Với hơn 282.624 người, hàng trăm cơ sở sản xuất lớn nhỏ, các trạm y tế và bệnh viện. Chưa kể diện tích nông nghiệp rộng lớn, các cơ quan đoàn thể, trường học, chợ và các khu du lịch phát triển một cách mạnh mẽ. Cùng với sự đi lên của kinh tế - xã hội, mức sống người dân được nâng cao, bộ mặt của một huyện nông thôn miền núi đang đổi thay từng ngày. Tuy nhiên, bên cạnh đó là áp lực đối với môi trường không ngừng gia tăng.
Cùng với sự nhận thức và quan tâm đúng đắn tới vấn đề môi trường. Sự chỉ đạo tích cực của thành phố, định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Huyện Ba Vì đã có những quyết định đúng đắn và kịp thời trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của địa phương. Cụ thể:
Theo quyết định số 894/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2012 của UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Ba Vì đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quy hoạch đã chỉ rõ:
Phát triển kinh tế - xã hội Ba Vì đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với tổng thể phát triển của Thành Phố, theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, hát huy tối đa lợi thế của huyện.
Phát huy cao nhất nội lực của huyện (tiềm năng đất đai, địa hình, vị trí địa lý,…) đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn lực, yếu tố bên ngoài tạo sự phát triển nhanh, bền vững, sớm đưa Ba Vì trở thành huyện có trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt mức trung bình của Thành phố vào năm 2020.
Đặc biệt, phát triển kinh tế theo hướng hiệu quả, bền vững, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ sự đa dạng sinh học, giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp.
Với mục tiêu đến năm 2030, Ba Vì là vùng không gian xanh, sạch, đẹp của thành phố với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo. Đã thể hiện sự quan tâm cũng như sự đánh giá, nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác BVMT của các cấp lãnh đạo cũng như nhân dân huyện Ba Vì.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tổng quan đối tƣợng điều tra
Với dân số hơn 282.624 người, phân bố trên diện tích 428 km2 trên địa bàn của 31 xã, dân cư phân bố phức tạp và không đồng đều. Cùng với sự phân bố dân cư, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội giữa các vùng của huyện cũng khác nhau. Dẫn tới tỉ lệ phát sinh, thành phần và hiệu quả quản lý CTRSH của các xã trên địa bàn huyện cũng rất khác nhau. Hơn thế nữa, trong thời gian vừa qua, công tác quản lý CTRSH trên địa bàn còn nhiều bất cập, yếu kém, đặc biệt với các xã vùng núi của huyện. Chính vì vậy, để xác định chính xác lượng CTRSH phát sinh, cũng như tỉ lệ, thành phần của chúng, từ đó đưa ra giải pháp quản lý phù hợp là cần thiết và đúng đắn. Và việc lập phiếu điều tra CTRSH thực tế phát sinh trên địa bàn cần được thực hiện.
Do địa hình phức tạp, dân số lại phân bố không đều, chia thành nhiều khu vực như thị trấn, nông thôn và nông thôn miền núi. Việc điều tra hết toàn bộ các đối tượng gặp nhiều khó khăn và không khả thi. Trong luận văn của mình, tôi đã lựa chọn 3 đối tượng có vai trò quan trọng trong việc xác định thành phần CTRSH phát sinh, hiệu quả của công tác quản lý và cơ sở cho các đề xuất giải pháp quản lý phù hợp, đó là: (1) Hộ gia đình; (2) Cán bộ môi trường; và (3) Lãnh đạo địa phương. Cụ thể:
4.1.1. Điều tra, phỏng vấn hộ gia đình
CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình chiếm đa số trong tổng lượng CTRSH trên địa bàn. Và cũng là loại có thành phần phức tạp, đa dạng nhất.
