khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác BVMT. Xây dựng các quy ước, hương ước, cam kết về BVMT, các mô hình tự quản về môi trường của cộng đồng dân cư. Phát triển các phong trào quần chúng tham gia BVMT, khen thưởng các điển hình tiên tiến về BVMT.
Xã hội hóa công tác BVMT chính là việc huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các tổ chức xã hội và cộng đồng tham gia các hoạt động BVMT, là việc huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp BVMT và của đất nước.
Mục đích của xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là nhằm phát huy tối đa các nguồn lực trong xã hội tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Các giải pháp thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường.
Áp dụng các chế tài cần thiết để xử lý nghiêm các nhà máy, xí nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
4.5.2.2. Tổ chức hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH
Về phương tiện thu gom: Trước đây, khi chưa có dịch vụ vệ sinh môi trường. Công tác vệ sinh được giao về cho các địa phương, tổ đội phụ trách của địa phương tận dụng các phương tiện sẵn có như xe bò, xe cải tiến, công nông,… Việc này dẫn tới hiệu quả thu gom và xử lý kém, gây ô nhiễm môi trường do nhiều trường hợp chất thải để lâu ngày không được thu gom xử lý do chưa đến lịch thu gom.
Hiện nay, UBND huyện Ba Vì mà trực tiếp là Phòng TNMT huyện ký hợp đồng vệ sinh môi trường thu gom chất thải rắn sinh hoạt với Công ty CP đầu tư và phát triển CNC Minh Quân, rác được thu gom bằng xe thu gom tiêu chuẩn và vận chuyển bằng cơ giới chuyên dụng tới khu xử lý. Hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển đã có những cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, còn nhiều hạn chế:
Xe thu gom và vận chuyển tiêu chuẩn hiện nay mới có một loại, chung cho tất cả các loại CTR. Không có xe chuyên dụng cho từng loại CTR, dẫn tới hiệu quả phân loại CTR tại nguồn giảm và gặp khó khăn.
Giải pháp đề xuất là cải tiến xe tiêu chuẩn từ một ngăn thành 2 ngăn, một ngăn chứa chất vô cơ và một ngăn chứa chất hữu cơ. Giải pháp này tuy tiết kiệm được số lượng xe và nhân công, tuy nhiên lại khó khăn trong bốc dỡ và chuyển rác từ xe gom lên xe vận chuyển.
4.5.2.3. Công tác quản lý
Với việc UBND huyện Ba Vì ký hợp đồng vệ sinh môi trường và thu gom rác thải của Công ty CP đầu tư và phát triển CNC Minh Quân. Mà Phòng TNMT là cơ quan chuyên môn, cùng với UBND các xã (trực tiếp phụ trách ở địa phương cán bộ môi trường xã) cùng thực hiện công tác quản lý CTRSH trên địa bàn toàn huyện.
Với quan điểm, chính quyền quản lý hành chính, kiểm tra, giám sát và đơn vị dịch vụ thực hiện. Sự kết hợp giữa hai thành phần này là yếu tố quyết định hiệu quả công tác quản lý.
Một trong những vấn đề khó khăn trong công tác quản lý đó là nguồn nhân lực. Hiệu quả của công tác thu gom, vận chuyển, xử lý cũng như phân loại CTRSH và quản lý các bãi tập kết liên quan trực tiếp tới cán bộ môi trường xã, vì đây là người được phân công phụ trách toàn bộ công tác liên quan đến CTRSH tại địa phương, mà theo biên chế hành chính, hiện nay mỗi xã chỉ có 1 cán bộ môi trường, chưa kể nhiều xã cán bộ môi trường còn kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác. Việc bổ sung thêm cán bộ, sát sao công việc, kịp thời xử lý tình huống phát sinh trong công tác thu gom, vận chuyển, quản lý các bãi tập kết.
4.5.3. Giải pháp khoa học kỹ thuật, công nghệ
4.5.3.1. Quy hoạch tổ hợp bãi tập kết trung chuyển xử lý rác
Được sự quan tâm hỗ trợ của thành phố. Từ năm 2013, 30/31 xã đã có điểm tập kết, trung chuyển (trừ xã Minh Châu đặc thù là xã đảo của huyện Ba Vì nước Sông Hồng lên xuống nên được thu gom ngay mà không xây dựng điểm tập kết). CTR sau khi thu gom sẽ được chuyển tới các điểm tập kết và chuyển đi bãi xử lý bằng xe cơ giới.
Do bãi tập kết là nơi lưu giữ CTR trước khi được đưa đi xử lý. Nên việc xây dựng và quản lý các bãi này cũng là vấn đề vô cùng quan trọng. Nếu không quản lý tốt, cũng như quy hoạch không hợp lý thì chính các bãi tập kết này lại là nguồn gây ô nhiễm.
Các bãi trên địa bàn đã được xây dựng theo chương trình của thành phố. Với các tiêu chí lựa chọn địa điểm đặt bãi trung chuyển là:
1- Thuận tiện giao thông. 2- Xa khu dân cư.
3- Phải ở vị trí trung tập giữa các thôn trong xã để khoảng cách di chuyển giữa các thôn là thuận lợi nhất.
4- Có quỹ đất rộng đủ để xây dựng bãi.
