Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tân Sơn về xóa đói,

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo UBND TỈNH PHÚ THỌ (Trang 65)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.4. Công tác QLNN về xóa đói, giảm nghèo của huyện Tân Sơn trong thời gian qua

2.4.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tân Sơn về xóa đói,

Sơn về xóa đói, giảm nghèo

Giảm nghèo là một chủ trƣơng, chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc nhằm thực hiện mục tiêu tăng trƣởng bền vững, gắn với bảo đảm công bằng xã hội. Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành, Tân Sơn đã triển khai thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo với nhiều hình thức và biện pháp đồng bộ, tích cực. Góp phần giảm thiểu đáng kể hộ nghèo, từng bƣớc giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn

Chƣơng trình giảm nghèo giai đoạn 2015 - 2020 đƣợc xác định là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lƣợc phát triển chung của huyện. Huyện sẽ tăng cƣờng hơn nữa sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ hiệu quả các chính sách giảm nghèo, tăng cƣờng công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về giảm nghèo, thƣờng xuyên rà soát nắm bắt tình hình vùng nghèo, ngƣời nghèo. Mặt khác, huyện tập trung nguồn lực, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động, đ y mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chính sách ƣu đãi ngƣời có công và trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội khác. Ngoài ra, huyện cũng thực hiện tốt việc rà soát, bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo đúng quy trình và có sự tham gia của ngƣời dân. Nắm chắc tình hình, nguyên nhân hộ nghèo, vùng nghèo để có biện pháp hỗ trợ tác động đúng đối tƣợng, đúng địa chỉ, giúp ngƣời nghèo, vùng nghèo vƣơn lên thoát nghèo. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên các cơ quan, đơn vị đã ban hành nhiều văn bản: Huyện ủy đã ban hành: 8 Nghị quyết, 1 Quyết định đặc biêt là: Thông tri số 13-TTr/HU, ngày 14/5/2014 về tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với chƣơng trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện; Hội đồng nhân dân huyện đã ban hành 5 Nghị quyết; Ủy ban Nhân dân huyện đã ban hành 8 đề án, 01 quyết định

và nhiều văn bản liên quan khác để tổ chức thực hiện tiêu biểu nhƣ: Quyết định số 7161/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân huyện về thành lập Ban chỉ đạo các chƣơng trình mục tiêu quốc gia huyện Tân Sơn, giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 304/KH- UBND, ngày 25/4/2017 về thực hiện Chƣơng trình phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trọng điểm giai đoạn 2017-2020. Căn cứ vào các văn bản của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, các cơ quan đơn vị, Ủy ban MTTQ và các Đoàn thể cũng ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa để đồng hành tổ chức thực hiện

Tháng 4/2007, Tân Sơn đƣợc tách ra từ huyện Thanh Sơn để thành lập huyện mới. Sau khi thành lập huyện, tình trạng nghèo đói của dân cƣ trong huyện khá cao (chiếm 61%), tập trung ở khu vực đồng bào dân tộc ít ngƣời. Nguyên nhân là do kinh tế chậm phát triển, không đồng đều giữa các xã trong huyện nên số hộ nghèo còn cao, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo nhƣng lại có nguy cơ tái nghèo. Để khắc phục tình trạng trên, huyện Tân Sơn đã triển khai quán triệt thực hiện chƣơng trình giảm nghèo đến toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong huyện.

Thực hiện Văn bản số 5399/UBND - VX3 ngày 16/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú thọ, Văn bản số 1846/LĐTBXH-BTXH ngày 18/12/2014 của Sở Lao động-Thƣơng binh và Xã hội về báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chƣơng trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo, chƣơng trình giảm nghèo của Huyện đã đƣợc Huyện ủy lãnh đạo toàn diện, HĐND giám sát chặt chẽ, UBND Huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện sâu sát, có sự phối kết hợp tổ chức thực hiện thống nhất, đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các thành viên Ban chỉ đạo trong xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tuyên truyền vận động chỉ đạo triển khai đến từng khu dân cƣ, xây dựng và nhân rộng các mô hình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả.

