Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội​ (Trang 30 - 32)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số và lực lượng lao động

Dân số của huyện Ba Vì năm 2017 là 282.624 người. Lực lượng lao động của huyện Ba Vì năm 2017 có khoảng hơn 100.000 người, chiếm 38% dân số, trong đó lao động đang có việc làm (chiếm 92% số người trong độ tuổi lao động) thì lao động nông nghiệp chiếm 62%, dịch vụ thương mại chiếm 22,3%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 15,7%. Lao động chưa có việc làm thường xuyên chiếm 7,8% số người trong độ tuổi lao động. Có thể nói, nguồn lao động của huyện khá dồi dào, tuy nhiên lao động chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu, nên kinh tế còn nhiều khó khăn [28].

3.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

Với đặc thù là vùng nông thôn miền núi, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Đời sống vật chất tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của thành phố, sự nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Ba Vì đã phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX (2015-2020). Các mục tiêu đạt được vượt Nghị quyết đề ra. Tổng giá trị sản xuất năm 2017 đạt 23.795 tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ; Cơ cấu kinh tế theo giá trị sản xuất: Nhóm ngành dịch vụ - du lịch chiếm 40,6%; Nông, lâm nghiệp chiếm 37,8%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 21,6% [28]. Sản xuất nông lâm thủy sản theo giá trị tăng thêm đạt 8.995 tỷ đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ. Nông nghiệp với hai sản phẩm đặc trưng là chè sản lượng 12.800 tấn/năm và sản lượng sữa tươi đạt 9.750 tấn/năm [28].

Sản xuất công nghiệp, TTCN - xây dựng: Giá trị tăng thêm đạt 5.130 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ. Huyện có hai cụm công nghiệp nhỏ là Cam Thượng và Đồng Giai, cùng với 12 làng nghề đang hoạt động hiệu quả [28].

Dịch vụ du lịch: với điều kiện tự nhiên ưu đãi, du lịch hiện đang là ngành được quan tâm đặc biệt của Ba Vì, và đang mang lại giá trị to lớn. Giá trị tăng thêm đạt 9.670 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch đạt 70 tỷ đồng, thu hút 1,5 triệu lượt khách đến Ba Vì mỗi năm. Toàn huyện có 15 đơn vị hoạt dộng kinh doanh du lịch [28].

Chính sách xã hội, lao động việc làm, nông nghiệp, nông thôn, nông dân được quan tâm giải quyết việc làm mới cho 10.750 lao động. Sự nghiệp giáo dục được coi trọng, đã có hơn 44 trường trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia. Công tác y tế đã có 23/31 trạm có bác sỹ, 30/31 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Về văn hóa đã có 96 làng và 45 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa, TDTT tiếp tục phát triển mạnh [28].

Cải cách hành chính có sự tiến bộ nhanh, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể luôn có sự chỉ đạo tập trung; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết đề ra.

Với truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất và bảo vệ tổ quốc đươc sự quan tâm của Trung ương, Thành ủy , HĐND, UBND và các Sở ban ngành Thành phố. Ba Vì luôn phấn đấu trở thành huyện phát triển của thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội​ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)