4.5.3.2. Quy hoạch tuyến thu gom, vận chuyển CTRSH đến các điểm tập kết rác
Hiện nay, tuyến đường vận chuyển CTRSH đang được áp dụng theo tuyến cố định và theo đường bộ mà không căn cứ theo nhu cầu và lượng CTRSH phát sinh của từng địa phương. Điều này dẫn tới việc nhiều địa phương có dân số đông, tập trung nhiều cơ quan, chợ, bệnh viện,… lượng CTRSH phát sinh lớn mà chưa đến lượt cũng thì CTRSH cũng chưa được chuyển đi. Dẫn tới CTRSH tập kết ở các điểm trung chuyển bị ứ đọng, lại trở thành nguồn gây ô nhiễm cho địa phương.
Để giải quyết vấn đề này, ngoài việc bổ sung thêm phương tiện thu gom vận chuyển. Căn cứ vào số lượng rác thực tế, sẽ vận chuyển CTRSH theo lượng phát sinh, địa điểm nhiều như (Vạn Thắng, Yên Bài, Đông Quang, Thái Hòa, Cổ Đô, Phú Cường,…) sẽ tăng cường xe gom và vận chuyển.
Cải tiến xe vận chuyển: Bổ sung xe có tải trọng lớn hơn (xe ép rác 10 tấn) cùng với xe ép rác 7 tấn hiện nay. Xe 10 tấn được điều chuyển tới các khu vực có lượng rác lớn, hoặc tới nhiều điểm có lượng phát sinh nhỏ, rải rác, nhằm hiệu suất vận chuyển, đảm bảo lượng rác được chuyển đi triệt để với số xe và lần di chuyển ít nhất.
4.5.3.3. Kỹ thuật xử lý CTRSH
Xử lý CTR là giai đoạn cuối cùng trong công tác quản lý CTR (thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý, kể cả tái sử dụng và tái chế). Xử lý CTR đóng vai trò quan trọng trong BVMT - PTBV, bởi nó không chỉ ngăn chặn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ CTR mà còn có thể thu hồi vật liệu, sản phẩm để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, phương pháp chủ yếu vẫn là chôn lấp CTR chưa đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường ở mức độ cao.
Trong luận văn, tác giả lựa chọn 2 phương pháp chính trong việc xử lý CTRSH tại huyện Ba Vì như sau:
Xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp đốt kết hợp chôn lấp.
Để xử lý lượng chất thải rắn sinh hoạt vô cơ kết hợp với các loại chất thải rắn khác (chất thải rắn công nghiệp, nông nghiệp,...) hiện nay huyện Ba Vì đang xử lý CTRSH bằng phương pháp đốt rác kết hợp chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác Xuân Sơn và sau này phương pháp này được tiếp tục thực hiện.
Nhà máy đốt CTRSH được thiết kế và xây dựng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 61-MT: 2016/BTNMT về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt do Tổ soạn thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với lò đốt
chất thải rắn sinh hoạt biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được ban hành theo Thông tư số 03/2016/TT-BTNMT ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bãi chôn lấp chất thải rắn trong đó có chất thải rắn sinh hoạt được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 261:2001 - Bãi chôn lấp chất thải rắn - Tiêu chuẩn thiết kế do Công ty tư vấn xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam biên soan, Vụ Khoa học Công nghệ trình duyệt, Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 35/2001/QĐ-BXD, ngày 26 tháng 12 năm 2001.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật để thiết kế tổng mặt bằng bãi chôn lấp chất thải rắn, nội dung các giải pháp thiết kế khu chôn lấp, khu xử lý nước rác, khu phụ trợ của một bãi chôn lấp chất thải rắn và không áp dụng đối với chất thải rắn nguy hại.
Xử lý chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ bằng phương pháp ủ phân thông thường.
Chất thải rắn sinh hoạt thường chứa các thành phần hữu cơ chiếm tỷ trọng lớn (từ 44 - 50% trọng lượng). Các quá trình chuyển hóa sinh học phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt có thể áp dụng để: giảm thể tích - khối lượng chất thải, sản xuất phân compost để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất và sản xuất khí methane. Những vi sinh vật chủ yếu tham gia quá trình chuyển hóa sinh học các chất thải hữu cơ bao gồm: vi khuẩn, nấm, men, và antinomycentes. Các quá trình này có thể được thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tùy theo lượng oxy sẵn có.
Phân hữu cơ nói chung và phân compost nói riêng có những tác dụng đối với sản xuất nông nghiệp như sau nên rất cần mở rộng sản xuất.
Phân hữu cơ, đặc biệt là phân được chế biến từ công nghệ ủ phân khi bón vào đất làm tăng độ phì nhiêu đất: tăng hàm lượng chất hữu cơ, cải thiện cấu trúc đất, độ ẩm đất, tạo môi trường sống thuận lợi cho hệ sinh vật đất.
Bón phân hữu cơ hoai mục cho rau hạt giống nảy mầm đều hơn, cây mọc khỏe hơn, có khả năng đề kháng với sâu bệnh và thay đổi thời tiết tốt hơn do trong phân hữu cơ chứa khá đầy đủ các chất vi lượng và kháng sinh.
Bón phân hữu cơ cho cây trồng sẽ ổn định năng suất cây trồng, tăng chất lượng sản phẩm, rau ăn ngọt, đậm hơn, lâu bị thối hỏng hơn so với bón nhiều phân vô cơ.
Sản xuất phân hữu cơ nói chung đơn giản và nếu biết cách tổ chức thì người trồng rau có thể tự làm được, rẻ tiền hơn khi chỉ dùng phân vô cơ với một lượng lớn.
Quy trình ủ phân hiếu khí được trình bày ở sơ đồ sau: