7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Khái quát đặc điểm huyện Tân Sơn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Huyện Tân Sơn nằm về phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ. Trung tâm huyện lỵ nằm tại xã Tân Phú có trục đƣờng Quốc lộ 32A chạy qua, cách thành phố Việt Trì 75km, cách thủ đô Hà Nội 117km, vị trí địa lý thuận lợi cho giao thƣơng giữa huyện với các trung tâm kinh tế, chính trị lớn của tỉnh và của cả nƣớc. Phía Tây giáp huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và huyện Phù Yên tỉnh Sơn La, phía Nam giáp huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp huyện Yên Lập, phía Đông giáp huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.
Đơn vị hành chính: Huyện Tân Sơn có 17 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm các xã: Minh Đài, Tân Phú, Mỹ Thuận, Thu Ngạc, Thạch Kiệt, Thu Cúc, Lai Đồng, Đồng Sơn, Tân Sơn, Kiệt Sơn, Xuân Đài, Kim Thƣợng, Xuân Sơn, Văn Luông, Long Cốc, Tam Thanh, Vinh Tiền. Ngoại trừ 3 xã Minh Đài, Văn Luông, Mỹ Thuận, 14 xã còn lại của huyện Tân Sơn đều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chƣơng trình 135 giai đoạn II.
Địa hình, đất đai: Huyện Tân Sơn có đặc điểm địa hình phức tạp, đồi núi độ dốc lớn, xen kẽ là các ruộng và thung lũng nhỏ, địa hình bị chia cắt, dốc kéo dài, đất đai phần lớn là rừng núi đã tạo nên sự đa dạng và phức tạp về địa hình. Địa hình đƣợc chia thành 3 dạng chính.
- Địa hình núi: Loại địa hình này có độ dốc trên 30 độ, độ cao trung bình so với mực nƣớc biển 700 - 800m. Dạng địa hình này bị chia cắt nhiều, gây nhiều khó khăn trong sản xuất lâm nghiệp và phát triển hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, mà chủ yếu là các xã: Thu Cúc, Đồng Sơn, Xuân Sơn, Kim Thƣợng, Thu Ngạc, Thạch Kiệt. - Địa hình đồi cao: Loại địa hình này có độ dốc 25 - 30 độ cao trung bình so với mực nƣớc biển 300-700m, đƣợc phân bố chủ yếu ở các xã Tân Phú, Xuân Đài.
so với mực nƣớc biển 150 - 300m. Loại địa hình này khá phù hợp và thuận lợi cho sự phát triển ngành nông lâm nghiệp, đƣợc phân bố chủ yếu ở các xã: Minh Đài, Long Cốc, Mỹ Thuận, Tam Thanh, Văn Luông.
- Địa hình thung lũng đồng bằng: Dạng địa hình này là các thung lũng nhỏ hẹp xen kẽ với các vùng núi thấp, đồi cao, đồi thấp. Tuy nhiên các cánh đồng ở đây tƣơng đối bằng phẳng rất thuận lợi cho sản xuất lƣơng thực và chăn nuôi.
Ngoài ra còn có một số núi cao, dốc gần thƣ thẳng đứng, là núi đá với, cao trên 1200m so với mặt nƣớc biển (núi C n, Núi Ten thuộc xã Xuân Sơn) ở đây không canh tác nông nghiệp đƣợc gì.
Đất đai của huyện là đất đồi núi, độ màu mỡ thấp, chủ yếu thích hợp với các loại cây lâm nghiệp. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 68.858,26 ha, xã Thu Cúc có diện tích đất tự nhiên lớn nhất: 10.050,71 ha, chiếm 14,57% toàn huyện, có 4 xã có diện tích đất tự nhiên rất nhỏ, chƣa đầy 2.000 ha (Kiệt Sơn, Lai Đồng, Minh Đài và Tam Thanh). Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp năm 2019 là 65.402,13 ha, chiếm tỉ lệ rất lớn, khoảng 94,98% tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên, tổng diện tích đất đất sản xuất nông nghiệp lại rất thấp so với đất nông nghiệp, có 10.545,28 ha chiếm 15,31% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất trồng cây hàng năm chỉ 3.733.84 ha, chiếm 35,4% đất sản xuất nông nghiệp, còn lại tận 64,6% diện tích đất sản xuất nông nghiệp là đất trồng cây lâu năm, trong đó đất trồng lúa 2.931,48ha, chiếm 78,51% đất trồng cây hàng năm, còn lại diện tích đất trồng cây hàng năm khác là 802,36 ha. Đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên tới 79,14%, tƣơng ứng với 54495,16 ha năm 2019, trong đó đất rừng sản xuất 30.617,63ha, đất rừng phòng hộ 9320,95 ha, có 14.557,04ha (đất rừng đặc dụng) thuộc đất rừng quốc gia Xuân Sơn với hệ thống động thực vật phong phú, nhiều hang động độc đáo, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, thám hiểm, nghỉ dƣỡng.
