Với quy mô dân số ngày càng tăng, điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng phong phú và đa dạng. Đây cũng là nguyên nhân chính làm gia tăng thành phần và tải lượng rác thải sinh hoạt ở địa phương.
CTRSH phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau: các hộ gia đình, chợ, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính,… Với đặc điểm là một huyện nông thôn miền núi, CTRSH của Ba Vì có tỷ lệ chất hữu cơ khá cao, chủ yếu là thực phẩm thải, chất thải vườn và thành phần chất hữu cơ phân hủy chiểm tỉ lệ lớn (từ 50-65%) trong chất thải rắn sinh hoạt của địa phương.
Với dân số 282.624 người lượng phát sinh chất thải của ngươi dân ở Ba Vì khoảng 0,4-0,6 kg/người/ngày, ta có thể ước tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 140 tấn/ngày, tương đương 51.100 tấn/năm.
Kết quả tổng hợp tài liệu và phỏng vấn các bên liên quan cho thấy, năm 2017 toàn huyện thu gom được 16.558 tấn, đạt 32,4% tổng lượng CTRSH phát sinh. Giải
thích cho lí do tỉ lệ thu gom CTRSH trên địa bàn huyện lại đạt tỉ lệ thấp như vậy, Có một số nguyên nhân chính như sau:
Xuất phát điểm là một huyện nông thôn miền núi. Nhận thức về giữ gìn VSMT và thu gom CTRSH ở nhiều xã còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các xã miền núi, vùng kinh tế khó khăn. Bên cạnh đó, với sự phân bố dân cư không tập trung, lượng CTRSH phát sinh ở các khu vực này chưa nhiều, vấn đề tổ chức con người và phương tiện thu gom còn nhiều hạn chế, dẫn tới một số xã như Ba Vì, Khánh Thượng,… gần như không có thu gom và vận chuyển CTRSH.
Một nguyên nhân nữa là hầu hết các thành phần hữu cơ được người dân tận dụng lại cho chăn nuôi, làm phân bón,… và các chất vô cơ như: Nhựa, kim loại, thủy tinh,… cũng được người dân tái chế, tái sử dụng. Làm giảm đáng kể lượng CTRSH phát sinh tại địa phương.
Ngoài nguyên nhân do hạn chế trong ý thức của người dân. Vấn đề quản lý CTRSH ở địa phương cũng còn nhiều hạn chế. Sự thiếu đầu tư cho công tác môi trường, hạn chế về con người, cũng như phương tiện thu gom vận chuyển dẫn tới sự chậm trễ trong công tác xử lý CTRSH phát sinh. Làm giảm đáng kể tỉ lệ thu gom và vận chuyển CTRSH trên địa bàn.
Trong những năm gần đây. Lượng CTRSH có xu hướng gia tăng cao cả về số lượng, thay đổi khá rõ rệt về thành phần, với tỉ lệ chất vô cơ tăng cao hơn.
Bảng 4.9. Thành phần CTRSH khu vực nghiên cứu huyện Ba Vì STT Thành phần phát sinh Khối lƣợng ( tấn) Tỷ lệ (%)
1 Rác thải hữu cơ từ nhà bếp 41245 19.8
2 Rác thải hữu cơ từ sân vườn 78556 37.6
3 Rác hải vô cơ tái chế, tái sử dụng 81883 39.3 4 Rác thải vô cơ không tái chế, tái sử
dụng 6879 3.3
Hình 4.3. Tỷ lệ thành phần CTRSH trong khu vực nghiên cứu huyện Ba Vì
Từ kết quả điều tra thực tế cho thấy: Thành phần hữu cơ trong chất thải chiếm tỉ lệ cao nhất, lên tới 57,4% (xấp xỉ 3/4) trong tổng lượng CTRSH phát sinh. Điều này phù hợp với tỉ lệ thành phần của CTRSH nông thôn. Tuy nhiên, có tới trên 50% được sử dụng lại làm thức ăn chăn nuôi, phân bón, tái chế, tái sử dụng,… hoặc phục vụ các mục đích khác. Điều này dẫn tới tổng lượng CTRSH thu gom trên thực tế của huyện giảm đáng kể so với lượng phát sinh và tỉ lệ thành phần cũng có sự khác biệt lớn so với măt bằng chung.
