a) Căn cứ kết quả rà soát, tổng hợp diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Phú Lƣơng năm 2011. Tổng diện tích đất có rừng là 16.902,27ha, trong đó rừng tự nhiên là 4.706,30ha, rừng trồng là 12.195,97ha. Đất không có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là 210,99ha. Trong đó:
+ Diện tích đất rừng phòng hộ là 3.586,3ha, đất có rừng là 3.572,9ha. + Diện tích đất rừng sản xuất là 13.526,96 ha, đất có rừng là 13.329,37ha. + Độ che phủ của rừng: 45,83% (theo tiêu chí mới là 39,25 ha).
Hiện trạng rừng trên địa bàn huyện Phú Lƣơng chủ yếu là rừng trồng, diện tích rừng tự nhiên còn rất ít, nhỏ lẻ, không tập trung. Hiện nay rừng tập trung trên địa bàn huyện còn lại khu rừng phòng hộ đầu nguồn, diện tích 878,96 ha thuộc địa phận xã Yên Lạc, huyện Phú Lƣơng, do Ban chỉ huy quân sự huyện bảo vệ. Diện tích rừng trên UBND tỉnh đang tiến hành giao cho Ban chỉ huy quân sự huyện Phú Lƣơng quản lý.
b) Nguồn nhân lực tham gia bảo vệ và phát triển rừng
Nguồn nhân lực trong huyện gồm: 01 Ban chỉ đạo QLBVR - PCCCR cấp huyện, 16 Ban chỉ đạo cấp xã, 155 tổ, đội QLBVR tại các xóm bản với 775 thành viên tham gia. Bên cạnh đó còn có 25.679 hộ gia đình, 107.070 nhân khẩu là nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại cơ sở. Với nguồn nhân lực hiện có, mỗi năm trên địa bàn huyện có thể trồng hàng trăm ha rừng. Ngoài ra còn có hàng trăm chiến sĩ thuộc các đơn vị lực lƣợng vũ trang (BCH quân sự huyện, Công an huyện,
Trung đoàn 246, Trại giam Phú Sơn...), công nhân làm việc tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn cũng tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR trên địa bàn.
c) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch bảo vệ và PTR * Công tác bảo vệ rừng
- UBND huyện thƣờng xuyên chỉ đạo Hạt Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phƣơng tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc khai thác và chế biến lâm sản, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn. Nhìn chung các chủ rừng, chủ các cơ sở chế biến lâm sản đều chấp hành tốt các quy định của pháp luật, việc mua bán, vận chuyển đã giảm nhiều.
- Trong thời gian qua công tác quản lý bảo vệ rừng có nhiều tiến bộ: Từng bƣớc đƣợc xã hội hóa, không xảy ra cháy rừng, không phá rừng trái phép, tình trạng buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép ngày một giảm.
- Chƣơng trình khoán bảo vệ theo dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đƣợc triển khai thực hiện đến năm 2010 thì kết thúc dự án. Tổng diện tích rừng khoán bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh đƣợc nghiệm thu năm 2010 là 956,40 ha. Đến năm 2011 toàn bộ diện tích rừng đã đƣợc nghiệm thu năm 2010 không có nguồn kinh phí để tiếp tục giao khoán bảo vệ.
* Công tác phát triển rừng
- Các diện tích trồng mới rừng hàng năm đƣợc triển khai thiết kế trồng rừng sản xuất trên cơ sở diện tích đất trống đã quy hoạch cho phát triển rừng, trồng lại rừng sau khai thác trắng năm trƣớc đƣa vào trồng lại trong năm sau và một số diện tích rừng hiện trạng rừng sản xuất tự nhiên nghèo kiệt đƣợc đƣa vào cải tạo để trồng lại rừng.
- Từ việc phát triển kinh tế đồi rừng, nhiều hộ gia đình đã giàu lên từ nghề làm rừng, nhìn thất hiệu quả của việc phát triển kinh tế đồi rừng ngƣời dân đã có ý thức và quan tâm rất nhiều trong công tác trồng rừng. Các hộ gia
đình đã tự bỏ vốn mua cây để trồng hoặc tham gia các chƣơng trình, dự án của Nhà nƣớc đầu tƣ hỗ trợ. Qua các đợt kiểm tra công tác trồng rừng của Ban quản lý dự án tỉnh, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm đều đánh giá chất lƣợng trồng rừng tốt, ngƣời dân đã thực hiện trồng rừng đúng quy trình kỹ thuật, cây trồng phát triển tốt, chất lƣợng cây giống đảm bảo tiêu chuẩn.
