Giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội​ (Trang 61 - 64)

4.5.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về CTRSH trên địa bàn

Với diện tích rộng, dân số phân bố không đồng đều. Xuất phát điểm là một huyện nông thôn miền núi, trình độ kinh tế, xã hội và nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế. Thói quen xả rác bừa bãi đã hình thành trong suy nghĩ của người dân từ bao đời nay.

Trên địa bàn huyện, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội và trình độ văn hóa. Hiểu được ý nghĩa của việc phân loại CTRSH ngay từ đầu, thói quen phân loại CTRSH đang được hình thành tuy nhiên còn nhiều hạn chế. Việc giáo dục cần được

tiến hành mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt đẩy mạnh vào thế hệ học sinh, ngay từ mẫu giáo, tiểu học cho đến trung học phổ thông. Nội dung tập huấn cần nêu nổi bật được các vấn đề:

Chỉ ra được các tác động xấu của ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra. Phân tích lợi ích của phân loại CTRSH tại nguồn.

Giới thiệu các mô hình đã và đang hoạt động có hiệu quả theo mô hình 3R; Hướng dẫn các kĩ thuật nhằm áp dụng hiệu quả 3R như: Ủ phân vi sinh, xây dựng hầm biogas,…

Nên đưa nội dung quản lý CTRSH vào các cuộc họp của các hội như họp chi bộ Đảng, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,… Đây là tầng lớp có trình độ, nhận thức và có tiếng nói trong gia đình. Chắc chắn hiệu quả công tác tuyên truyền sẽ được nâng cao rõ rệt.

Ngoài ra, cần cụ thể hóa các nội dung tuyên truyền bằng hình ảnh như tờ rơi (hướng dẫn phân loại chất thải rắn có in quy trình và hình ảnh cụ thể đơn giản, dễ hiểu và dễ đươc chấp nhận); palo, tổ chức các hoạt động cụ thể hướng dẫn người dân phân loại tại nguồn, kết hợp loa truyền thanh phát định kì nhằm thay đổi dần dần tới hoàn toàn ý thức phân loại CTRSH của người dân.

..

4.5.2.2. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường:

Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã nêu cần xác định rõ trách nhiệm BVMT của Nhà nước, cá nhân, tổ chức và cộng đồng, đặc biệt đề cao trách nhiệm của các cơ sở sản xuất dịch vụ. Tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến

khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác BVMT. Xây dựng các quy ước, hương ước, cam kết về BVMT, các mô hình tự quản về môi trường của cộng đồng dân cư. Phát triển các phong trào quần chúng tham gia BVMT, khen thưởng các điển hình tiên tiến về BVMT.

Xã hội hóa công tác BVMT chính là việc huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các tổ chức xã hội và cộng đồng tham gia các hoạt động BVMT, là việc huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp BVMT và của đất nước.

Mục đích của xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là nhằm phát huy tối đa các nguồn lực trong xã hội tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Các giải pháp thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường.

Áp dụng các chế tài cần thiết để xử lý nghiêm các nhà máy, xí nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

4.5.2.2. Tổ chức hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH

Về phương tiện thu gom: Trước đây, khi chưa có dịch vụ vệ sinh môi trường. Công tác vệ sinh được giao về cho các địa phương, tổ đội phụ trách của địa phương tận dụng các phương tiện sẵn có như xe bò, xe cải tiến, công nông,… Việc này dẫn tới hiệu quả thu gom và xử lý kém, gây ô nhiễm môi trường do nhiều trường hợp chất thải để lâu ngày không được thu gom xử lý do chưa đến lịch thu gom.

Hiện nay, UBND huyện Ba Vì mà trực tiếp là Phòng TNMT huyện ký hợp đồng vệ sinh môi trường thu gom chất thải rắn sinh hoạt với Công ty CP đầu tư và phát triển CNC Minh Quân, rác được thu gom bằng xe thu gom tiêu chuẩn và vận chuyển bằng cơ giới chuyên dụng tới khu xử lý. Hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển đã có những cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, còn nhiều hạn chế:

Xe thu gom và vận chuyển tiêu chuẩn hiện nay mới có một loại, chung cho tất cả các loại CTR. Không có xe chuyên dụng cho từng loại CTR, dẫn tới hiệu quả phân loại CTR tại nguồn giảm và gặp khó khăn.

Giải pháp đề xuất là cải tiến xe tiêu chuẩn từ một ngăn thành 2 ngăn, một ngăn chứa chất vô cơ và một ngăn chứa chất hữu cơ. Giải pháp này tuy tiết kiệm được số lượng xe và nhân công, tuy nhiên lại khó khăn trong bốc dỡ và chuyển rác từ xe gom lên xe vận chuyển.

4.5.2.3. Công tác quản lý

Với việc UBND huyện Ba Vì ký hợp đồng vệ sinh môi trường và thu gom rác thải của Công ty CP đầu tư và phát triển CNC Minh Quân. Mà Phòng TNMT là cơ quan chuyên môn, cùng với UBND các xã (trực tiếp phụ trách ở địa phương cán bộ môi trường xã) cùng thực hiện công tác quản lý CTRSH trên địa bàn toàn huyện.

Với quan điểm, chính quyền quản lý hành chính, kiểm tra, giám sát và đơn vị dịch vụ thực hiện. Sự kết hợp giữa hai thành phần này là yếu tố quyết định hiệu quả công tác quản lý.

Một trong những vấn đề khó khăn trong công tác quản lý đó là nguồn nhân lực. Hiệu quả của công tác thu gom, vận chuyển, xử lý cũng như phân loại CTRSH và quản lý các bãi tập kết liên quan trực tiếp tới cán bộ môi trường xã, vì đây là người được phân công phụ trách toàn bộ công tác liên quan đến CTRSH tại địa phương, mà theo biên chế hành chính, hiện nay mỗi xã chỉ có 1 cán bộ môi trường, chưa kể nhiều xã cán bộ môi trường còn kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác. Việc bổ sung thêm cán bộ, sát sao công việc, kịp thời xử lý tình huống phát sinh trong công tác thu gom, vận chuyển, quản lý các bãi tập kết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội​ (Trang 61 - 64)