Việc tổng hợp và phân tích kết quả của phiếu điều tra cho chúng ta biết thành phần và khối lượng phát sinh CTRSH của người dân địa phương. Tuy nhiên, không phải toàn bộ lượng CTRSH này được thu gom, vận chuyển và xử lý. Chính vì vậy, để có được số liệu chính xác của lượng và thành phần CTRSH việc phân tích thành phần tại bãi xử lý là cần thiết và phù hợp.
19.8
37,6 39.3
3.3
Thành phần CTRSH trong khu vực nghiên cứu huyện Ba Vì (%)
CTR hữu cơ từ nhà bếp
CTR hữu cơ từ sân vườn
CTR vô cơ tái chế, tái sử dụng
CTR vô cơ không tái chế, tái sử dụng
Hình 4.4. Tỷ lệ thành phần CTRSH huyện Ba Vì tại bãi xử lý Xuân Sơn
(Nguồn: Phòng công nghệ, Công ty CP Dịch vụ môi trường Thăng Long, 2018)[8]
Từ kết quả phân tích cho chúng ta thấy tỷ lệ chất hữu cơ chiếm 55% còn lại là vô cơ như gạch đá, tro, xỉ và các thành phần khác, thể hiện sự chuyển dịch trong thành phần của CTRSH của địa phương. Lý giải cho sự thay đổi này có thể nhận thấy sự phát triển của điều kiện kinh tế xã hội, cũng như sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và định hướng phát triển kinh tế của Ba Vì, từ một huyện nông thôn miền núi sang đẩy mạnh phát triển làng nghề và dịch vụ, kéo theo sự gia tăng về CTR vô cơ mà chủ yếu là CTR vô cơ không thể tái chế (nilon, tro, xỉ,…).
Hình 4.5. Biểu đồ CTRSH đƣợc thu gom huyện Ba Vì từ năm 2013-2017 55 18 15 3 1,5 0,5 7 Thành phần CTRSH của huyện Ba Vì
CTR hữu cơ: Rau, củ, quả, rơm rạ, lá cây,.. CTR vô cơ: gạch, đá, sành, sứ,… Mùn, đất, cát, tro, xỉ,… Nilon Nhựa Kim loại
Quần áo, vải vụn, chăm chiếu,..
Đơn vị tính: % 11994 12685 13485 14968 16558 10000 11000 12000 13000 14000 15000 16000 17000 18000
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tấ
n
Lƣợng CTRSH đƣợc thu gom của huyện Ba Vì
Nhìn trên biểu đồ số liệu ta có thể thấy, lượng CTRSH hàng năm của huyện Ba Vì có xu hướng gia tăng, với mức độ tăng trung bình 3-5% năm. Sự gia tăng lượng CTRSH là điều có thể nhận định được do một số nguyên nhân như: dân số phát triển cùng với điều kiện kinh tế xã hội được nâng cao, dẫn tới lượng CTRSH cũng tăng theo; ý thức của người dân được nâng cao, hiệu quả thu gom CTRSH được cải thiện, làm tỉ lệ CTRSH được thu gom tăng lên.
Hình 4.6. Biểu đồ CTRSH đƣợc thu gom theo tháng của huyện Ba Vì năm 2017
(Nguồn: UBND huyện Ba Vì, 2017)[9]
Từ biểu đồ cho ta thấy: Lượng CTRSH thu gom hàng tháng khoảng 1300 tấn/tháng, trung bình hơn 30 tấn/ngày, thường cao hơn vào tháng 8 và các tháng giáp tết. Có sự chênh lệch giữa lượng CTRSH này do: Vào các tháng giáp tết nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, dẫn tới lượng CTRSH phát sinh cũng tăng đột biến; riêng đối với tháng 8 là thời điểm thu hoạch nông sản và hoa quả, thời điểm này lượng chất thải nông nghiệp tăng vọt, dẫn tới tổng lượng CTRSH cũng tăng theo do trong quá trình thu gom có lẫn một lượng đáng kể chất thải nông nghiệp.