- Chăm sóc rừng: diện tích chăm sóc rừng phòng hộ là 760,75ha. Do chƣơng trình dự án 661 kết thúc nên toàn bộ diện tích rừng chăm sóc trên không có kinh phí đầu tƣ và tiếp tục phát triển.
* Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản
- UBND huyện Phú Lƣơng đã ban hành các văn bản về việc thực hiện giám sát khai thác lâm sản trên địa bàn huyện. Đồng thời chỉ đạo UBND các xã, thị trấn nghiêm túc triển khai thực hiện việc cấp phép, giám sát khai thác rừng trên địa bàn huyện theo các nội dung quy định tại thông tƣ số 35/2011/TT/BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ NN&PTNT và văn bản số 3186/HD-SNN ngày 20/10/2011 của Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên.
- Việc khai thác rừng và chế biến lâm sản trên địa bàn huyện Phú Lƣơng chủ yếu khai thác cây từ rừng trồng, cây vƣờn nhà. Đối tƣợng rừng khai thác và chế biến chủ yếu là cây keo, lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên khối lƣợng ít. Theo kết quả tổng hợp khai thác rừng của các xã thị trấn trung bình hàng năm đạt đƣợc nhƣ sau:
- Khai thác rừng tự nhiên: khối lƣợng 550,00m3 - Khối lƣợng vƣờn nhà: 1.000,00m3
- Khối lƣợng gỗ tự trồng: 40.000,00m3 * Chế biến lâm sản:
Trên địa bàn huyện Phú Lƣơng hiện có trên 160 cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản, phần lớn tập trung ở các xã phía bắc nhƣ Yên Đổ, Yên Trạch, Yên Ninh, Động Đạt… Nguồn gỗ đƣa vào sản xuất kinh doanh chủ yếu là gỗ
vƣờn nhà, cây tự trồng (keo, xoan); gỗ rừng tự nhiên và gỗ nhập khẩu chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Hầu hết các cơ sở hoạt động nhỏ lẻ, không thƣờng xuyên, chủ yếu là các máy sơ chế các sản phẩm lâm sản thô sau khi thác từ rừng cung cấp cho các tỉnh lân cận nhƣ: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Phòng…
Các cơ sở này góp phần không nhỏ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm tại địa phƣơng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại là: Sự phát triển các cơ sở CBKDLS còn mang tính tự phát, lực lƣợng lao động chƣa đƣợc đào tạo về nghiệp vụ chế biến kinh doanh lâm sản, chƣa có vùng nguyên liệu ổn định để cung cấp cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Nhằm tăng cƣờng sự quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực quản lý lâm sản, quản lý các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản trên địa bàn. Hạt Kiểm lâm huyện đã xây dựng kế hoạch kiểm tra các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản, phát hiện và xử lý kịp thời các cơ sở vi phạm quy định về KDCB lâm sản. Tiến hành rà soát, thống kê lại toàn bộ các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản hiện có trên địa bàn, tính đến ngày 30/5/2012 tổng số cơ sở kinh doanh chế biến là 160. Từ kết quả kiểm tra đánh giá tình hình hoạt động, việc chấp hành các quy định của Nhà nƣớc của các cơ sở kinh doanh, đề nghị Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên cấp phát 127 giấy chứng nhận cơ sở chế biến kinh doanh lâm sản chấp hành tốt các quy đinh của Nhà nƣớc.
Kết quả tổng hợp nhập, xuất lâm sản của các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản bình quân hàng năm là: 50.000,0 m3.
Đặc biệt hiện nay UBND huyện đã có chủ trƣơng cho chuyển đổi trồng cây bản địa đa tác dụng, tập trung vào các loài cây lâm sản ngoài gỗ thay thế loài Keo trên diện tích rừng trồng bị quy hoạch vào rừng phòng hộ để tạo sinh kế cho ngƣời dân địa phƣơng. Đây là chủ trƣơng đúng đắn vừa hợp lòng dân vừa nâng cáo khà năng phòng hộ của rừng so với rừng trồng keo thuần loài.