Tỷ lệ Cấu trúc theo độ tuổi tham gia phỏng vấn, điều tra huyện Ba Vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội​ (Trang 39)

4.2. Hiện trạng CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì

4.2.1. Nguồn phát sinh, phân bố CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì

Qua số liệu của cơ quan quản lý cũng như phiếu điều tra, phỏng vấn, thì hiện nay nguồn phát sinh và phân bố CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì được tổng hợp như sau:

Bảng 4.8. Các nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì

STT Nguồn phát sinh Số lƣợng (tấn) Tỷ lệ %

1 Hộ gia đình, cá nhân 29.638 58

2 Khu du lịch, khu di tích,… 10.220 20

3 Chợ, trung tâm tương mại,… 7.665 15

4 Cơ quan nhà nước, bệnh viện, trường học,... 3.577 7

5 Tổng phát sinh 51.100 100

(Nguồn: UBND huyện Ba Vì, năm 2017)[9] Qua bảng tổng hợp trên ta có thể thấy chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu ở khu dân cư các xã trên địa bàn huyện, đặc biệt là ở những xã kinh tế phát triển, dân số đông, với lượng phát sinh là 29.638 tấn (chiếm 58%) lượng CTRSH phát sinh trên toàn địa bàn huyện.

Theo quy hoạch chung thủ đô huyện Ba Vì phát triển theo hướng du lịch tâm

9

25

43 13 10

Tỷ lệ cấu trúc theo độ tuổi tham gia phỏng vấn, điều tra huyện Ba Vì (%) 20-30 31-40 41-50 51-60 > 60

linh, nghỉ dưỡng. Chính vì vậy, trên địa bàn huyện tập trung rất nhiều Khu du lịch, khu resort như: Khu du lịch Ao Vua, Khoang xanh suối tiên,… Thác đa, Đầm Long, Vườn quốc gia Ba Vì, Resort Tản Đà, Resort Long Việt,… tại các khu du lịch này lượng phát sinh CTRSH lên tới 10.220 tấn (chiếm 20%) lượng phát sinh trong toàn huyện.

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các khu buôn bán, các chợ như Chợ Quảng Oai, Chợ Nhông, Chợ Mơ, Chợ Mộc,… và một số siêu thị trong huyện như siêu thị Lan Chi, siêu thị Lực Tiến,... với số phát sinh là 7.665 tấn (chiếm 15%). Tại các cơ quan nhà nước, bệnh viện, trường học phát sinh với số lượng 3.577 tấn (chiếm 7%) tổng lượng phát sinh trong toàn huyện.

Qua bảng tổng hợp ta có thể thấy CTRSH phát sinh chủ yếu từ hộ gia đình cá nhân trên địa bàn huyện, tuy nhiên với một số lượng lớn phát sinh tại các khu du lịch, nghỉ dưỡng có trên địa bàn đang là thách thức lớn cho địa phương trong công tác bảo vệ môi trường, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại các khu du lịch, nghỉ dưỡng trên. Mặc dù, huyện đã tăng cường thu gom, vận chuyển tại các khu vực trên tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thu gom tại đây gây mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng đến bộ mặt của địa phương.

4.2.2. Khối lượng và thành phần CTRSH

Với quy mô dân số ngày càng tăng, điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng phong phú và đa dạng. Đây cũng là nguyên nhân chính làm gia tăng thành phần và tải lượng rác thải sinh hoạt ở địa phương.

CTRSH phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau: các hộ gia đình, chợ, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính,… Với đặc điểm là một huyện nông thôn miền núi, CTRSH của Ba Vì có tỷ lệ chất hữu cơ khá cao, chủ yếu là thực phẩm thải, chất thải vườn và thành phần chất hữu cơ phân hủy chiểm tỉ lệ lớn (từ 50-65%) trong chất thải rắn sinh hoạt của địa phương.

Với dân số 282.624 người lượng phát sinh chất thải của ngươi dân ở Ba Vì khoảng 0,4-0,6 kg/người/ngày, ta có thể ước tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 140 tấn/ngày, tương đương 51.100 tấn/năm.

Kết quả tổng hợp tài liệu và phỏng vấn các bên liên quan cho thấy, năm 2017 toàn huyện thu gom được 16.558 tấn, đạt 32,4% tổng lượng CTRSH phát sinh. Giải

thích cho lí do tỉ lệ thu gom CTRSH trên địa bàn huyện lại đạt tỉ lệ thấp như vậy, Có một số nguyên nhân chính như sau:

Xuất phát điểm là một huyện nông thôn miền núi. Nhận thức về giữ gìn VSMT và thu gom CTRSH ở nhiều xã còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các xã miền núi, vùng kinh tế khó khăn. Bên cạnh đó, với sự phân bố dân cư không tập trung, lượng CTRSH phát sinh ở các khu vực này chưa nhiều, vấn đề tổ chức con người và phương tiện thu gom còn nhiều hạn chế, dẫn tới một số xã như Ba Vì, Khánh Thượng,… gần như không có thu gom và vận chuyển CTRSH.

