Đặc điểm phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo UBND TỈNH PHÚ THỌ (Trang 38 - 44)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1. Khái quát đặc điểm huyện Tân Sơn

2.1.2. Đặc điểm phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân (giai đoạn 2015-2019) đạt 7,52%/năm, vƣợt kế hoạch đề ra; trong đó: Ngành nông, lâm nghiêp và thủy sản tăng 3,59%; công nghiệp và xây dựng tăng 24,86%; dịch vụ tăng 7,31%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hƣớng và vƣợt kế hoạch đề ra; nông, lâm nghiêp và thủy sản chiếm 39,7%; công nghiệp và xây dựng chiếm 16,1%; dịch vụ chiếm 44,2% (năm 2015 các tỷ trọng tƣơng ứng là: 50,7%; 7,8%; 41,5%); quy mô giá trị tăng thêm năm 2019 theo giá hiện hành đạt 1.998 tỷ đồng, tăng 55,9% so với năm 2015; giá trị tăng thêm bình quân đầu ngƣời năm 2019 đạt 24,16 triệu đồng, tăng gần 1,6 lần so với năm 2015.

Kinh tế của huyện phát triển khá ổn định trong điều kiện còn nhiều khó khăn: Thiên tai, hạn hán, lũ quét, đặc biệt năm 2018 do lũ quét đã làm mất khoảng gần 150ha trồng lúa và hòa màu, trong đó có khảng 60 ha là không thể phục hồi sản xuất

đƣợc trong thời gian dài. Dịch bệnh diễn ra rất phức tạp. Thiếu nguồn lực đầu tƣ phát triển; lĩnh vực nông, lâm nghiệp bƣớc đầu đã hình thành một số sản ph m chủ lực, mũi nhọn có xây dựng nhãn hiệu và sản xuất, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị; lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tạo đƣợc động lực mới cho tăng trƣởng kinh tế, đặc biệt là đầu tƣ hạ tầng Cụm công nghiệp Tân Phú, đầu tƣ xây dựng thu hút, xúc tiến đầu tƣ đƣợc một số dự án hạ tầng quan trọng, cấp bách có tính then chốt, phục vụ phát triển sản xuất, an sinh xã hội; lĩnh vực dịch vụ du lịch bƣớc đầu đƣợc chú trọng đầu tƣ phát triển, nhất là du lịch cộng đồng, sinh thái Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn và vùng chè Long Cốc. Kết quả cụ thể trên các ngành, lĩnh vực nhƣ sau:

2.1.2.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và xây dựng nông thôn mới

Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển ổn định, từng bƣớc theo hƣớng sản xuất hàng hóa, trong đó an ninh lƣơng thực trên địa bàn huyện tiếp tục đƣợc đảm bảo, phát triển đƣợc một số ngành hàng, sản ph m chủ lực, mũi nhọn cho giá trị kinh tế cao, cơ bản đáp ứng yêu cầu thị trƣờng nhƣ: Chế biến chè, chế biến gỗ, chăn nuôi gà nhiều cựa, trâu, bò, dê thịt. Năm 2019, giá trị sản ph m bình quân/01 ha đất canh tác đạt 87,4 triệu đồng, tăng gần 20% so với năm 2015; lƣơng thực bình quân đầu ngƣời đạt gần 350 kg/ngƣời; sản lƣợng chè búp tƣơi đạt 38,03 nghìn tấn, tăng 19,6% so với năm 2015; mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, do làm tốt công tác phòng, khoanh vùng dịch, một số hộ vẫn phát huy nuôi truyền thống nên sản lƣợng bán ra đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣu thích sẵn sàng mua với giá thành cao, sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 8,3 nghìn tấn, tăng 15,3% so với năm 2015. Làm tốt công tác thủy lợi, phòng, chống lụt bão, tìm kiếm, cứu nạn; phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm soát tốt dịch, bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục đƣợc quan tâm chỉ đạo, triển khai mạnh mẽ, sâu rộng. Ban Thƣờng vụ Huyện ủy đã ban hành và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 10/11/2017, về việc thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020. Tập trung huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới và đạt đƣợc một số kết quả quan trọng, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới; trong đó, phải kể đến việc huy

động đóng góp của nhân dân ƣớc tính trên 15 tỷ đồng để xây dựng 130km đƣờng GTNT bằng bê tông xi măng thuộc Chƣơng trình Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm; vận động 165 hộ dân hiến trên 2,3ha đất các loại để GPMB thực hiện các công trình, dự án đầu tƣ... Đến nay, toàn huyện có 01 xã (Minh Đài) đạt chu n Nông thôn mới; 02 xã cơ bản đạt chu n (Xuân Đài, Long Cốc) và 20 khu dân cƣ đạt chu n nông thôn mới (các xã Xuân Đài, Long Cốc đạt 15/19 tiêu chí; các xã còn lại đạt từ 9- 11 tiêu chí, bình quân đạt 11 tiêu chí/xã).

