài 2 … …….. B Ngành hạt trần Họ 1 Loài 2 …. …….. C Ngành hạt kín Họ 1 loài 2 …. ……..

Các loài thực vật cho LSNG quý hiếm đƣợc xác định trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) [03] và Tên cây rừng Việt Nam [06] ghi vào bảng 2.7.

Mẫu bảng 9: Danh lục các loài thực vật quý hiếm tại khu vực nghiên cứu TT Tên thƣờng gọi Tên khoa học Họ Sách đỏ Việt Nam

Tổng hợp kết quả phỏng vấn hộ gia đình về giá trị sử dụng và phân loại thực vật cho LSNG theo công dụng: làm dƣợc liệu, thực phẩm, đồ gia dụng, tannin, nguyên liệu theo bảng 10.

Mẫu bảng 10: Điều tra giá trị sử dụng của LSNG tại khu vực nghiên cứu

TT Nhóm giá trị sử dụng Số họ Số chi Số loài

1 2

Xác định tổ thành rừng theo công thức sau:

Ntb= n N

10

Trong đó: Ntb là số cây trung bình của một loài N là tổng số cây điều tra đƣợc của 1 loài n là tổng số cây điều tra

Những loài tham gia vào công thức tổ thành là những loài có N >= Ntb. Cách ghi CTTT: theo quy định trong giáo trình Lâm Học thì: Nếu tỉ lệ loài từ 5% trở lên thì ghi dấu cộng (+), nếu nhỏ hơn 5% thì ghi dấu trừ (-), từ 1 trở lên mới ghi hệ số.

Chƣơng 3

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Phú Lƣơng

3.1.1. Vị trí địa lý

Phú Lƣơng là một huyện miền núi, nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 22 km, vị trí địa lý: phía Bắc giáp huyện Định Hóa và huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ, phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính, 14 xã và 2 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên:

36.894,65 ha, trong đó đất nông nghiệp: 30.503,12 ha (Đất sản xuất nông nghiệp: 13.389,86 ha; Đất lâm nghiệp: 17.113,26 ha). Trong đó có trên 3.550ha là rừng phòng hộ.

Phú Lƣơng có dạng địa hình là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam. Độ cao giảm dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam.

3.1.2. Địa hình, địa thế

Đặc điểm của huyện Phú Lƣơng mang đặc trƣng của dạng địa hình vùng núi phía bắc Việt Nam, với địa hình chủ yếu là đồi núi trung du xen cùng với đó là khu vực trồng lúa nƣớc hình thành dọc theo bên các địa hình đồi núi Địa hình Phú Lƣơng tƣơng đối phức tạp, độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 100m đến 400m. Các xã ở vùng bắc và tây bắc huyện có nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 300m đến 400m, độ dốc phần lớn trên 200m, thảm thực vật dày, tán che phủ cao, phần nhiều lá rừng xanh quanh năm. Các xã ở vùng phía nam huyện địa hình bằng phẳng hơn, có nhiều đồi và núi thấp, độ dốc thƣờng dƣới 150. Đây là vùng địa hình mang tính chất của vùng trung du nhiều đồi, ít ruộng. Từ phía bắc xuống phía nam huyện, độ cao giảm dần.

3.1.3. Thổ nhƣỡng

Phú Lƣơng có ba loại đất chính: đất feralit vàng đỏ trên phần thạch sét, đất feralit mầu vàng nhạt trên đá cát và đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính tƣơng đối phù hợp để trồng cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu là các cây chè, cà phê, cây ăn quả và bố trí sản xuất theo hƣớng Nông - Lâm kết hợp. Ba loại đất này chiếm trên 50% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

3.1.4. Khí hậu thủy văn a. Khí hậu: a. Khí hậu:

Khí hậu Phú Lƣơng mang tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ xuống thấp,

có khi xuống tới dƣới 130C, thƣờng xuyên có các đợt gió mùa đông bắc hanh, khô. Mùa nóng (từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm) nhiệt độ cao, nhiều khi có mƣa lớn và tập trung. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C, tổng tích nhiệt khoảng 8.0000C. Nhiệt độ bình quân cao nhất trong mùa nóng 27,20

C (cao nhất là tháng 7 có năm lên tới 280

C – 290C). Nhiệt độ bình quân thấp nhất trong mùa lạnh là 200C, (thấp nhất là tháng 1: 15,60C). Số giờ nắng trung bình 1 năm là 1.628 giờ, năng lƣợng bức xạ khoảng 115 kcallo/cm2

.

b. Thủy văn:

Lƣợng mƣa trung bình ở Phú Lƣơng từ 2.000mm đến 2.100mm/năm. Từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, mƣa nhiều, chiếm trên 90% tổng lƣợng mƣa cả năm. Tháng 7 có lƣợng mƣa lớn nhất (bình quân từ 410 mm đến 420mm/tháng) và có số ngày mƣa nhiều nhất (từ 17 ngày đến 18 ngày/tháng). Tháng 11 và tháng 12 ít mƣa, lƣợng mƣa trung bình chỉ khoảng từ 24 đến 25 mm/tháng và mỗi tháng chỉ có khoảng từ 8 ngày đến 10 ngày mƣa. Năm 1960, Phú Lƣơng có lƣợng mƣa cao nhất (3.008,3mm). Năm 1985 có lƣợng mƣa thấp nhất (977mm). Lƣợng bốc hơi trung bình hàng năm ở Phú Lƣơng khoảng 985,5mm, mùa lạnh lƣợng bốc hơi lớn hơn lƣợng mƣa, độ ẩm (k) dƣới 0,5 nên thƣờng xuyên xảy ra khô hạn.

Phú Lƣơng có mật độ sông, suối bình quân 0,2km/km2, trữ lƣợng nƣớc cao, phân bổ tƣơng đối đều ở các xã trong huyện, thuận lợi cho phát triển thuỷ lợi, đủ nƣớc cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của dân cƣ toàn huyện.

Sông Cầu, xƣa còn gọi là sông Phú Lƣơng, là sông lớn nhất chảy trên địa bàn Phú Lƣơng với tổng chiều dài 17 km qua các xã Phú Đô, Tức Tranh, Vô Tranh, Sơn Cẩm; là nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất của các xã phía nam huyện. Dƣới thời thuộc Pháp, sông Cầu là tuyến giao thông thuỷ quan trọng của huyện Phú Lƣơng và của tỉnh Thái Nguyên.

Hầu hết các sông ở Phú Lƣơng đều hẹp và dốc, nên trong mùa nóng, mƣa nhiều, thƣờng xảy ra lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

3.1.5. Hiện trạng đất và sử dụng đất

- Về đất đai, ở Phú Lƣơng có một số loại đất nhƣ sau: + Đất phù sa.

+ Đất dốc tụ.

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa. + Đất nâu đỏ trên đá vôi.

+ Đất feralit đỏ vàng trên đá phiến thạch sét. + Đất đỏ nâu trên đá macma bazơ trung tính. + Đất feralit vàng nhạt phát triển trên đá. + Đất nâu vàng trên phù sa cổ.

Trong đó có ba loại đất chính đó là đất feralit đỏ vàng trên phần thạch sét, đất feralit màu vàng nhạt trên đá và đất nâu đỏ trên đá macma trung tính. Ba loại đất này chiếm hơn 50% diện tích đất toàn huyện.

Huyện Phú Lƣơng là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, gồm 14 xã và 02 thị trấn với nhiều tiềm năng, thế mạnh về khoáng sản, du lịch và cây công nghiệp.

Đến 01/01/2012, tổng diện tích tự nhiên của huyện Phú Lƣơng là: 36.894,65 ha. Gồm các loại đất theo mục đích sử dụng:

a. Nhóm đất nông nghiệp: Có diện tích là 30.503,12 ha, chiếm 82,68% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp là 12.444,03 ha, chiếm 33,73% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất trồng lúa là 4.080,47 ha, chiếm 11,06%;

- Đất lâm nghiệp là 17.113,26 ha, chiếm 46,40 % tổng diện tích tự nhiên. + Diện tích đất rừng sản xuất: 13.553,86 ha chiếm 36,66% tổng diện tích tự nhiên;

+ Đất rừng phòng hộ là 3.559,40 ha, chiếm 9,72% tổng diện tích tự nhiên, đƣợc khoanh vùng tại 6 xã phía Tây, Bắc và Đông của huyện nhƣ: Ôn Lƣơng, Hợp Thành, Yên Ninh, Yên Lạc, Phú Đô, Động Đạt trên 700ha.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản là 945.83 ha, chiếm 2,56% tổng diện tích tự nhiên;

b. Nhóm đất phi nông nghiệp: có diện tích là 5.775,52 ha, chiếm 15,65% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:

- Đất ở có diện tích là 1.715,09 ha, chiếm 4,65% tổng diện tích tự nhiên. + Đất ở tại nông thôn với diện tích 1.651,48 ha, chiếm 4,48%;

+ Đất ở tại đô thị với diện tích 63,61 ha, chiếm 0,17%;

- Đất chuyên dùng có diện tích 3.111,85 ha, chiếm 8,43% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp toàn huyện là 17,86 ha, chiếm 0,05% tổng diện tích tự nhiên, với đất dành cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp Nhà nƣớc là 17,46 ha và đất dành cho trụ sở khác là 0,40 ha.