Một nguyên nhân nữa là hầu hết các thành phần hữu cơ được người dân tận dụng lại cho chăn nuôi, làm phân bón,… và các chất vô cơ như: Nhựa, kim loại, thủy tinh,… cũng được người dân tái chế, tái sử dụng. Làm giảm đáng kể lượng CTRSH phát sinh tại địa phương.

Ngoài nguyên nhân do hạn chế trong ý thức của người dân. Vấn đề quản lý CTRSH ở địa phương cũng còn nhiều hạn chế. Sự thiếu đầu tư cho công tác môi trường, hạn chế về con người, cũng như phương tiện thu gom vận chuyển dẫn tới sự chậm trễ trong công tác xử lý CTRSH phát sinh. Làm giảm đáng kể tỉ lệ thu gom và vận chuyển CTRSH trên địa bàn.

Trong những năm gần đây. Lượng CTRSH có xu hướng gia tăng cao cả về số lượng, thay đổi khá rõ rệt về thành phần, với tỉ lệ chất vô cơ tăng cao hơn.

Bảng 4.9. Thành phần CTRSH khu vực nghiên cứu huyện Ba Vì STT Thành phần phát sinh Khối lƣợng ( tấn) Tỷ lệ (%)

1 Rác thải hữu cơ từ nhà bếp 41245 19.8

2 Rác thải hữu cơ từ sân vườn 78556 37.6

3 Rác hải vô cơ tái chế, tái sử dụng 81883 39.3 4 Rác thải vô cơ không tái chế, tái sử

dụng 6879 3.3

Hình 4.3. Tỷ lệ thành phần CTRSH trong khu vực nghiên cứu huyện Ba Vì

Từ kết quả điều tra thực tế cho thấy: Thành phần hữu cơ trong chất thải chiếm tỉ lệ cao nhất, lên tới 57,4% (xấp xỉ 3/4) trong tổng lượng CTRSH phát sinh. Điều này phù hợp với tỉ lệ thành phần của CTRSH nông thôn. Tuy nhiên, có tới trên 50% được sử dụng lại làm thức ăn chăn nuôi, phân bón, tái chế, tái sử dụng,… hoặc phục vụ các mục đích khác. Điều này dẫn tới tổng lượng CTRSH thu gom trên thực tế của huyện giảm đáng kể so với lượng phát sinh và tỉ lệ thành phần cũng có sự khác biệt lớn so với măt bằng chung.

Việc tổng hợp và phân tích kết quả của phiếu điều tra cho chúng ta biết thành phần và khối lượng phát sinh CTRSH của người dân địa phương. Tuy nhiên, không phải toàn bộ lượng CTRSH này được thu gom, vận chuyển và xử lý. Chính vì vậy, để có được số liệu chính xác của lượng và thành phần CTRSH việc phân tích thành phần tại bãi xử lý là cần thiết và phù hợp.

19.8

37,6 39.3

3.3

Thành phần CTRSH trong khu vực nghiên cứu huyện Ba Vì (%)

CTR hữu cơ từ nhà bếp

CTR hữu cơ từ sân vườn

CTR vô cơ tái chế, tái sử dụng

CTR vô cơ không tái chế, tái sử dụng

Hình 4.4. Tỷ lệ thành phần CTRSH huyện Ba Vì tại bãi xử lý Xuân Sơn

(Nguồn: Phòng công nghệ, Công ty CP Dịch vụ môi trường Thăng Long, 2018)[8]

Từ kết quả phân tích cho chúng ta thấy tỷ lệ chất hữu cơ chiếm 55% còn lại là vô cơ như gạch đá, tro, xỉ và các thành phần khác, thể hiện sự chuyển dịch trong thành phần của CTRSH của địa phương. Lý giải cho sự thay đổi này có thể nhận thấy sự phát triển của điều kiện kinh tế xã hội, cũng như sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và định hướng phát triển kinh tế của Ba Vì, từ một huyện nông thôn miền núi sang đẩy mạnh phát triển làng nghề và dịch vụ, kéo theo sự gia tăng về CTR vô cơ mà chủ yếu là CTR vô cơ không thể tái chế (nilon, tro, xỉ,…).