2.1.2.2. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Đ y mạnh phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tập chung khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hƣớng nâng cao năng lực sản xuất, chất lƣợng sản ph m, năng xuất lao động, khả năng cạnh tranh của sản ph m trên thị trƣờng. Đặc biệt, năm 2017, đƣợc UBND tỉnh thành lập Cụm công nghiệp Tân Phú với quy mô 45 ha; đến nay có 03 nhà máy đi vào sản xuất hàng hóa xuất kh u, thu hút gần 700 công nhân, doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng. Bên cạnh đó, phát triển thêm đƣợc một số doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở, làng nghề sản xuất kinh doanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhất là chế biến gỗ, chè xanh, chè đen cho giá trị kinh tế cao. Công nghiệp khai khoáng hoạt động kém hiệu quả do gặp khó khăn trong tiêu thụ sản ph m, riêng các doanh nghiệp khai thác quặng sắt tạm dừng hoạt động.

2.1.2.3. Phát triển các ngành thương mại, dịch vụ

Các ngành dịch vụ trên địa bàn huyện phát triển khá đa dạng, đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng, sử dụng dịch vụ của nhân dân; thu hút đƣợc một số trung tâm bán hàng, cây xăng, nhà hàng dịch vụ ăn uống, dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ tín dụng, tiện ích ngân hàng tại trung tâm huyện và xã; Dịch vụ du lịch cộng đồng tại xã Xuân Sơn tăng trƣởng khá; dịch vụ du lịch khám phá vùng chè Long Cốc bắt đầu đƣợc đầu tƣ phát triển. Năm 2019, tổng số hộ kinh doanh phi nông nghiệp trên 2.600 hộ, tăng gần 500 hộ so với năm 2015; tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ toàn xã hội ƣớc đạt 443,7 tỷ đồng, tăng 43,1% so với năm 2015.

Công tác tuyên truyền, quảng bá tiềm năng du lịch Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn, du lịch cộng đồng, sinh thái trên địa bàn huyện đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Định

hƣớng mở rộng quy mô sản xuất và phát triển thêm một số sản ph m đặc thù phục vụ du lịch. Tăng cƣờng quản lý và bảo vệ các hang động, danh lam thắng cảnh trong khu vực Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn, gắn với nâng cao ý thức phục vụ du lịch của nhân dân vùng lõi và vùng đệm Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn. Bƣớc đầu hình thành các tour du lịch cộng đồng đến Vƣờn quốc gia Xuân Sơn, vùng chè Long Cốc; trung bình mỗi năm có trên 01 vạn lƣợt khách thăm quan; hiện có 08 cơ sở Homestay phục vụ khách du lịch tại Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn. Định hƣớng, xúc tiến đầu tƣ phát triển du lịch khu vực đồi chè Long Cốc, trong đó Tổng công ty chè Việt Nam đã trình UBND tỉnh chủ trƣơng đầu tƣ dự án Khu du lịch sinh thái đồi chè Long Cốc, tổng mức đầu tƣ trên 2.400 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2020 - 2038.

2.1.2.4. Về đầu tư phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng

Chỉ đạo thực hiện đạt hiệu quả kế hoạch đầu tƣ công hằng năm và kế hoạch đầu tƣ công trung hạn giai đoạn 2016-2020, gắn với triển khai thực hiện Luật Đầu công; lập kế hoạch đầu tƣ công trung hạn 5 năm 2021-2025. Tập trung rà soát tổng thể các dự án đầu tƣ, kiểm soát, xử lý nợ xây dựng cơ bản; giải quyết dứt điểm các tồn đọng trong công tác quyết toán dự án hoàn thành từ năm 2014 trở về trƣớc, đƣa công tác quyết toán dự án hoàn thành trên địa bàn huyện đi vào nền nếp. Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội năm 2019 đạt trên 3.912 tỷ đồng, vƣợt 3% kế hoạch, trong đó nguồn vốn NSNN đạt trên 932 tỷ đồng. Đầu tƣ nhiều công trình quan trọng, thiết yếu, tạo sự đột phá trong phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất, giáo dục, y tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đặc biệt là đã khắc phục cơ bản tình trạng chia cắt, cô lập về giao thông khi có mƣa lũ tại một số xã trên địa bàn huyện.

Thực hiện nghiêm túc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Sơn đến năm 2020; các quy hoạch có liên quan đƣợc quan tâm xây dựng, phù hợp với địa phƣơng và thực hiện đạt hiệu quả. Triển khai thực hiện tốt Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch. Công tác quản lý quy hoạch xây dựng, chất lƣợng xây dựng công trình và các hoạt động xây dựng đƣợc thực hiện nghiêm túc và thƣờng xuyên. Chỉ đạo chấn chỉnh kịp thời một số vụ vi phạm về xây dựng, nhất là khu vực trung tâm huyện.