+ Đất quốc phòng là 590,61 ha, chiếm 1,60%; + Đất an ninh là 438,69 ha, chiếm 1,19%;

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 550,92 ha, chiếm 1,49% (trong đó đất khu công nghiệp là 29,58 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh là 75,83, đất dành cho hoạt động khoáng sản là 380,01 ha, đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ là 65,50 ha);

+ Đất có mục đích công cộng là 1.513,77 ha, chiếm 4,10% tổng diện tích tự nhiên (trong đó đất giao thông là 1.159,72 ha, đất thuỷ lợi là 216,39 ha, đất công trình năng lƣợng là 3,11 ha, đất cơ sở giáo dục - đào tạo là 69,96 ha, đất

cơ sở về dịch vụ xã hội là 1,40 ha, đất có di tích danh thắng là 9,39 ha, đất bãi thải là 7,95 ha);

- Đất tôn giáo, tín ngƣỡng: 8,15 ha, chiếm 0,02%. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 75,10 ha, chiếm 0,20%

c. Nhóm đất chƣa sử dụng: Trên toàn huyện còn 616,01 ha, chiếm 1,67%. Trong đó:

- Đất bằng chƣa sử dụng là 144,46 ha, chiếm 0,39%; - Đất đồi núi chƣa sử dụng là 182,22 ha, chiếm 0,49%;

- Núi đá không có rừng cây là 289,33 ha, chiếm 0,78% (tập trung có ở các xã Yên Ninh, Yên Đổ, Động Đạt, Yên Lạc, Phú Đô).

(Nguồn: Số liệu thống kê của phòng TNMT huyện Phú Lương năm 2011)

3.2. Điều kiện xã hội

3.2.1. Dân số dân tộc, lao động

Tính đến quý 2 năm 2012, tổng số dân trên địa bàn huyện Phú Lƣơng là 108.101 nghìn ngƣời. Trên địa bàn huyện có nhiều thành phần dân tộc khác nhau cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số, chiếm 54,2%, dân tộc Tày chiếm 21,1%, dân tộc Nùng chiếm 4,5%, dân tộc Sán Chay chiếm 8,5%, dân tộc Dao chiếm 4,4%, và dân tộc Sán Dìu chiếm 3,29%, ngoài ra còn một số ít các dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn nhƣ dân tộc, Thái, H’Mông, Hoa.

Đến đầu năm 2012 tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn huyện là 59.491 ngƣời, trong đó 20.005 hộ làm nông nghiệp.

3.2.2. Thực trạng kinh tế

Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế năm 2011 thì tốc độ tăng trƣởng kinh tế ƣớc đạt 11,5%.

- Sản xuất nông lâm nghiệp ƣớc đạt 286,3 tỷ đồng (GCĐ) = 100% kế hoạch, = 106% so cùng kỳ.

- Giá trị sản xuất bình quân trên 1ha diện tích đất nông nghiệp trồng trọt (theo giá thực tế) đạt 58 triệu đồng/ha = 105,5% KH.

- Tổng sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt cả năm đạt 43.303 tấn = 106,9%KH, = 103,2% so cùng kỳ.

- Diện tích rừng trồng mới rừng sản xuất đƣợc 964,6 ha = 113% so KH. - Tỷ lệ độ che phủ rừng 45,83%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN ƣớc đạt 110,3 tỷ đồng (GCĐ1994), bằng 184% KH tỉnh = 100,3% KH huyện, = 120% so cùng kỳ;

- Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn cả năm ƣớc đạt 43.000 triệu đồng, = 138,6%KH tỉnh, = 133,2%KH huyện, = 106,4% so cùng kỳ;

- Tổng chi ngân sách nhà nƣớc cả năm ƣớc đạt 296.995 triệu đồng = 170% KH tỉnh; = 149% KH huyện, = 131% so cùng kỳ;

- Tạo việc làm mới cho 1.100 lao động = 91,6% KH, trong đó xuất khẩu 145 lao động;

- Giảm tỷ suất sinh thô bình quân trong năm ƣớc đạt 0,15%; - Giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 3,44%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chọn loài cây lâm sản ngoài gỗ thay thế rừng keo ở rừng phòng hộ tại xã động đạt, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)