Tổng hợp số liệu tại Khu xử lý rác thải Xuân Sơn năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội​ (Trang 52 - 56)

STT Khối lƣợng tiếp nhận (Tấn) Xử lý bằng đốt Xử bằng chôn lấp Khối lƣợng (Tấn) Tỷ lệ % Khối lƣợng (Tấn) Tỷ lệ % 1 463.604,4 296.706,816 64 166.897,584 36

(Nguồn: Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trực thuộc Sở xây dựng thành phố Hà Nội, năm 2017)[10].

Qua bảng số liệu tổng hợp tại khu xử lý Xuân Sơn ta có thể thấy khu xử lý đang sử dụng cả công nghệ hiện đại là đốt rác và xử lý rác thải truyền thống là chôn lấp. Hiện nay, khu xử lý đang được tiếp tục đầu tư công nghệ nhà máy đốt rác cũng như mở rộng diện tích bãi chôn lấp để đáp ứng nhu cầu xử lý ngày càng tăng cao của thành phố.

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ đốt rác tại khu xử lý đạt tỷ lệ cao chiếm đến 64% tổng CTR chuyển đến khu xử lý.

Công nghệ xử lý đang áp dụng tại khu xử lý Xuân Sơn là đốt rác và chôn lấp hợp vệ sinh. Hiện nay khu xử lý đang có 2 nhà máy đốt rác với công suất xử lý 600 tấn/ngày.đêm, đang hoạt động cùng với đó là khu chôn lấp hợp vệ sinh. Theo công suất thiết kế ban đầu là 120 tấn/ngày.đêm với diện tích 13 ha. Theo quy hoạch mở rộng bãi, đến năm 2020 sẽ nâng diện tích lên 26 ha với công suất xử lý 700 tấn/ngày.đêm; đến năm 2030 sẽ là 57 ha, công suất xử lý 1500 tấn/ngày.đêm và đến năm 2050 tổng diện tích là 73,5 ha với công suất ước tính đạt 2.500 tấn/ha.

Như vậy, mặc dù trên địa bàn huyện đã có nhà máy đốt rác và bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Việc áp dụng biện pháp xử lý là chôn lấp, đây là phương pháp rẻ tiền, đang được áp dụng phổ biến cho xử lý CTR thông thường mà đa số là CTRSH. Đây cũng là một hạn chế lớn của phương pháp này. Ngoài yêu cầu về quỹ đất lớn, nguy cơ gây ô nhiễm cao, chi phí cho quản lý và các chi phí khác lớn,… phương pháp

chôn lấp không giải quyết được chất thải y tế, chất thải công nghiệp, làng nghề và một số loại CTR nguy hại khác. Mà trên địa bàn lại không có cơ sở xử lý các loại CTR này. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng về dân số, sự phát triển của công nghiệp, làng nghề,… lượng CTR từ y tế, công nghiệp, làng nghề đang tăng, đòi hỏi cấp thiết phải có công trình xử lý phù hợp.

Qua khảo sát thực tế tại khu xử lý rác Xuân Sơn, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì. Đây là khu xử lý duy nhất trên địa bàn, toàn bộ CTR thông thường được tập trung xử lý tại đây. Được chính thức đưa vào sử dụng từ năm 1999, với một ô chôn lấp, tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn hàng loạt các vấn đề bất cập đã xảy ra. Trước hết, do thiếu sự quản lý chặt chẽ cũng như quy trình vận chuyển, xử lý đúng đắn, ngay trong khâu vận chuyển nước rỉ rác, mùi, rác,… rơi vãi từ các xe chuyên trở dọc theo các tuyến dường vận chuyển gây ảnh hưởng rất nhiều tới người dân và mĩ quan. Hơn thế nữa, khâu xử lý còn chưa đạt hiệu quả, ngoài nước mưa chảy tràn từ các hố chôn lấp, bề mặt bãi xử lý ra khu vực kênh mương xung quanh, đặc biệt là xuống hồ Xuân Khanh là hồ nước ngọt dự trữ nước cho tưới tiêu và sinh hoạt của người dân địa phương. Trên hết là mùi phát sinh từ khu xử lý ảnh hưởng nặng nề tới dân cư. Liên tục những kiến nghị, ý kiến phản đối về phía khu xử lý của người dân đia phương từ suốt những năm từ khi bãi rác xây dựng và hoạt động. Và cao trào là vào tháng 8 năm 2017 người dân địa phương đã tổ chức chặn xe chuyên trở, không cho xe vào đổ rác, dẫn tới tình trạng huyện Ba Vì, Thị xã Sơn Tây “ngập trong rác”. Sau rất nhiều lần nói chuyện, thương thảo và cam kết với người dân. Tình trạng này mới được hạn chế, ngoài việc có ý thức và trách nhiệm hơn trong vận chuyển và xử lý. Việc áp dụng công nghệ mới FUKUOKA cho khu xử lý về cơ bản đã cải thiện được vấn đề mùi. Tuy nhiên, vấn đề xử lý nước rỉ rác, đặc biệt là khi có mưa lượng nước tăng đột biến, vượt quá khả năng xử lý của nhà máy được thiết kế, dẫn tới tình trạng ô nhiễm vẫn còn tiếp diễn. Gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.