Hình 4.5. Biểu đồ CTRSH đƣợc thu gom huyện Ba Vì từ năm 2013-2017 55 18 15 3 1,5 0,5 7 Thành phần CTRSH của huyện Ba Vì

CTR hữu cơ: Rau, củ, quả, rơm rạ, lá cây,.. CTR vô cơ: gạch, đá, sành, sứ,… Mùn, đất, cát, tro, xỉ,… Nilon Nhựa Kim loại

Quần áo, vải vụn, chăm chiếu,..

Đơn vị tính: % 11994 12685 13485 14968 16558 10000 11000 12000 13000 14000 15000 16000 17000 18000

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tấ

n

Lƣợng CTRSH đƣợc thu gom của huyện Ba Vì

Nhìn trên biểu đồ số liệu ta có thể thấy, lượng CTRSH hàng năm của huyện Ba Vì có xu hướng gia tăng, với mức độ tăng trung bình 3-5% năm. Sự gia tăng lượng CTRSH là điều có thể nhận định được do một số nguyên nhân như: dân số phát triển cùng với điều kiện kinh tế xã hội được nâng cao, dẫn tới lượng CTRSH cũng tăng theo; ý thức của người dân được nâng cao, hiệu quả thu gom CTRSH được cải thiện, làm tỉ lệ CTRSH được thu gom tăng lên.

Hình 4.6. Biểu đồ CTRSH đƣợc thu gom theo tháng của huyện Ba Vì năm 2017

(Nguồn: UBND huyện Ba Vì, 2017)[9]

Từ biểu đồ cho ta thấy: Lượng CTRSH thu gom hàng tháng khoảng 1300 tấn/tháng, trung bình hơn 30 tấn/ngày, thường cao hơn vào tháng 8 và các tháng giáp tết. Có sự chênh lệch giữa lượng CTRSH này do: Vào các tháng giáp tết nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, dẫn tới lượng CTRSH phát sinh cũng tăng đột biến; riêng đối với tháng 8 là thời điểm thu hoạch nông sản và hoa quả, thời điểm này lượng chất thải nông nghiệp tăng vọt, dẫn tới tổng lượng CTRSH cũng tăng theo do trong quá trình thu gom có lẫn một lượng đáng kể chất thải nông nghiệp.

4.3. Hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì

4.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trường của huyện Ba Vì

1357 1358 1458 1275 1268 1275 1268 1685 1385 1357 1386 1486 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 T ấn Tháng

Lƣợng CTRSH đƣợc thu gom huyện Ba Vì năm 2017

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trường trên địa bàn huyện Ba Vì được thiết lập trên cơ sở quy định theo thông tư số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28 tháng 08 năm 2014. Sơ đồ bộ máy quản lý môi trường huyện Ba Vì được thể hiện ở hình sau:

Hình 4.7. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trƣờng huyện Ba Vì

Qua hình 4.7 về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trường huyện Ba Vì chúng ta thấy:

Đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường của phòng Tài nguyên và môi trường huyện là rất mỏng về số lượng trong khi Ba Vì là huyện có diện tích rộng, phân bố không đồng đều, tập trung tại trung tâm huyện và các xã đồng bằng, các khu du lịch nằm trên địa bàn huyện,… Chính vì vậy, cán bộ phụ trách môi trường của huyện khó có thể kiểm tra thường xuyên các điểm nóng về môi trường cũng như giám sát, kiểm tra thường xuyên địa bàn phụ trách.

Theo cơ cấu hiện tại mỗi xã có một cán bộ phụ trách môi trường có nhiệm vụ tham mưu cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý môi trường, kiểm tra, giám sát việc thu gom, vận chuyển và báo cáo với cơ quan chuyên môn cấp trên về

UBND HUYỆN BA VÌ

Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội Phòng TNMT huyện Ba Vì Trưởng phòng UBND các xã (nằm trên địa bàn huyện) Cán bộ môi trường ở xã Phó phòng (02 cán bộ) Cán bộ địa chính (08 cán bộ) Cán bộ môi trường (03 cán bộ)

tình hình quản lý môi trường tại địa phương, tuy nhiên ở những xã kinh tế phát triển mạnh, dân số đông, nơi tập trung nhiều cơ quan, tổ chức, bệnh viện, trường học,… thì cán bộ môi trường ở đây rất vất vả trong công tác quản lý CTRSH tại địa phương.

Từ thực tế cán bộ môi trường mỏng về số lượng nên rất khó khăn trong công tác quản lý, theo d i, giám sát việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH tại địa phương, khó khăn trong công tác tuyền truyền người dân, cá nhân, tổ chức thực hiện các chính sách của Nhà nước về công tác quản lý môi trường tại địa phương.

