Những thuận lợi, khó khăn đối với công tác xóa đói, giảm nghèo tại huyện Tân Sơn

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo UBND TỈNH PHÚ THỌ (Trang 46 - 48)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.2. Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Tân Sơn, gian đoạn 2015-2019

2.2.1. Những thuận lợi, khó khăn đối với công tác xóa đói, giảm nghèo tại huyện Tân Sơn

đặc biệt, đến tháng 3 năm 2018, huyện Tân Sơn đƣợc Chính phủ công nhận thoát nghèo giai đoạn 2018-2020. Hết năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dƣới 10%; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân đạt 4,13%/năm.

2.2. Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Tân Sơn,gian đoạn 2015-2019

2.2.1. Những thuận lợi, khó khăn đối với công tác xóa đói, giảm nghèo tại huyện Tân Sơn huyện Tân Sơn

2.2.1.1. Thuận lợi

Một trong những thuận lợi của huyện Tân Sơn đó là đất đai, tài nguyên rừng. Đây là điều kiện tự nhiên thuận lợi không phải địa phƣơng nào cũng có để huyện Tân Sơn đột phá trong giảm nghèo bền vững. Với diện tích đất rừng chiếm tới 79,14% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, Tân Sơn có thế mạnh phát triển ngành chế biến khoáng sản, nông, lâm sản và các nghề truyền thống nhƣ dệt thổ c m, đan lát... Tân Sơn sở hữu điểm du lịch lý tƣởng Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn rộng 14.557,04 ha, với độ che phủ rừng lên tới 61,6%, chất lƣợng các hệ sinh thái rừng ổn định và đƣợc bảo vệ tốt. Đây là điều kiện khá thuận lợi để Tân Sơn phát triển kinh tế rừng, phát triển du lịch sinh thái, khai thác lợi thế của địa phƣơng trong giảm nghèo bền vững.

Tân Sơn có khí hậu thuận lợi cho cây lâm nghiệp phát triển, chất lƣợng tốt; một số cây rừng có giá trị lớn góp phần vào giảm nghèo bền vững ở Tân Sơn.

Trên địa bàn huyện có quốc lộ 32A chạy qua. Đây là con đƣờng huyết mạch góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế và góp phần vào giảm nghèo bền vững ở Tân Sơn. Mặt khác, với những phong tục, truyền thống, bản sắc đa dạng của ngƣời dân tộc nơi đây đã thu hút nhiều khách du lịch đến với Tân Sơn.

Tân Sơn là huyện nghèo duy nhất của tỉnh Phú Thọ đƣợc thụ hƣởng chính sách “hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững dành cho 63 huyện nghèo trong cả nƣớc” theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, thời gian qua, Tân Sơn đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nƣớc, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi cho Tân sơn thu hút các nguồn lực phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện trong triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững. Đây là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến hiệu quả của quá trình giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Tân Sơn

2.2.1.2. Khó khăn

Tân Sơn có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi sông, suối và núi, đồi, khe, lạch. Do vậy cũng ảnh hƣởng nhiều đến sản xuất, lƣu thông hàng hóa, ảnh hƣởng đến công tác giảm nghèo của địa phƣơng.

Tân Sơn là một trong 63 huyện nghèo về kinh tế của cả nƣớc cho nên những điều kiện phát triển kinh tế còn hạn chế. Kinh tế hàng hóa chƣa phát triển, canh tác còn lạc hậu, khép kín. Do vậy, đã ảnh hƣởng đến công tác giảm nghèo bền vững.

Một số tuyến đƣờng từ huyện xuống xã chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng. Hầu hết đƣờng thôn bản là đƣờng đất, chỉ có một số đƣờng thôn bản cấp phối đá dăm tận dụng, 37 thôn chƣa có đƣờng cấp phối vào đến nơi, đi chủ yếu là đƣờng mòn. Do vậy cũng ảnh hƣởng khó khăn đến cuộc sống, cũng nhƣ hoạt động kinh tế của ngƣời dân địa phƣơng.

12/17 xã trong huyện có các công trình thủy lợi nhỏ, nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc việc tƣới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hệ thống tƣới tiêu phần lớn tự

tạo theo cách truyền thống nhƣ mƣơng, phai tạm, cọn nƣớc...các công trình thủy lợi hầu nhƣ chƣa đƣợc đầu tƣ.

Năng lực tài chính của nhiều hộ gia đình còn hạn chế, hiệu quả sử dụng nguồn vốn chƣa cao. Trình độ sản xuất của ngƣời dân còn thấp, khả năng tiếp cận và tiếp thu nguồn kiến thức hạn chế, thiếu kiến thức về thị trƣờng. Phƣơng thức sản xuất chƣa phù hợp, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún. Bên cạnh đó còn nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu của ngƣời dân. Trình độ của cán bộ giảm nghèo và cán bộ xã chƣa cao, còn gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ. Những khó khăn trên đều ảnh hƣởng đến công tác giảm nghèo bền vững của địa phƣơng.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo UBND TỈNH PHÚ THỌ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)