2.1.2.5. Tài chính, tín dụng, ngân hàng

Điều hành, quản lý chi ngân sách đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng chế độ và dự toán đƣợc giao. Ƣu tiên bố trí ngân sách cho các nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp bách, các nhiệm vụ phát sinh nhƣ: Khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, đảm bảo an sinh xã hội. Làm tốt công tác quyết toán ngân sách và xây dựng dự toán ngân sách hằng năm. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện đạt trên 225 tỷ đồng, bình quân tăng 20,06%/năm, đạt kế hoạch đề ra; tổng chi ngân sách huyện thực hiện 2.972 tỷ đồng.

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện thực hiện có hiệu quả các giải pháp huy động vốn, xử lý, kiểm soát nợ xấu; tăng cƣờng cho vay vốn phát triển sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội. Hoạt động tín dụng ngân hàng tăng trƣởng khá so với năm 2015; nguồn vốn huy động bình quân đạt 330 tỷ đồng/năm; dƣ nợ tín dụng đạt 1.100 tỷ đồng/năm; tốc độ tăng trƣởng đạt trên 10%/năm; tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức an toàn theo quy định.

2.1.2.6. Về phát triển các thành phần kinh tế

Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp cải thiện môi trƣờng, đầu tƣ kinh doanh theo chƣơng trình, kế hoạch của tỉnh. Triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tƣ nhân, kinh tế tập thể. Tổ chức đánh giá thực trạng, xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại trên địa bàn huyện giai đoạn 2017-2020; kế hoạch sản xuất một số sản ph m nông sản theo chuỗi giá trị, đến nay đã có sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu từ sản xuất nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ chè xanh, rƣợu ngô, gà nhiều cựa, chanh leo.

Kinh tế tƣ nhân, kinh tế tập thể, làng nghề, trang trại có sự gia tăng về số lƣợng, chất lƣợng. Năm 2019, trên địa bàn huyện hiện có 55 doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng 23 doanh nghiệp so với năm 2015; 42 HTX, tăng 16 HTX so với năm 2015 (trong đó có 45 doanh nghiệp, 28 Hợp tác xã hoạt động có hiệu quả); có 03 làng nghề, tăng 02 làng nghề so với năm 2015 (02 làng nghề chè và 01 làng nghề dệt thổ c m); có 05 trang trại và có trên 100 gia trại sản xuất mang lại nguồn thu nhập ổn định cho ngƣời dân.

2.1.2.7. Quản lý tài nguyên và môi trường; phát triển khoa học và công nghệ

Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trƣờng đƣợc quan tâm chỉ đạo. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đ y nhanh tiến độ thực hiện dự án đo đạc, lập bản đồ địa chính chính quy, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo dự án đạt 36%, có 03 xã: Long Cốc, Minh Đài, Xuân Đài cơ bản hoàn thành. Làm tốt công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ để giải phóng mặt bằng thực hiện trên 90 công trình, dự án, với tổng kinh phí trên 75 tỷ đồng. Thƣờng xuyên kiểm soát hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản trên địa bàn huyện. Thực hiện quy hoạch và đầu tƣ dự án khu xử lý rác thải, triển khai phƣơng án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại trung tâm huyện.

Quan tâm chỉ đạo các hoạt động khoa học, kỹ thuật và công nghệ trên địa bàn huyện; đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo bƣớc đột phá trong công tác chỉ đạo, điều hành của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, cũng nhƣ việc cải cách thủ tục hành chính, toàn bộ các văn bản chỉ đạo, điều hành đƣợc đƣa lên hệ thống điện tử đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, thuận tiện cho việc tiếp nhận, tra cứu, xử lý. Chỉ đạo 100% các đơn vị sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm quản lý tài sản, phần mềm đấu thầu; quản lý đăng ký kinh doanh hợp tác xã và hộ cá thể bằng phần mềm; đ y mạnh thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ quan, đơn vị. Công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất đạt kết quả tích cực, nhất là việc đƣa một số giống lúa mới vào sản xuất cho năng suất, chất lƣợng cao (J02, Hƣơng thơm 1, Đại dƣơng 1); đƣa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp; cải thiện trọng lƣợng cơ thể đàn trâu, bò; áp dụng công nghệ xử lý rác, thải tại trung tâm huyện. Triển khai thực hiện tốt Dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh: Tạo lập và quản lý phát triển nhãn hiệu tập thể Gà nhiều cựa huyện Tân Sơn (đƣợc UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 2233/QĐ-UBND ngày 06/9/2016).

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo UBND TỈNH PHÚ THỌ (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)