Công tác chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP đã đƣợc huyện triển khai cụ thể. Huyện ủy Tân Sơn đã thành lập Ban Chỉ đạo Chƣơng trình 30a của Huyện. Đồng chí Bí thƣ Huyện ủy là Trƣởng ban, đồng chí Phó Bí thƣ - Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện làm Phó Trƣởng ban Thƣờng trực,

đồng chí Phó Bí thƣ Thƣờng trực Huyện ủy là Phó Trƣởng ban, thành viên là các đồng chí Phó Chủ tịch UBND Huyện, Trƣởng các phòng, ban, đoàn thể của Huyện. Huyện ủy Tân Sơn đã đƣa ra nhiều chủ trƣơng giảm nghèo bền vững thông qua các đề án:

Đề án giảm nghèo nhanh bền vững giai đoạn 2009 - 2020, đề án đƣợc Hội đồng nhân dân huyện Tân Sơn thông qua tại Nghị quyết số 02/2009/NQ - HĐND ngày 10/04/2009, đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ phê duyệt tại quyết định số 1866/QĐ - UBND ngày 09/7/2009;

Tiếp tục thực hiện đề án phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt, bò lai chất lƣợng cao giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn Huyện. Đề án phát triển cây lƣơng thực giai đoạn 2008 - 2010, định hƣớng đến năm 2015. Đề án đƣợc Ban thƣờng vụ Huyện ủy thông qua tại Nghị quyết số 02 - NQ/HU ngày 07 tháng 7 năm 2008, đƣợc Hội đồng nhân dân thông qua tại Nghị quyết số 07/2008/NQ - HĐND ngày 28 tháng 7 năm 2008; Đề án phát triển kinh tế đồi rừng giai đoạn 2008 - 2010 định hƣớng đến năm 2015. Đề án đƣợc Ban Thƣờng vụ thông qua tại Nghị quyết số 03 - NQ/HU ngày 6 tháng 10 năm 2008; Đề án phát triển kinh tế phục vụ du lịch giai đoạn 2008 - 2010, định hƣớng đến năm 2015. Đề án đƣợc Ban Thƣờng vụ Huyện ủy thông qua tại Nghị quyết số 04 - NQ/HU ngày 09 tháng 10 năm 2008;

Đề án phát triển cây vụ đông giai đoạn 2011 - 2016. Đề án đƣợc Ban Thƣờng vụ Huyện ủy thông qua tại Nghị quyết số 03 - NQ/HU ngày 5 tháng 12 năm 2011, đƣợc Hội đồng nhân dân huyện thông qua ngày tại Nghị quyết số 20/2011/NQ - HĐND, ngày 28 tháng 12 năm 2011;

Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2011 - 2016. Đề án đƣợc Ban Thƣờng vụ Huyện ủy thông qua tại Nghị quyết số 04 –NQ/HU ngày 5 tháng 12 năm 2011, đƣợc Hội đồng nhân dân Huyện thông qua tại Nghị quyết số 21/2011/NQ-HĐND, ngày 28 tháng 12 năm 2011;

Đề án phát triển nguồn nhân lực huyện Tân Sơn giai đoạn 2012 - 2015, định hƣớng đến năm 2020. Đề án đƣợc Ban Thƣờng vụ Huyện ủy thông qua tại Nghị quyết số 07 - NQ/HU ngày 3 tháng 1 năm 2012, đƣợc Hội đồng nhân dân huyện

thông qua tại Nghị quyết số 06/2012/NQ - HĐND ngày 28 tháng 12 năm 2012. Ban hành chƣơng trình huy động nguồn lực đầu tƣ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015, định hƣớng đến năm 2020.

Việc ban hành các văn bản của Huyện đã kịp thời cụ thể hóa chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, phù hợp với hƣớng dẫn của tỉnh và đặc thù của địa phƣơng, đƣợc Nhân dân đồng tình ủng hộ. Kết quả cho thấy hiện nay ở huyện Tân Sơn công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững không còn là những phong trào vận động riêng lẻ nữa, mà đƣợc tổ chức thực hiện theo chƣơng trình với nội dung, giải pháp, cơ chế cụ thể, chặt chẽ từ trên xuống, tạo niềm tin trong Nhân dân. Nhân dân trong Huyện tin tƣởng và thực hiện tốt. Do vậy, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm.

Hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp có nhiều đổi mới về cả nội dung và phƣơng thức hoạt động, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, thể hiện đƣợc vai trò là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân. Công tác giám sát đƣợc triển khai có trọng tâm, trọng điểm và đạt hiệu quả cao. Công tác th m tra các nội dung trƣớc khi trình HĐND tại các kỳ họp và giám sát việc triển khai các nghị quyết của HĐND đƣợc chú trọng. Chất lƣợng các kỳ họp HĐND tiếp tục đƣợc nâng lên, tập chung thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp mang tính thiết thực, hiệu quả. Vai trò, trách nhiệm của các đại biểu HĐND ngày càng cao, gắn bó với nhân dân, đƣợc nhân dân tín nhiệm. Hoạt động tiếp xúc cử tri thực chất, từng bƣớc đi vào chiều sâu. Tiếp công dân và đôn đốc việc giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân đƣợc thực hiện đúng quy định. Công tác phối hợp giữa Thƣờng trực HĐND với UBND, MTTQ, các Đoàn thể, các cơ quan liên quan đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, chặt chẽ.

Chỉ đạo, điều hành, phối hợp của UBND huyện tiếp tục đi vào nề nếp; chính quyền cơ sở đƣợc củng cố; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc đƣợc nâng lên. Chú trọng nâng cao chất lƣợng việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội, quản lý sử dụng đất đai, thu chi ngân sách, đầu tƣ xây dựng cơ bản, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng lãng phí. Đ y mạnh công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền, gắn với thực hiện khâu đột phá về cải cách hành chính của tỉnh; quan tâm công tác xây dựng bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tinh gọn, hiệu quả, hoàn thành sáp nhập 45 khu dân cƣ thành 22 khu dân cƣ mới, sau khi sắp xếp, sáp nhập toàn huyện còn lại 172 khu (giảm 23 khu dân cƣ). Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, năng lực, khuyến khích cho cán bộ, công chức, viên chức công tác gắn bó lâu dài tại địa phƣơng.

2.4.2. Tình hình thực hiện các chương trình, chính sách xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Sơn

Giai đoạn 2015-2018 huyện Tân Sơn đã nhận đƣợc sự hỗ trợ rất lớn từ chƣơng trình 30a, 135 và dự án giảm nghèo đặc thù của Chính phủ. Các chính sách này đã đi vào thực tế và thu đƣợc nhiều kết quả, góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Ngoài các chính sách về cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, các chính sách về y tế, văn hóa, giáo dục... huyện thƣờng xuyên triển khai và góp phần cho những hộ nghèo giảm nghèo bền vững.

(*) Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng:

Trong giai đoạn 2015 - 2019, Thực hiện tốt khâu đột phá về xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho việc sản xuất, tập trung vào đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông, điện năng lƣợng, Cụm công nghiệp, nông, lâm nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ, xử lý rác thải. Tổng số vốn huy động, bố trí cho đầu tƣ hạ tầng phục vụ sản xuất đạt 3912 tỷ đồng; trong đó vốn NSNN 932 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp, dân cƣ 412 tỷ đồng, vốn bộ ngành đầu tƣ 180 tỷ đồng. Tập trung đầu tƣ xây dựng mới thêm nhiều công trình trọng điểm, thiết yếu phục vụ sản xuất, góp phần tích cực trong thu hút đầu tƣ vào địa bàn huyện.

Hạ tầng khu vực trung tâm huyện từng bƣớc đƣợc hoàn thiện khang trang, xanh, sạch đẹp và hiện đại, xã Tân Phú đƣợc công nhân đô thị loại V, chu n bị thành lập thị trấn; hoàn thành một số dự án, công trình trọng yếu nhƣ: hạ tầng Cụm công

nghiệp Tân Phú giai đoạn 1; khu xử lý rác thải trung tâm huyện; đƣờng đến trung tâm xã Thu Ngạc kết nối thông thƣơng với huyện Yên Lập; đƣờng Tân Phú - Văn Luông kết nối với trung tâm huyện; cơ bản hoàn thành đƣờng Tân Phú - Xuân Đài kết nối trung tâm huyện với Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn. Đầu tƣ đƣợc nhiều cây cầu dân sinh khắc phục tình trạng chia cắt, cô lập về mùa mƣa lũ tại các “điểm nghẽn” trên địa bàn huyện, nhƣ: Cầu treo Bến Gạo (xã Văn Luông), Cầu vƣợt lũ (xã Kiệt Sơn); 08 cây cầu dân sinh (LRAMP) tại các xã: Văn Luông, Mỹ Thuận, Xuân Đài, Thạch Kiệt, Kiệt Sơn, Lai Đồng; Cầu vƣợt lũ tại tràn Chiềng (xã Kiệt Sơn), tràn Luông, Ngọc Chấu (xã Văn Luông), tràn suối Thắng (xã Đồng Sơn).