Với đặc điểm dân cư phân bố theo vùng, với 3 vùng cơ bản là: Thị trấn, nông thôn và nông thôn miền núi. Tôi đã tiến hành điều tra theo 3 vùng này. Cụ thể: với thị trấn, huyện Ba Vì có 01 thị trấn là Thị trấn Tây Đằng, nơi tập trung đông dân cư, các cơ quan hành chính, trường học,… của huyện đều được đặt tại đây. Bên cạnh đó, xung quanh là các xã như Tiên Phong, Chu Minh, Vật Lại,… dân cư đông đúc, kinh tế - xã hội phát triển nhất trong toàn huyện.
Tại Thị trấn Tây Đằng, tôi đã lựa chọn Thôn Lai Bồ để tiến hành điều tra phỏng vấn, với tổng số phiếu điều tra là 30 phiếu.
Bảng 4.1. Danh sách hộ gia đình lấy phiếu điều tra, phỏng vấn thôn Lai Bồ, TT Tây Đằng
STT Họ và tên STT Họ và tên STT Họ và tên
1 Phùng Đình Chất 11 Nguyễn Văn Thông 21 Nguyễn Thị Tuyết 2 Phùng Thị Liễu 12 Nguyễn Huyền Trang 22 Hồ Văn Đảm 3 Nguyễn Quang Tụy 13 Nguyễn Quang Đề 23 Nguyễn Văn Thi 4 Hồ Viết Cường 14 Nguyễn Văn Hưng 24 Phùng Thị Vân 5 Phạm Thị Mai Phương 15 Nguyễn Quang Hùng 25 Nguyễn Quang Đạt 6 Nguyễn Văn Lợi 16 Nguyễn Thị Ánh 26 Nguyễn Văn Tuyên 7 Nguyễn Quang Bình 17 Nguyễn Quang Phúc 27 Nguyễn Quang Thuần
8 Hồ Văn Tuyên 18 Phùng Văn Khánh 28 Hoàng Thị Thắm 9 Phạm Thị Thanh Huyền 19 Nguyễn Quang Vượng 29 Nguyễn Văn Linh 10 Nguyễn Văn Quyền 20 Nguyễn Thị Thu Thảo 30 Nguyễn Văn Nhân
Tại khu vực nông thôn đồng bằng, tôi chọn thôn Nhuận Trạch, xã Vạn Thắng được lựa chọn điều tra với số phiếu là 30 phiếu.
Bảng 4.2. Danh sách hộ gia đình lấy phiếu điều tra, phỏng vấn thôn Nhuận Trạch, xã Vạn Thắng
STT Họ và tên STT Họ và tên STT Họ và tên
1 Nguyễn Văn Chí 11 Nguyễn Văn Mẫn 21 Nguyễn Văn Được 2 Nguyễn Văn Thuận 12 Nguyễn Văn Nãi 22 Nguyễn Văn Môn 3 Đinh Văn Sinh 13 Đinh Xuân Tươi 23 Nguyễn Thị Hiệp 4 Nguyễn Thị Thanh 14 Nguyễn Văn Phương 24 Nguyễn Thị Chanh 5 Nguyễn Văn Nghê 15 Nguyễn Thị Thủy 25 Nguyễn Văn Hoàn 6 Nguyễn Văn Quang 16 Nguyễn Văn Toàn 26 Nguyễn Văn Thanh 7 Nguyễn Trọng Phẩm 17 Nguyễn Văn Tú 27 Nguyễn Văn Hùng 8 Nguyễn Thị Hồng 18 Nguyễn Văn Vững 28 Đinh Văn Dư 9 Nguyễn Văn Chịch 19 Nguyễn Thị Thiều 29 Nguyễn Văn Thêm 10 Nguyễn Văn Hòa 20 Nguyễn Văn Tăng 30 Nguyễn Văn Nhạc
Tại khu vực nông thôn miền núi, xã Minh Quang ở khu vực đồi núi, là xã có diện tích rộng, trên địa bàn xã có nhiều Di tích, đền chùa như: Khu di tích K9, Đền Trung, Đền Hạ, hiện tại trên địa bàn xã có sản phẩm Miến dong Minh Hồng đã được chứng nhận và gắn mác thương hiệu. Tại đây tôi chọn thôn Cốc Đồng Tâm, với số phiếu tiến hành điều tra là 30 phiếu.
