STT Bãi trung chuyển chính Diện tích (m2) Bãi trung chuyển tạm thời Diện tích (m2)
Số bãi trung chuyển có mái che
Số bãi Diện tích (m2) Tỉ lệ (%) Ghi chú 1 75 6016 62 4920 12 2400 23
(Nguồn: UBND huyện Ba Vì, 2017)[9]
Lịch trình, thu gom, vận chuyển CTRSH từ bãi trung chuyển của các xã đi để xử lý của huyện Ba Vì được thực hiện theo bảng 4.11 thì Thị trấn Tây Đằng và xã Vạn Thắng tần suất thu gom, vận chuyển được thực hiện trong hàng ngày, còn xã Minh Quang được thu gom, vận chuyển 3 lần/tuần.
Thời gian đơn vị thu gom, vận chuyển đến khu xử lý rác Xuân Sơn để xử lý được thực hiện vào các buổi sáng theo lịch đã cố định sẵn. Nhưng theo tình hình phát sinh CTRSH trong khu vực nghiên cứu mặc dù lịch như vậy nhưng vẫn chưa đáp ứng được thu gom, vận chuyển hết số rác thải ra trong khu vực nghiên cứu. Số liệu được thông qua bảng sau:
Bảng 4.14. Bảng số liệu thu gom, vận chuyển trong khu vực nghiên cứu
STT Xã, thị trấn Khối lƣợng phát sinh (Tấn) Khối lƣợng thu gom (Tấn) Tỷ lệ % Toàn xã Khu vực nghiên cứu Toàn xã Khu vực nghiên cứu Toàn xã Khu vực nghiên cứu 1 TT Tây Đằng 3579.66 1.600 2147.80 0.96 60 60 2 Xã Vạn Thắng 3129.12 1.315 1689.72 0.79 54 54 3 Xã Minh Quang 2611.26 1.571 1436.19 0.94 49 49
Qua bảng số liệu ta thấy rằng tỷ lệ thu gom tại khu vực nghiên cứu cao hơn so với tỷ lệ thu gom toàn huyện (33%). Nguyên nhân tỷ lệ thu gom cao vì đây là những khu vực kinh tế phát triển, dân số đông, có các cơ quan nhà nước,… chính vì vậy, huyện quan tâm đến vấn đề thu gom, vận chuyển hơn các khu vực khác. Hơn nữa đây là những khu vực có đường giao thông thuận lợi cho việc thu gom hơn các xã khác trong huyện.
Từ thực trạng thu gom, vận chuyển CTRSH của địa phương và qua phiếu lấy phiếu điều tra, phỏng vấn của lãnh đạo xã, cán bộ phụ trách môi trường là người làm công tác chuyên môn, quản lý hành chính tại địa phương và quan trọng nhất là từ các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức là nơi phát sinh nguồn thải đều cho ý kiến, đóng góp, đề xuất với công tác thu gom, vận chuyển. Được thống kê theo bảng sau:
Bảng 4.15. Tổng hợp ý kiến, đề xuất trong khu vực nghiên cứu
STT Nội dung Tổng số Số ngƣời
đề xuất
Tỷ lệ (%)
1 Xây dựng thêm điểm tập kết rác 96 55 52.8 2 Tăng tần suất thu gom, vận chuyển 96 75 72 3 Tăng công suất, trọng tải xe lớn hơn 96 90 86.4
Qua số liệu tổng hợp tại khu vực nghiên cứu ta thấy rằng người dân địa phương rất quan tâm đến vấn đề thu gom, vận chuyển CTRSH, từ xuất phát nhu cầu thu gom của người dân. Qua đây ta có thể thấy thực trạng thu gom, vận chuyển CTRSH tại địa phương vẫn rất hạn chế, chính vì vậy trong thời gian tới huyện Ba Vì cần quyết liệt và đưa ra các phương án, chỉ tiêu cụ thể để tăng cường thu gom, vận chuyển hơn nữa.
4.3.3.2. Hiện trạng xử lý CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì
Hiện nay, trên địa bàn huyện có một khu xử lý CTRSH tập trung là Khu xử lý rác Xuân Sơn thuộc địa phận xã Tản Lĩnh huyện Ba Vì. Toàn bộ lượng CTRSH thu gom trên địa bàn huyện được vận chuyển và xử lý tại đây.