Tính đến thời điểm hiện tại, khu xử lý đã chuyển sang giai đoạn thứ 3. Với việc hoàn thành và đóng 3 ô chôn lấp với tổng diện tích đóng bãi là 7,2 ha và đang vận hành ô thứ 2 của giai đoạn 2 với diện tích ô chôn lấp là 3 ha. Như vậy, chỉ trong

vòng 15 năm, tổng diện tích đất sử dụng cho chôn lấp đã lên tới gần 10 ha. Với quy mô diện tích thiết kế ban đầu là 26 ha, cùng với lượng CTR gia tăng không ngừng theo thời gian, ước tính đến năm 2020 là 700 tấn/ngày.đêm, gấp gần 6 (sáu) lần công suất thiết kế ban đầu (120 tấn/ngày.đêm) thì chỉ sau chưa đến 30 năm sẽ sử dụng hết diện tích bãi chôn lấp.

Hơn thế nữa, việc quản lý bãi chôn lấp sau khi đóng bãi cũng không phải là một vấn đề đơn giản. Ngoài việc phải phủ xanh bề mặt, duy trì hành lang an toàn. Việc kiểm soát không để xảy ra ô nhiễm về mùi, rò rì nước rác,… cũng là cả một vấn đề lớn. Nếu làm không tốt, vô hình chung chúng ta như đang thả “một lọ thuốc độc xuống giếng nước”. Theo nhiều con số thống kê, tỉ lệ người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh về hô hấp và da liễu xung quanh khu vực có nguy cơ tăng cao hơn trước, gây nhiều hoang mang cho người dân địa phương.

Ngoài việc quản lý và vận hành khu xử lý hiện tại thật tốt để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của nó. Theo hướng xử lý triệt để mùi, nước thải và tiết kiệm tối đa quỹ đất, biến rác thải thành nguyên liệu (ủ phân compost, sản xuất dầu DO, khí sinh học,…) nhằm giải quyết tận gốc vấn đề môi trường, khuyến khích đầu tư vào xử lý CTR, ổn định dân sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống và cảnh quan.

Hình 4.9. Khu xử lý rác Xuân Sơn - Tản Lĩnh - Ba Vì

4.3.4. Diễn biến khối lượng CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì đến năm 2025

4.3.4.1. Cơ sở dự báo dân số và tỷ lệ tăng dân số của huyện Ba Vì

Theo “Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Vì đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” đã được Thành phố Hà Nội phê duyệt dự báo mức gia tăng dân số giai đoạn 2015 - 2020 là 1%, từ năm 2021 - 2025 là 0.9%.

Dựa vào biểu thức (1) đã đưa ra trong mục 2.4.2.2 (phương pháp dự báo) có thể dự báo số dân của huyện Ba Vì (số dân đăng kí chính thức). Ngoài số dân đăng kí chính thức, trong quá trình tính toán cần phải quan tâm đến số dân không đăng kí chính thức và lượng khách vãng lai, ước lượng khoảng 10% tổng số dân đăng kí chính thức. Do vậy, tổng số dân huyện Ba Vì từ năm 2017-2025 được dự báo như trong bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội​ (Trang 52 - 56)