Bảng 4.3. Danh sách hộ gia đình lấy phiếu điều tra, phỏng vấn thôn Cốc Đồng Tâm, xã Minh Quang
STT Họ và tên STT Họ và tên STT Họ và tên
1 Đinh Phạm Kiên 11 Phạm Quang Tha 21 Đinh Đức Thiện 2 Nguyễn Khánh Huyền 12 Nguyễn Thị Thoan 22 Phạm Doãn Hưng 3 Nguyễn Mạnh Chí 13 Nguyễn Xuân Quý 23 Lê Văn Cần 4 Hoàng Anh Trường 14 Phạm Ngọc Sơn 24 Phạm Thị Mai 5 Dương Văn Vinh 15 Phạm Doãn Hiên 25 Cấn Xuân Hiền 6 Đinh Thị Thảo 16 Phạm Thị Xuân 26 Đinh Quế Thụ 7 Đinh Văn Đệ 17 Hoàng Ngọc Bích 27 Nguyễn Việt Tiến 8 Nguyễn Duy Chính 18 Lê Văn Cẩn 28 Trần Ngọc Lương 9 Nguyễn Văn Cảnh 19 Dương Hùng Sơn 29 Nguyễn Thị Dung 10 Nguyễn Mai Phương 20 Dương Thị Thắng 30 Đinh Hồng Trường
4.1.2. Điều tra, phỏng vấn cán bộ môi trường
Song song với việc điều tra tại các hộ gia đình. Với việc lấy thông tin qua các phiếu điều tra, phỏng vấn đối với cán bộ môi trường các xã sẽ cung cấp cho tôi những thông tin quan trọng: Khối lượng CTRSH của toàn xã; tỉ lệ hộ gia đình tham gia thu gom xử lý CTRSH tập trung; phương tiện thu gom, vận chuyển, và giải pháp xử lý; mức độ ô nhiễm môi trường từ các nguồn tại địa phương; nhận thức của người dân về quản lý CTRSH và mức độ quan tâm tới công tác môi trường,…
Để đồng nhất với lượng, thành phần cũng như các ý kiến đóng góp của các hộ gia đình. Phiếu điều tra, phỏng vấn đối với cán bộ môi trường được thực hiện song song tại các địa điểm tương ứng là thị trấn Tây Đằng, xã Vạn Thắng và xã Minh Quang.
Bảng 4.4. Danh sách cán bộ môi trƣờng xã lấy phiếu điều tra, phỏng vấn
STT Họ và tên Đơn vị công tác Chức vụ
1 Nguyễn Văn Phương Thị trấn Tây Đằng Cán bộ phụ trách MT 2 Đinh Thị Hồng Vân Xã Vạn Thắng Cán bộ phụ trách MT 3 Nguyễn Xuân Quyền Xã Minh Quang Cán bộ phụ trách MT
4.1.3. Điều tra, phỏng vấn lãnh đạo địa phương
Cùng với người dân địa phương là người trực tiếp thải ra lượng CTRSH, cán bộ môi trường là người chuyên trách thì lãnh đạo địa phương lại là người đóng góp vai trò quan trọng trong công tác quản lý. Việc chỉ đạo thực hiện, hay thay người dân đưa ra các kiến nghị, giải pháp để quản lý có hiệu quả lại thuộc về vai trò của người lãnh đạo. Chính vì vậy, ý kiến của lãnh đạo địa phương có tính đại diện cho nhân dân và là người chỉ đạo dẫn dắt nhân dân thực hiện tốt công tác BVMT cũng như quản lý tốt CTRSH phát sinh trên địa bàn.
