Mô hìn hủ phân compost hiếu khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội​ (Trang 67 - 123)

Thuyết minh quy trình ủ phân compost hiếu khí:

Điều chỉnh 50 - 60oC Rác thải và phế thải hữu cơ Chế phẩm vi sinh vật Nước

Đảo trộn Ủ bảo khí tại bể ủ

trong 20 ngày

Ủ chín tại bể ủ

Phơi

Nghiền, sàng

Phân bón hữu cơ sinh học dạng thô

Phân bón hữu cơ sinh học dạng mịn Trộn phụ gia N,P,K Phân tích chất lượng sản phẩm Đóng bao, đem sử dụng

Quy trình ủ phân compost hiếu khí được trải qua 06 bước chính như sau: Bước 1: Phân loại và nghiền nhỏ:

Theo số liệu thống kê, rác thải sau khi phân loại của khu vực chủ yếu chứa các thành phần sau: Rác thải hữu cơ: chiếm 60%. Giấy, báo: chiếm 10%.Chất thải rắn xây dựng như gạch, gói vỡ. Các chất vô cơ khó phân hủy như nilon, vỏ chai nhựa: chiếm 20%. Chất thải rắn sau khi được lấy tại trạm trung chuyển, đem phân loại và băm nhỏ những vật liệu nào quá to và dài sao cho kích thước trung bình là 5- 7cm. Cần đảo trộn kỹ lưỡng trước khi cho vào biểu.

Bước 2: Ủ háo khí (20 ngày):

Rác thải được dàn đều thành từng lớp, mỗi một lớp có độ dày khoảng 20 cm, tại mỗi lớp tiến hành xử lý chế phẩm vi sinh vật. Độ ẩm phải đảm bảo 50 - 60%, pH= 6-7. Quá trình kiểm soát các thông số độ ẩm, nhiệt độ và pH đã được nói ở phần phương pháp thực nghiệm.

Tiến hành đảo trộn 3 - 4 ngày/lần, mỗi lần là 10 phút. Đảo trộn nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí dễ phân giải tiếp các hợp chất hữu cơ. Như vậy, trong quá trình ủ hiếu khí 20 ngày thì tiến hành đảo trộn 5 lần.

Bước 3: Ủ chín (40 ngày):

Sau khi ủ háo khí 20 ngày, tiến hành ủ chín trong vòng 40 ngày. Khi này, bề mặt của đống ủ được trát bùn ao nhằm tạo điều kiện cho rác thải tiếp tục phân hủy nhưng ngăn cản sự mất mát các chất dinh dưỡng của phân trong quá trình ủ. Mục đích của việc trát bùn ao lên mặt của bể ủ đó là với khí hậu nó ng ẩm như Việt Nam, quá trình ủ phải được che kín hoặc trát kín sau khi đủ nóng, nghĩa là đã xếp đủ các lớp rác, tưới nước cùng chế phẩm vi sinh tạo ra một môi trường có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp chi vi sinh vật trong đống rác thực hiện quá trình phân giải rác. Việc che phủ kín hoặc trát bùn trên bề mặt nhằm tạo điều kiện cho rác thải tiếp tục phân hủy nhưng ngăn cản sự mất mát các chất dinh dưỡng của phân trong quá trình ủ. Khi phân đã hoai, mục, phân chin thì vẫn đảm bảo phân chứa đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Sau khi ủ ta phải thường xuyên kiểm tra, giám sát độ ẩm và bổ sung nước cho bể ủ khi thấy cần thiết (độ ẩm đống ủ được duy trì khoảng 60% để cho vi sinh vật

hoạt động). Cách thức kiểm soát đó là quan sát bề mặt bể ủ, nếu thấy bể ủ bị khô thì cần tưới thêm nước để bể ủ luôn đạt độ ẩm 50-60%.

Sản phẩm ủ hữu cơ (sau khi ủ 50 - 60 ngày) được lấy ra khỏi bể ủ ra sân phơi cạnh bể, hong khô trong điều kiện tự nhiên. Sân phơi cần có mái che hoặc chỉ phơi phân sau khi ủ chín trong điều kiện thời tiết nắng nhẹ, không mưa gió để tránh phân bị ướt và bị rửa trôi theo nước mưa.