Hàng năm Phòng Tài nguyên và môi trường huyện đã phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức các hội nghị tập huấn về thu gom, xử lý, phân loại CTRSH cho người dân trên địa bàn huyện tuy nhiên do lực lượng mỏng, khối lượng công việc lớn nên chỉ thực hiện được 1 lần/xã/năm, với khoảng trên 3.000 người dân được tham gia hội nghị tuyên truyền đây là con số còn hạn chế so với nhu cầu cần tuyên truyền của địa phương.

4.3.2. Hiện trạng phân loại CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì

Theo kết quả điều tra, phỏng vấn đối với các hộ gia đình ta có bảng hiện trạng thu gom CTRSH tại khu vực nghiên cứu như sau:

Bảng 4.10. Bảng đánh giá hộ gia đình phân loại rác tại nguồn trong khu vực nghiên cứu trong khu vực nghiên cứu

STT Hiện trạng phân loại Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Số hộ phân loại CTRSH tại nguồn 18 20

2 Số hộ chưa phân loại CTRSH tại nguồn 72 80

3 Tổng số hộ tham gia phỏng vấn 90 100

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy phần lớn CTRSH tại khu vực nghiên cứu chưa được phân loại ngay tại nguồn. Đây là một thực trạng thường gặp ở các vùng nông thôn hiện nay.

Có một thực tế là, sự phân định giữa các loại rác thải và nguồn phát sinh cũng như dụng cụ chứa phù hợp là chưa r ràng.

Đối với hộ gia đình, ngoài những chất thải có thể tái sử dụng, tái chế được thì toàn bộ được quy thành rác và bỏ đi. Phương thức đơn giản là cho vào túi nilon và bỏ đi.

Lý giải cho thực trạng này.Theo ý kiến tổng hợp của đại diện lãnh đạo địa phương, cán bộ môi trường và người dân. Việc phân loại CTRSH chưa được thực hiện có hiệu quả do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Đây là vấn đề khó khăn đòi hỏi quá trình lâu dài và sự thống nhất trong quản lý. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương chưa cho phép thực hiện trên toàn địa bàn. Địa phương đang triển khai đối với các cơ sở đặc thù như bệnh viện, cơ sở sản xuất, làng nghề.

Huyện chưa có hệ thống xử lý cũng như phương tiện thu gom, vận chuyển riêng cho từng loại CTR mà hiện nay vẫn thu gom vận chuyển chung, xử lý chung.

Một phần do thói quen và nhận thức của người dân cũng như doanh nghiệp.

4.3.3. Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH

4.3.3.1. Hiện trạng thu gom và vận chuyển

Hoạt động thu gom CTRSH mới chỉ bắt đầu được thực hiện từ năm 2006 với hình thức xã hội hóa. Kết quả điều tra cho thấy, có khoảng 30-45% CTR được thu gom và vận chuyển, trong đó chủ yếu là CTRSH và CTR từ xây dựng, làng nghề và cơ sở sản xuất.

Phần lớn CTR từ nông nghiệp không được thu gom vận chuyển, đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn tới tình trạng ô nhiễm CTR tại địa phương.

Phương tiện thu gom, vận chuyển đang được sử dụng là xe rác và xe cơ giới. Rác thải được thu gom bằng xe rác theo lịch trình tùy từng vùng và chuyển tới điểm tập kết/bãi trung chuyển sau đó được chuyển tới khu xử lý bằng xe cơ giới

Bảng 4.11. Lịch trình thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì STT STT Thời gian thu gom vận chuyển Địa điểm (xã) Phƣơng tiện thu gom Phƣơng tiện vận chuyển Địa điểm ép rác Địa điểm xử lý 1 Thứ 2-4-6 18 xã dọc đường 32 và đê sông Đà, sông Hồng Xe gom rác (0,8m3) tiêu chuẩn Xe ép rác 7 tấn Điểm trung chuyển Bãi rác Xuân Sơn 2 Thứ 3-5-7 7 xã dọc tuyến đường 414, 415 Xe gom rác (0,8m3) tiêu chuẩn Xe ép rác 7 tấn Điểm trung chuyển Bãi rác Xuân Sơn 3 Chủ nhật 3 xã miền núi Xe gom rác (0,8m3) tiêu chuẩn Xe ép rác 7 tấn Điểm trung chuyển Bãi rác Xuân Sơn 4 Hằng ngày TT Tây Đằng, Vạn Thắng và dọc Quốc lộ 32; Đường 411: Sơn Tây - Đá Chông Xe gom rác (0,8m3) tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội​ (Trang 39)