Phiếu điều tra, phỏng vấn đối với lãnh đạo địa phương được thực hiện tại 3 xã tương ứng là Thị trấn Tây Đằng, xã Vạn Thắng, xã Minh Quang và đặc biệt là có ý kiến của UBND huyện. Qua đó, có thể đánh giá chính xác hơn hiện trạng cũng như phương hướng, quy hoạch quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì.
Bảng 4.5. Danh sách cán bộ lãnh đạo xã lấy phiếu điều tra, phỏng vấn
STT Họ và tên Đơn vị công tác Chức vụ
1 Nguyễn Văn Tùng Thị trấnTây Đằng Phó chủ tịch 2 Trần Minh Khôi Xã Vạn Thắng Phó chủ tịch 3 Đỗ Văn Minh Xã Minh Quang Phó chủ tịch
4.1.4. Đánh giá chung về kết quả điều tra, phỏng vấn
Trong quá trình lấy phiếu điều tra, phỏng vấn tại các địa phương trong khu vực nghiên cứu tôi quan tâm lựa chọn đến tỷ lệ nam, nữ, cấu trúc độ, không tập trung vào một đối tượng, độ tuổi cụ thể. Như vậy sẽ tính được trung bình mức độ phát sinh chất thải tại khu vực nghiên cứu đó.
Qua bảng tổng hợp số liệu điều tra, phỏng vấn về các hộ gia đình, cán bộ môi trường và lãnh đạo xã tham gia điều tra, phỏng vấn đã tổng hợp được bảng tỷ lệ thành phần nam, nữ tham gia phỏng vấn điều tra sau:
Bảng 4.6. Tỷ lệ nam, nữ tham gia phỏng vấn, điều tra huyện Ba Vì
STT Đơn vị Tổng số (ngƣời) Nữ (ngƣời) Nam (ngƣời) Nam (%) Nữ (%) 1 TT Tây Đằng 32 7 25 78 22 2 Xã Vạn Thắng 32 9 23 72 28 3 Xã Minh Quang 32 9 23 72 28 Tổng 96 25 71 74 26
Qua bảng 4.6 ta thấy được tỷ lệ phỏng vấn, điều tra của khu vực nghiên cứu như sau: nữ là 25 người (chiếm 26%), nam là 71 người (chiếm 74%).
Hình 4.1. Tỷ lệ nam, nữ tham gia phỏng vấn, điều tra huyện Ba Vì
Qua bảng tổng hợp số liệu về các hộ gia đình, cán bộ môi trường và lãnh đạo tham gia điều tra, phỏng vấn đã thống kê được tỷ lệ cấu trúc theo độ tuổi tại khu vực nghiên cứu như sau:
Bảng 4.7. Tỷ lệ cấu trúc theo độ tuổi tham gia phỏng vấn, điều tra huyện Ba Vì Độ tuổi 20-30 31-40 41-50 51-60 > 60 Tổng
Số ngƣời 9 24 41 12 10 96
Tỷ lệ % 9 25 43 13 10 100
74 26
Tỷ lệ nam, nữ tham gia phỏng vấn, điều tra huyện Ba Vì (%)
Nam Nữ
Hình 4.2. Tỷ lệ cấu trúc theo độ tuổi tham gia phỏng vấn, điều tra huyện Ba Vì 4.2. Hiện trạng CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì
4.2.1. Nguồn phát sinh, phân bố CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì
Qua số liệu của cơ quan quản lý cũng như phiếu điều tra, phỏng vấn, thì hiện nay nguồn phát sinh và phân bố CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì được tổng hợp như sau:
Bảng 4.8. Các nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì
STT Nguồn phát sinh Số lƣợng (tấn) Tỷ lệ %
1 Hộ gia đình, cá nhân 29.638 58
2 Khu du lịch, khu di tích,… 10.220 20
3 Chợ, trung tâm tương mại,… 7.665 15
4 Cơ quan nhà nước, bệnh viện, trường học,... 3.577 7
5 Tổng phát sinh 51.100 100
(Nguồn: UBND huyện Ba Vì, năm 2017)[9] Qua bảng tổng hợp trên ta có thể thấy chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu ở khu dân cư các xã trên địa bàn huyện, đặc biệt là ở những xã kinh tế phát triển, dân số đông, với lượng phát sinh là 29.638 tấn (chiếm 58%) lượng CTRSH phát sinh trên toàn địa bàn huyện.