Sau khi phân được phơi khô, tiến hành nghiền và sàng phân bằng máy nghiền sàng. Sản phẩm phân hữu cơ dạng mịn (≤ 5cm) sau nghiền và sàng có màu nâu sẫm, tơi, không mùi. Dạng mịn này có thể bón trực tiếp cho cây trồng, còn dạng thô hơn có thể phải đem ủ lại hoặc đem bón lót ra ngoài ruộng cho cây trồng.

Tùy theo chất lượng sản phẩm sau khi ủ ta tiến hành trộn thêm phụ gia N, P, K để có được phân hữu cơ có chất lượng tốt nhất khi bón cho cây trồng.

Bước 4: Sàng lọc compost:

Compost chín có kích thước nhỏ, nó phụ thuộc vào vật liệu ban đầu và số lần đảo trộn, trong nhiều trường hợp compost cần được sàng, kích thước tùy thuộc vào yêu cầu của địa phương, thông thường khoảng 10 mm.

Việc sàng cũng giúp loại bỏ các phần không phải hữu cơ sót lại trong quá trình phân loại ban đầu như mẩu plastic, mẩu kim loại,…

Phân hữu cơ chưa chín còn sót lại sau khi sàng sẽ được sử dụng lại để trộn với phần rác mới như một nguồn carbon vì nó đã chứa sẵn một phần vi sinh vật của quá trình compost.

Bước 5: Phân tích chất lượng sản phẩm:

Phân tích chất lượng sản phẩm để đã đạt các chỉ tiêu hay chưa ví dụ như hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng P2O5, hàm lượng N, hàm lượng chì, hàm lượng Asen, hàm lượng cadimi, hàm lượng bạc,…

Chất lượng của phân tốt hay xấu chính là tùy thuộc vào số lượng vi sinh vật hữu ích có trong phân, chính vì vậy việc kiểm tra mật độ vi sinh vật là cần thiết. Kết quả kiểm tra được so sánh với tiêu chuẩn của phân vi sinh.

Ngoài kiểm tra số lượng vi sinh vật cần phải tiến hành kiểm tra hàm lượng chất hữu cơ tổng số, N , P , K và kết quả cũng được so sánh với tiêu chuẩn của

phân vi sinh.

Hàm lượng kim loại nặng (Pb, Cd, Cr, Ni) trong loại chất thải hữu cơ cũng là một yếu tố cần được quan tâm. Tuy nhiên, theo như phân tích thành phần chất thải rắn hữu cơ của khu vực này chủ yếu vẫn là vỏ hoa quả, cọng rau, cành cây, vỏ lá,… vì thế hàm lượng kim loại nặng trong loại chất thải hữu cơ này thường rất nhỏ.

Bước 6: Đóng bao bì và sử dụng:

Nếu compost còn nóng hơn nhiệt độ bên ngoài sau khi sàng có nghĩa là compost chưa chín hoàn toàn. Trường hợp này cần phun thêm một ít nước và tiếp tục ủ lại thêm một lần nữa. Kiểm tra lại nhiệt độ trước khi đóng bao. Compost cần phải khô khi đóng bao để giảm trọng lượng khi vận chuyển (độ ẩm dưới 40%).

Giữ compost nơi khô giáo tránh nước mưa vì nước mưa sẽ mang đi thành phần dưỡng chất.

Không nên giữ compost quá 2 năm vì thành phần dưỡng chất và thành phần hữu cơ sẽ giảm theo thời gian.

Bao đựng compost là loại không thấm nước nhưng vẫn đảm bảo không khí vì compost vẫn là một nguyên liệu “sống” nên vẫn cần không khí.

4.5.4. Giải pháp về vốn đầu tư bảo vệ môi trường

Một số giải pháp cụ thể về nguồn vốn đầu tư tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư BVMT như sau:

Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho môi trường.

Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách Nhà nước. Theo nghị quyết 41/NQ-TW, mỗi năm nguồn tài chính cho sự nghiệp BVMT được trích 1% trong ngân sách Nhà nước. Huyện Ba Vì sẽ trích 1% ngân sách cho sự nghiệp BVMT và nguồn vốn thực hiện công tác quản lý CTRSH được trích ra từ 1% này.

Tận dụng nguồn thu từ thuế, phí môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn.