Chủ động, tích cực phối hợp các bộ, sở, ngành thực hiện cải tạo, nâng cấp, xử lý đƣợc một số điểm đen trên đƣờng Quốc lộ 32A, các tuyến đƣờng Tỉnh lộ trên địa bàn huyện đảm bảo an toàn giao thông và thông suốt; đƣa điện lƣới Quốc gia đến tất cả các thôn bản chƣa có điện trên địa bàn huyện; đầu tƣ hệ thống điện mạch vòng nối từ Yên Lập đến trung tâm huyện và đề xuất, thu hút đầu tƣ trạm điện trung gian 110KV tại xã Tân Phú để cung cấp điện ổn định cho huyện và nhiều dự án đầu tƣ hạ tầng quan trọng khác.

Tỷ lệ đập tràn, kênh mƣơng, phai đƣợc kiên cố hóa đạt gần 50%; diện tích đất lúa, rau màu chủ động tƣới tiêu đạt 91%; đƣờng GTNT đƣợc kiên cố hóa đạt 70,5%, tăng 31,8% so với năm 2015 (đầu tƣ xây dựng mới trên 253km đƣờng GTNT; chuyển 28,2km đƣờng huyện lộ thành đƣờng tỉnh lộ); đƣờng giao thông nội đồng đƣợc kiên cố hóa 26,4%; khu dân cƣ đƣợc sử dụng điện đạt 100%; khu dân cƣ tập trung thu gom, xử lý rác thải 65%; tỷ lệ lấp đầy Cụm công nghiệp Tân Phú đạt trên 30,4%.

Các công trình cơ sở hạ tầng trên đã góp phần để huyện Tân Sơn đáp ứng nhu cầu về điện, đƣờng, trƣờng, trạm tạo điều kiện cho Nhân dân ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Tuy nhiên, khó khăn của Tân Sơn hiện nay vẫn là do địa bàn miền núi, dân cƣ thƣa, trong khi nguồn lực huy động từ ngƣời dân gặp nhiều khó khăn, các công trình vẫn phụ thuộc chủ yếu vào vốn ngân sách, tỷ lệ cứng hóa đƣờng ngõ xóm, đƣờng giao thông nội đồng còn thấp,...

(*) Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế

Đây là kết quả thực hiện chủ trƣơng thay đổi cơ chế hỗ trợ của Nhà nƣớc trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân, từng bƣớc chuyển chi ngân sách cho các cơ sở y tế sang hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời dân, đồng thời huy động sự tham gia đóng góp của ngƣời dân và xã hội. Trong số đối tƣợng đƣợc hỗ trợ mua bảo hiểm y tế thì đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 90%.

Trong giai đoạn 2015-2019, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe khám chữa bệnh phục vụ Nhân dân đƣợc nâng lên. Tính đến hết năm 2019, 17/17 xã đạt tiêu chí Quốc gia về Y tế giai đoạn 2015 - 2020, bình quân có 5,3 bác sỹ và 44,5 giƣờng bệnh/vạn dân, toàn huyện có 17 trạm y tế thì 100% trạm y tế xã có bác sỹ; đảm bảo 100% ngƣời nghèo trên toàn huyện đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế ngay từ đầu năm.

Mặc dù mỗi xã của huyện đều có một trạm y tế và đạt chu n, nhƣng các trạm y tế đều thiếu cả về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cũng nhƣ đội ngũ y bác sỹ làm việc tại trạm y tế xã.

Tính đến hết năm 2019, Huyện và tỉnh đã đầu tƣ tổng cộng 8,85 tỷ đồng cho 17 trạm y tế xã của Huyện, số tiền bình quân mỗi trạm đƣợc đầu tƣ là 520,6 triệu đồng. Với số tiền đầu tƣ ít, nhỏ giọt qua các năm nhƣ trên thì các trạm y tế xã chỉ đủ tiền để tu sửa cơ sở

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo UBND TỈNH PHÚ THỌ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)