Nhƣ vậy, tuy diện tích đất tự nhiên rộng, nhƣng đất dùng cho sản xuất lúa và hoa màu là rất ít (chƣa đầy 3%).
Đất nuôi trồng thủy sản tăng nhanh, năm 2015 chỉ có 159 ha, đến cuối năm 2019 đã có 360,84 ha, đất nông nghiệp khác chỉ có 0,4 ha tập trung toàn bộ tại xã trung tâm Tân Phú.
Đất phi nông nghiệp 3.006,60 ha, chiếm 4,37% đất tự nhiên. Đất chuyên dùng tăng nhanh, năm 2015 có diện tích là 1.037 ha, đến 2019 là 1.282,67 ha tăng 23,7%, chủ yếu là đất có mục đích công cộng 983,55 ha. Đất ở lại có xu hƣớng giảm năm 2015 có 784 ha đến 2019 đã giảm xuống 710,98 ha, 100% là đất nông thôn, không có đất đô thị. Đất chƣa sử dụng còn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên, xong cũng đã dần đƣợc đƣa vào sử dụng. Năm 2015 diện tích đất chƣa sử dụng là 6.771 ha, năm 2019 còn 449,53 ha, đến hiện nay chủ yếu là đất núi đá 245,21ha, không có khả năng trồng cây. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối là 865,04 ha.
Đất đai ở Tân Sơn thích hợp trồng cây nguyên liệu giấy, chè, cây lấy gỗ và chăn nuôi gia súc nhƣ: trâu, bò, dê, lợn, và gà, đặc biệt trên địa bàn xã Xuân Sơn ngƣời dân vẫn đã nuôi và nhân giống gà nhiều cựa, giống gà quý hiếm cho giá trị kinh tế khá cao.
Khí hậu: Tân Sơn nằm trong vùng khí hậu Trung du Bắc Bộ nhƣng có ảnh hƣởng mạnh của khí hậu Tây Bắc, có nét điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình là 23,3°C, mùa khô (từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau, các tháng 4, 5, 6, 7 chịu ảnh hƣởng của gió Tây Nam, nhiệt độ đôi khi lên tới 39-40°C). Đặc biệt, một ngày ở Xuân Sơn, khí hậu có nét đặc trƣng của 4 mùa: buổi sáng ấm áp nhƣ mùa Xuân, buổi trƣa oi bức nhƣ mùa Hè, buổi chiều mát mẻ nhƣ mùa Thu, buổi tối trời se lạnh nhƣ mùa Đông.
Tài nguyên: Huyện Tân Sơn là một huyện vùng núi cao, có một số loại tài nguyên khoáng sản đặc trƣng nhƣ: quặng sắt, than chì, đá xây dựng, cát sỏi...Những khoáng sản này nhỏ lẻ nằm rải rác khắp trong huyện, một số xã có số lƣợng tập chung hơn nhƣ: Thu Cúc, Thu Ngạc, Đồng Sơn, Long Cốc, Kim Thƣợng, Mỹ Thuận và Văn Luông.
Đá xây dựng, cát sỏi, chủ yếu ở các xã Thu Cúc, Thu Ngạc, Đồng Sơn, Long Cốc, Thanh Kiệt, Tân Phú, Mỹ Thuận và Văn Luông.
Tài nguyên nƣớc: Tân Sơn có hệ thống sông Bứa và các chi lƣu, có 02 hồ lớn là hồ Sận Hòa ( xã Tân Sơn) và hồ Xuân Sơn (xã Xuân Đài).
Ngay từ những năm đầu huyện mới đƣợc thành lập, UBND Huyện đã xây dựng Đề án phát triển kinh tế đồi rừng, theo đó, hàng năm đều tiến hành triển khai trồng mới từ 1800 - 2000 ha, gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Các loại cây trồng chủ yếu của Huyện là chè, sơn, các loại cây nguyên liệu nhƣ: keo, bạch đàn, bồ đề cho ngành giấy...đây đƣợc xác định là thế mạnh trong phát triển kinh tế của huyện (kinh tế đồi rừng).
Hệ thống sông ngòi: Hệ thống sông ngòi chảy qua Tân Sơn không nhiều, sông Bứa có lƣợng nƣớc không lớn, nhƣng cũng đã góp phần tích cực vào phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện; tuy nhiên với đặc điểm độ dốc cao nên thƣờng xuyên xảy ra lũ quét, lũ ống làm ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân. Hồ đập không có nhiều, chỉ có hồ Sận Hòa xã Tân Sơn, hồ Xuân Sơn đang đƣợc xây dựng, hứa hẹn cung cấp nguồn nƣớc tƣới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ du lịch trong tƣơng lai.