Tận dụng nguồn thu từ các hoạt động nhân đạo của các tổ chức từ thiện, BVMT trong nước và quốc tế.

toàn có thể hy vọng sẽ thu hút được vốn đầu tư từ các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài như ODA, UNICEP, SIDA, JICA,UNDP,…

4.5.5. Giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường

4.5.5.1. Quan trắc chất lượng môi trường thường xuyên

Hoạt động quan trắc môi trường nhằm những mục đích sau:

Theo dõi, kiểm tra và đánh giá hiện trạng môi trường. Theo dõi những biến đổi của các thành phần trong môi trường và những tác động do sự phát triển gây ra.

Đánh giá những nguy cơ môi trường, sự cố môi trường có thể xảy ra.

Phân tích những ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm đối với môi trường khu vực quy hoạch, từ những số liệu quan trắc có thể phân tích các tác động của các nguồn, tìm ra các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

Là cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường để đưa ra những kế hoạch tiếp theo: các số liệu quan trắc sẽ là một trong những cơ sở thực tế để các cơ quan quản lý môi trường đưa ra những mục tiêu, kế hoạch và hành động tiếp theo.

Đối với công tác quản lý CTRSH, các khu vực cần quan trắc, kiểm tra thường xuyên như hoạt động của các hố rác tạm, các vị trí tập kết rác, khu vực xử lý rác đã xây dựng,… để phát hiện kịp thời các sự cố trong quá trình hoạt động nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề nảy sinh.

4.5.5.2. Thanh, kiểm tra các hoạt động của các cơ sở, doanh nghiệp

Ở cấp huyện, kiểm soát ô nhiễm là quá trình theo d i, kiểm tra về phương diện môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, … Thực hiện có giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc phiếu xác nhận bản đăng ký bảo vệ môi trường theo phân cấp, đề án bảo vệ môi trường đơn giản. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước cần thường xuyên thực hiện kiểm soát ô nhiễm để đưa công tác bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất kinh doanh đi vào nề nếp.

Đối với các cơ sở sản xuất, đơn vị kinh doanh phải định kỳ tiến hành quan trắc, kiểm soát nguồn thải và báo cáo kết quả về cơ quan quản lý.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nội dung luận văn với đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” đã rút ra được một số kết luận và kiến nghị sau:

1. Kết luận

1. Luận văn xác định được lượng và thành phần CTRSH trên toàn huyện. Bình

quân trên toàn huyện, lượng CTRSH thu gom được trên đầu người là 0,1 kg/người/ ngày.đêm, còn thấp hơn rất nhiều so với lượng CTRSH phát sinh trung bình của khu vực đồng bằng sông Hồng là 0,4-0,6 kg/người/ngđ. Tổng lượng CTRSH thu gom xác định được là 16.558 tấn (năm 2017) trong đó CTRHC chiếm đa số (trên 57.4%), còn lại là CTR vô cơ. Tuy nhiên, tỉ lệ thu gom và xử lý còn thấp, ước tính chỉ đạt trên 30%. Mặc dù trên địa bàn huyện đã có bãi xử lý hợp vệ sinh, tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế trong công tác quản lý, ngoài lượng CTRSH được thu gom với tỉ lệ khiêm tốn, vấn đề CTR nông nghiệp đặc biệt là CTR chăn nuôi, bên cạnh đó là CTRYT, CTR xây dựng, CTRCN và làng nghề gần như còn bỏ ngỏ, chưa có giải pháp xử lý phù hợp và triệt để. Với xu hướng CTR tăng hằng năm, tỉ lệ 3-5%, đây thực sự là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sống của địa phương, môi trường và định hướng phát triển kinh tế xã hội của Ba Vì thời gian tới. Nhận thức được điều này, những năm gần đây UBND huyện, thành phố cũng đã có những nỗ lực đáng kể, tuy nhiên do còn nhiều hạn chế về nhận thức, phương tiện, con người cũng như nguồn lực nên vấn đề quản lý CTRSH còn nhiều hạn chế, chưa đạt hiệu quả như mong đợi.

2. Đánh giá được hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý cũng như quản lý CTRSH trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế so với các quận, huyện khác trong thành phố Hà Nội. Tỷ lệ CTRSH chưa được phân loại, thu gom và xử lý chưa triệt để, tỉ lệ thu gom xử lý chỉ đạt 25 - 40%, bằng một nửa tỉ lệ thu gom ở các quận nội thành và các khu công nghiệp. Việc thu gom, xử lý CTR còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch chung, bên cạnh sự nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận lớn người dân cũng như chính quyền về công tác quản lý CTR còn nhiều hạn chế. Dẫn tới hiệu quả quản lý CTR còn chưa cao.