Theo số liệu của Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trực thuộc Sở xây dựng thành phố Hà Nội đơn vị trực tiếp quản lý về chuyên môn, hoạt động
của bãi rác Xuân Sơn thì hiện tại bãi rác Xuân Sơn đang tiếp nhận xử lý CTRSH cho 11 huyện và 1 thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội. Số lượng CTR năm 2017 Khu xử lý rác tiếp nhận, xử lý được tổng hợp dưới bảng sau:
Bảng 4.16. Tổng hợp số liệu tại Khu xử lý rác thải Xuân Sơn năm 2017
STT Khối lƣợng tiếp nhận (Tấn) Xử lý bằng đốt Xử bằng chôn lấp Khối lƣợng (Tấn) Tỷ lệ % Khối lƣợng (Tấn) Tỷ lệ % 1 463.604,4 296.706,816 64 166.897,584 36
(Nguồn: Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trực thuộc Sở xây dựng thành phố Hà Nội, năm 2017)[10].
Qua bảng số liệu tổng hợp tại khu xử lý Xuân Sơn ta có thể thấy khu xử lý đang sử dụng cả công nghệ hiện đại là đốt rác và xử lý rác thải truyền thống là chôn lấp. Hiện nay, khu xử lý đang được tiếp tục đầu tư công nghệ nhà máy đốt rác cũng như mở rộng diện tích bãi chôn lấp để đáp ứng nhu cầu xử lý ngày càng tăng cao của thành phố.
Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ đốt rác tại khu xử lý đạt tỷ lệ cao chiếm đến 64% tổng CTR chuyển đến khu xử lý.
Công nghệ xử lý đang áp dụng tại khu xử lý Xuân Sơn là đốt rác và chôn lấp hợp vệ sinh. Hiện nay khu xử lý đang có 2 nhà máy đốt rác với công suất xử lý 600 tấn/ngày.đêm, đang hoạt động cùng với đó là khu chôn lấp hợp vệ sinh. Theo công suất thiết kế ban đầu là 120 tấn/ngày.đêm với diện tích 13 ha. Theo quy hoạch mở rộng bãi, đến năm 2020 sẽ nâng diện tích lên 26 ha với công suất xử lý 700 tấn/ngày.đêm; đến năm 2030 sẽ là 57 ha, công suất xử lý 1500 tấn/ngày.đêm và đến năm 2050 tổng diện tích là 73,5 ha với công suất ước tính đạt 2.500 tấn/ha.
Như vậy, mặc dù trên địa bàn huyện đã có nhà máy đốt rác và bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Việc áp dụng biện pháp xử lý là chôn lấp, đây là phương pháp rẻ tiền, đang được áp dụng phổ biến cho xử lý CTR thông thường mà đa số là CTRSH. Đây cũng là một hạn chế lớn của phương pháp này. Ngoài yêu cầu về quỹ đất lớn, nguy cơ gây ô nhiễm cao, chi phí cho quản lý và các chi phí khác lớn,… phương pháp
chôn lấp không giải quyết được chất thải y tế, chất thải công nghiệp, làng nghề và một số loại CTR nguy hại khác. Mà trên địa bàn lại không có cơ sở xử lý các loại CTR này. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng về dân số, sự phát triển của công nghiệp, làng nghề,… lượng CTR từ y tế, công nghiệp, làng nghề đang tăng, đòi hỏi cấp thiết phải có công trình xử lý phù hợp.
Qua khảo sát thực tế tại khu xử lý rác Xuân Sơn, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì. Đây là khu xử lý duy nhất trên địa bàn, toàn bộ CTR thông thường được tập trung xử lý tại đây. Được chính thức đưa vào sử dụng từ năm 1999, với một ô chôn lấp, tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn hàng loạt các vấn đề bất cập đã xảy ra. Trước hết, do thiếu sự quản lý chặt chẽ cũng như quy trình vận chuyển, xử lý đúng đắn, ngay trong khâu vận chuyển nước rỉ rác, mùi, rác,… rơi vãi từ các xe chuyên trở dọc theo các tuyến dường vận chuyển gây ảnh hưởng rất nhiều tới người dân và mĩ quan. Hơn thế nữa, khâu xử lý còn chưa đạt hiệu quả, ngoài nước mưa chảy tràn từ các hố chôn lấp, bề mặt bãi xử lý ra khu vực kênh mương xung quanh, đặc biệt là xuống hồ Xuân Khanh là hồ nước ngọt dự trữ nước cho tưới tiêu và sinh hoạt của người dân địa phương. Trên hết là mùi phát sinh từ khu xử lý ảnh hưởng nặng nề tới dân cư. Liên tục những kiến nghị, ý kiến phản đối về phía khu xử lý của người dân đia phương từ suốt những năm từ khi bãi rác xây dựng và hoạt động. Và cao trào là vào tháng 8 năm 2017 người dân địa phương đã tổ chức chặn xe chuyên trở, không cho xe vào đổ rác, dẫn tới tình trạng huyện Ba Vì, Thị xã Sơn Tây “ngập trong rác”. Sau rất nhiều lần nói chuyện, thương thảo và cam kết với người dân. Tình trạng này mới được hạn chế, ngoài việc có ý thức và trách nhiệm hơn trong vận chuyển và xử lý. Việc áp dụng công nghệ mới FUKUOKA cho khu xử lý về cơ bản đã cải thiện được vấn đề mùi. Tuy nhiên, vấn đề xử lý nước rỉ rác, đặc biệt là khi có mưa lượng nước tăng đột biến, vượt quá khả năng xử lý của nhà máy được thiết kế, dẫn tới tình trạng ô nhiễm vẫn còn tiếp diễn. Gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.
Tính đến thời điểm hiện tại, khu xử lý đã chuyển sang giai đoạn thứ 3. Với việc hoàn thành và đóng 3 ô chôn lấp với tổng diện tích đóng bãi là 7,2 ha và đang vận hành ô thứ 2 của giai đoạn 2 với diện tích ô chôn lấp là 3 ha. Như vậy, chỉ trong
vòng 15 năm, tổng diện tích đất sử dụng cho chôn lấp đã lên tới gần 10 ha. Với quy mô diện tích thiết kế ban đầu là 26 ha, cùng với lượng CTR gia tăng không ngừng theo thời gian, ước tính đến năm 2020 là 700 tấn/ngày.đêm, gấp gần 6 (sáu) lần công suất thiết kế ban đầu (120 tấn/ngày.đêm) thì chỉ sau chưa đến 30 năm sẽ sử dụng hết diện tích bãi chôn lấp.
Hơn thế nữa, việc quản lý bãi chôn lấp sau khi đóng bãi cũng không phải là một vấn đề đơn giản. Ngoài việc phải phủ xanh bề mặt, duy trì hành lang an toàn. Việc kiểm soát không để xảy ra ô nhiễm về mùi, rò rì nước rác,… cũng là cả một vấn đề lớn. Nếu làm không tốt, vô hình chung chúng ta như đang thả “một lọ thuốc độc xuống giếng nước”. Theo nhiều con số thống kê, tỉ lệ người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh về hô hấp và da liễu xung quanh khu vực có nguy cơ tăng cao hơn trước, gây nhiều hoang mang cho người dân địa phương.
Ngoài việc quản lý và vận hành khu xử lý hiện tại thật tốt để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của nó. Theo hướng xử lý triệt để mùi, nước thải và tiết kiệm tối đa quỹ đất, biến rác thải thành nguyên liệu (ủ phân compost, sản xuất dầu DO, khí sinh học,…) nhằm giải quyết tận gốc vấn đề môi trường, khuyến khích đầu tư vào xử lý CTR, ổn định dân sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống và cảnh quan.
Hình 4.9. Khu xử lý rác Xuân Sơn - Tản Lĩnh - Ba Vì
4.3.4. Diễn biến khối lượng CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì đến năm 2025
4.3.4.1. Cơ sở dự báo dân số và tỷ lệ tăng dân số của huyện Ba Vì
Theo “Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Vì đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” đã được Thành phố Hà Nội phê duyệt dự báo mức gia tăng dân số giai đoạn 2015 - 2020 là 1%, từ năm 2021 - 2025 là 0.9%.
Dựa vào biểu thức (1) đã đưa ra trong mục 2.4.2.2 (phương pháp dự báo) có thể dự báo số dân của huyện Ba Vì (số dân đăng kí chính thức). Ngoài số dân đăng kí chính thức, trong quá trình tính toán cần phải quan tâm đến số dân không đăng kí chính thức và lượng khách vãng lai, ước lượng khoảng 10% tổng số dân đăng kí chính thức. Do vậy, tổng số dân huyện Ba Vì từ năm 2017-2025 được dự báo như trong bảng sau:
Bảng 4.17. Dự báo dân số huyện Ba Vì từ năm 2017 - 2025 TT Năm TT Năm Tốc độ tăng trƣởng (%) Thời gian Δt (Năm) Số dân đăng kí chínhthức (Người) Số dân không đăng kí chínhthức (Người) Tổng số dân (Người) 1 2017 1 1 282624 28262 310886 2 2018 1 1 285450 28545 313995 3 2019 1 1 288305 28830 317135 4 2020 1 1 291188 29118 320306 5 2021 0,9 1 293809 29380 323189 6 2022 0,9 1 296747 29674 326421 7 2023 0,9 1 299714 29971 329685 8 2024 0,9 1 302711 30271 332982 9 2025 0,9 1 305738 30573 336311
4.3.4.2. Cơ sở dự báo mức độ phát sinh và diễn biến khối lượng CTSRH
Theo “Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Vì đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” mức phát sinh CTRSH theo đầu người của huyện Ba Vì giai đoạn 2015-2020 trung bình 0,6 kg/người/ngày.đêm và giai đoạn 2021-2025 trung bình 0,7kg/người/ngày.đêm. Như vậy, tổng khối lượng CTRSH phát sinh của huyện Ba Vì trong tương lai được tính toán theo biểu thức (2). Ta có bảng thể hiện diễn biến khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Ba Vì từ năm 2017 đến năm 2025 như sau:
Bảng 4.18. Dự báo diễn biến khối lƣợng CTRH huyện Ba Vì phát sinh từ 2017 - 2025 STT Năm Số dân (Người) Mức phát sinh (Kg/người/ngày.đêm) Tổng phát sinh (Kg/ngày.đêm) 1 2017 310886 0.6 186531,84 2 2018 313995 0.6 188397 3 2019 317135 0.6 190281,3 4 2020 320306 0.6 192184,08 5 2021 323189 0.7 226232,3 6 2022 326421 0.7 228495,19 7 2023 329685 0.7 230779,78 8 2024 332982 0.7 233087,47 9 2025 336311 0.7 235418,26
4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý CTRSH của huyện Ba Vì
4.4.1. Thuận lợi
Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý CTR ngày càng được hoàn thiện và đầy đủ đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý môi trường.
Được sự quan tâm chỉ đạo đúng đắn và kịp thời, sự chỉ đạo tích cực từ các Sở, ban, ngành của Thành phố trong công tác bảo vệ môi trường và xử lý.
Quy hoạch chung của huyện Ba Vì đã được thành phố phê duyệt, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Ba Vì thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như trong công cuộc bảo vệ môi trường nói riêng.
Theo quy hoạch chung của Thủ đô huyện Ba Vì phát triển theo hướng Du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, không phát triển theo hướng Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nên thành phần rác thải không phức tạp như các Quận, huyện khác.
Huyện có diện tích rộng dân số sống tập trung ở thị trấn và các xã có kinh tế phát triển, giao thông thuận lợi nên việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH thuận lợi.
Cùng với sự phát triển mạnh về kinh tế xã hội thì nhận thức của cộng đồng dân cư ngày càng được nâng cao. Qua số liệu điều tra, phỏng vấn tại khu vực nghiên cứu có bảng tổng hợp về ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư như sau:
Bảng 4.19. Ý thức của cộng đông dân cƣ về bảo vệ môi trƣờng
STT Nội dung đánh giá Tổng
số Tiêu chí đánh giá Có (ngƣời) Tỷ lệ % Không (ngƣời) Tỷ lệ %
1 Tác hại khi vứt rác bừa bãi 90 86 95 4 5 2 Mức độ phân loại rác tại nguồn 90 18 20 72 80 3 Nhu cầu thu gom và xử lý rác thải 90 78 87 12 13 4 Mức thu phí vận chuyển CTRSH 90 77 85 13 15
5
Đánh giá về hiện trạng thu gom
CTRSH 90 77 85 13 15
6 Được tuyên truyền quy định của PL 90 67 75 23 25
Nhìn chung, ý thức BVMT của người dân đã có những bước chuyển biến tích cực trong những năm gần đây, qua đánh giá nhận xét thấy như sau.
Hiểu biết về tác hại khi vứt rác bừa bãi ra ngoài môi trường sống: 90% người dân trong các xã đều biết được tác hại khi xả rác bừa bãi ra ngoài môi trường là nguồn gây ô nhiễm môi trường.
Mức độ phân loại rác tại nguồn: 80% người dân không phân loại tại nguồn để thu gom, xử lý mà thường vứt chung tất cả các loại rác thải vào xô hoặc túi nilon. Riêng một số gia đình làm nghề nông chiếm khoảng 70% thì tận dụng các loại rác hữu cơ như thức ăn thừa, thực phẩm thừa, rau, củ quả thừa để chăn nuôi gia súc, gia
cầm kết hợp với các loại cám công nghiệp. Khoảng 5% các hộ gia đình tự đốt các loại rác như lá khô, giấy vụn,...
Nhu cầu thu gom và xử lý rác thải: Theo kết quả khảo sát cho thấy, 87% các hộ dân đều có nhu cầu thu gom và xử lý rác thải. Họ nhận thấy rằng, những bãi rác sẽ là nơi cư trú của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nhất là vào mùa hè, mùi hôi thối