Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội​ (Trang 28 - 30)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, trên địa bàn huyện có một phần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện, phía Đông giáp Sơn Tây, phía Đông Nam giáp huyện Thạch Thất, phía Nam giáp các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn của Hòa Bình. Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì, Phú Thọ, với ranh giới là sông Hồng (sông Thao) nằm ở phía Bắc. Phía Tây giáp các huyện Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy của Phú Thọ, Phía Đông giáp huyên Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là sông Hồng.

Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa, trên địa bàn 30 xã và 01 thị trấn; diện tích tự nhiên 428,0 km2, lớn nhất trong số các quận huyện của thành phố Hà Nội.

Ở ranh giới của huyện với tỉnh Phú Thọ có hai ngã ba sông là: Ngã ba Trung Hà giữa sông Đà và sông Hồng tại địa phận xã Phong Vân và ngã ba sông Hạc giữa sông Hồng và sông Lô tại địa phận xã Tản Hồng và Phú Cường.

Các điểm cực:

Cực Bắc là xã Phú Cường. Cực Tây là xã Thuần Mỹ. Cực Nam là xã Khánh Thượng. Cực Đông là xã Cam Thượng.

Hình 3.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu ( trang này cứ để nguyên 1 trang để anh cho bản đồ vào sau)

3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn, tài nguyên Đặc điểm khí hậu:

Đặc điểm chung của Ba Vì bị chi phối bởi các yếu tố vĩ độ Bắc, cơ chế gió mùa, tạo nên khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa Đông lạnh và khô. Nhiệt độ trung bình năm trong khu vực là 23,4oC. Ở vùng thấp, nhiệt độ thấp nhất xuống tới 2,7 oC, nhiệt cao nhất lên tới 42 oC. Ở độ cao 400 m, nhiệt độ trung bình năm 20,6 oC. Từ độ cao 1000 m trở lên, nhiệt độ chỉ còn 16 o

C.

Lượng mưa trung bình năm khá cao, khoảng 2500 mm, phân bố không đều trong năm, tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8. Độ ẩm trung bình cao, 86,1%. Vùng thấp thường khô hanh vào tháng 12, tháng 1. Từ độ cao 400 m trở lên gần như không có mùa khô [29].

Thủy văn:

Hệ thống sông suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thượng nguồn núi Ba Vì và núi Viên Nam. Các suối lớn và dòng nhánh chảy theo hướng Bắc, Đông Bắc và đều phụ lưu của sông Hồng. Ở phía Tây, các suối ngắn và dốc hơn so với phía Bắc và phía Đông, đều là phụ lưu của sông Đà. Các suối này thường gây lũ vào mùa mưa. Về mùa khô các suối nhỏ thường cạn kiệt. Các suối chính trong khu vực gồm có: Suối Cái, suối Mít, suối Ninh, suối Yến, suối Bơn,…[29].

Sông Đà chảy qua ở phía Nam núi Ba Vì, sông rộng cùng hệ thống suối khá dày như suối Ổi, suối Ca, suối Mít, suối Xoan,… Bên cạnh đó còn có các hồ chứa nước lớn như hồ Suối Hai, Đồng Mô, Hooc Cua,…dự trữ nước cho nông nghiệp và sinh hoạt. Đồng thời, tạo nên không gian thắng cảnh, môi trường cho du lịch, nghỉ dưỡng và các hoạt động kinh tế khác [29].

Tài nguyên thiên nhiên:

Với điều kiện khí hậu thủy văn phong phú. Ba Vì là địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và dồi dào. Đặc biệt là tài nguyên rừng và tài nguyên nước. Có vị trí đặt biệt với vùng nhờ các yếu tố thuận lợi như địa hình phân cách, núi cao sông sâu liền nhau, khí hậu thay đổi theo độ cao, vùng với thảm thực vật được bảo tồn tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội​ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)