3. Luận văn đã đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn huyện. Trên cơ

giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH trên địa bàn. Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn phân loại CTRSH tại nguồn; đề xuất dụng cụ, phương tiện và lịch trình thu gom vận chuyển phù hợp. Về giải pháp kĩ thuật, phân tích, đánh giá và đưa ra được giải pháp hiệu quả và phù hợp nhất với địa phương, đó là: Xây dựng nhà máy xử lý CTRSH bằng phương pháp đốt rác kết hợp chôn lấp và ủ compost, công suất xử lý ước tính 500 tấn/ngày.đêm, giải quyết triệt để các loại CTRSH phát sinh trên địa bàn, kể cả CTR thông thường từ y tế, công nghiệp, làng nghề và các điểm du lịch trên địa bàn.

2. Kiến nghị

1. Cần xây dựng cơ chế chính sách cụ thể hơn cho công tác quản lý CTRSH

tại địa phương, cụ thể:

Cơ chế chính sách về phân loại CTR tại nguồn: Hình thành và hoàn thiện hơn hành lang pháp lý cho công tác phân loại CTR tại nguồn.

Cơ chế chính sách xã hội hóa công tác quản lý CTRSH và bảo vệ môi trường: Ưu đãi đới với địa phương, người dân quy hoạch và xây dựng khu xử lý CTR, trạm trung chuyển CTRSH; ưu tiên đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật phục vụ xử lý CTRSH; Hình thành và phát triển việc thành lập HTX dịch vụ môi trường, tổ đội VSMT tự quản, có chính sách ưu đãi nhằm thu hút các thành phần kinh tế tư nhân tham gia các hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTR,…

Đảm bảo sự thống nhất và phối hợp đồng bộ các hoạt động quản lý CTR từ Thành phố, UBND huyện, tới HTX dịch vụ môi trường và các tổ chức, cá nhân và người dân về tất cả các mặt từ hành chính, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế và xã hội.

2. Đưa chương trình giáo dục môi trường vào hệ thống các trường học, vào các buổi sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể, cụm dân cư địa phương trên địa bàn huyện; nâng cao nhận thức của người dân trong công tác quản lý CTR.

3. Tiến hành xây dựng nhà máy xử lý theo phương pháp đốt đã đề xuất, nhằm

giải quyết hiệu quả và chủ động các nguồn CTR phát sinh trên địa bàn, và các tác động không mong muốn tới môi trường, kinh tế, xã hội do hậu quả của phương pháp xử lý cũ còn nhiều hạn chế.

4. Kết quả của luận văn là tài liệu tham khảo quan trọng cũng như là cơ sở cho

các nghiên cứu tiếp theo nghiên cứu về hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì nói riêng và các địa bàn khác nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo (2011), Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Viện Chiến lược và Chính sách TN&MT.

2. Báo cáo (2007), Kiểm kê chất thải điện tử ở Việt Nam, JICA.

3. Báo cáo hiện trạng Môi trường quốc gia (2011), Chất thải rắn - Bộ Tài nguyên & Môi trường, Hà Nội.

4. Báo cáo hiện trạng Môi trường quốc gia (2014), Môi trường nông thôn - Bộ Tài nguyên & Môi trường, Hà Nội.

5. Báo cáo hiện trạng Môi trường quốc gia (2016), Môi trường đô thị - Bộ Tài nguyên & Môi trường, Hà Nội.

6. Báo cáo tóm tắt, Qui hoạch xử lý CTR Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Tài liệu phục vụ kỳ họp thứ 6 của UBND thành phố Hà Nội.

7. Báo cáo (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Vì đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, UBND huyện Ba Vì.

8. Báo cáo (2017), Quan trắc môi trường định kì bãi xử lý rác thải Xuân Sơn, Phòng công nghệ, Công ty CP Dịch vụ môi trường Thăng Long.

9. Báo cáo (2017), Tổng hợp khối lượng thu gom vận chuyển CTRSH trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội​ (Trang 67 - 123)