Theo quy hoạch chung thủ đô huyện Ba Vì phát triển theo hướng du lịch tâm
9
25
43 13 10
Tỷ lệ cấu trúc theo độ tuổi tham gia phỏng vấn, điều tra huyện Ba Vì (%) 20-30 31-40 41-50 51-60 > 60
linh, nghỉ dưỡng. Chính vì vậy, trên địa bàn huyện tập trung rất nhiều Khu du lịch, khu resort như: Khu du lịch Ao Vua, Khoang xanh suối tiên,… Thác đa, Đầm Long, Vườn quốc gia Ba Vì, Resort Tản Đà, Resort Long Việt,… tại các khu du lịch này lượng phát sinh CTRSH lên tới 10.220 tấn (chiếm 20%) lượng phát sinh trong toàn huyện.
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các khu buôn bán, các chợ như Chợ Quảng Oai, Chợ Nhông, Chợ Mơ, Chợ Mộc,… và một số siêu thị trong huyện như siêu thị Lan Chi, siêu thị Lực Tiến,... với số phát sinh là 7.665 tấn (chiếm 15%). Tại các cơ quan nhà nước, bệnh viện, trường học phát sinh với số lượng 3.577 tấn (chiếm 7%) tổng lượng phát sinh trong toàn huyện.
Qua bảng tổng hợp ta có thể thấy CTRSH phát sinh chủ yếu từ hộ gia đình cá nhân trên địa bàn huyện, tuy nhiên với một số lượng lớn phát sinh tại các khu du lịch, nghỉ dưỡng có trên địa bàn đang là thách thức lớn cho địa phương trong công tác bảo vệ môi trường, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại các khu du lịch, nghỉ dưỡng trên. Mặc dù, huyện đã tăng cường thu gom, vận chuyển tại các khu vực trên tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thu gom tại đây gây mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng đến bộ mặt của địa phương.
4.2.2. Khối lượng và thành phần CTRSH
Với quy mô dân số ngày càng tăng, điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng phong phú và đa dạng. Đây cũng là nguyên nhân chính làm gia tăng thành phần và tải lượng rác thải sinh hoạt ở địa phương.
CTRSH phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau: các hộ gia đình, chợ, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính,… Với đặc điểm là một huyện nông thôn miền núi, CTRSH của Ba Vì có tỷ lệ chất hữu cơ khá cao, chủ yếu là thực phẩm thải, chất thải vườn và thành phần chất hữu cơ phân hủy chiểm tỉ lệ lớn (từ 50-65%) trong chất thải rắn sinh hoạt của địa phương.
Với dân số 282.624 người lượng phát sinh chất thải của ngươi dân ở Ba Vì khoảng 0,4-0,6 kg/người/ngày, ta có thể ước tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 140 tấn/ngày, tương đương 51.100 tấn/năm.
Kết quả tổng hợp tài liệu và phỏng vấn các bên liên quan cho thấy, năm 2017 toàn huyện thu gom được 16.558 tấn, đạt 32,4% tổng lượng CTRSH phát sinh. Giải
thích cho lí do tỉ lệ thu gom CTRSH trên địa bàn huyện lại đạt tỉ lệ thấp như vậy, Có một số nguyên nhân chính như sau:
Xuất phát điểm là một huyện nông thôn miền núi. Nhận thức về giữ gìn VSMT và thu gom CTRSH ở nhiều xã còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các xã miền