Chỉ tiêu về giáo dục của huyện Tân Sơn năm 2019

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo UBND TỈNH PHÚ THỌ (Trang 72 - 76)

TT Nội dung Số lƣợng trƣờng (trƣờng) Số lƣợng học sinh (ngƣời) GV trực tiếp dạy (ngƣời) 1 Trƣờng mẫu giáo 19 5.066 547 2 Trƣờng tiểu học 17 6.929 540 3 Trƣờng THCS 16 4.651 426 4 Trƣờng THPT 2 1.624 103 5 Tổng số 54 18.270 1.616

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, năm 2019)

Cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất giáo dục thì trong những năm qua cùng với những chính sách khuyến học, tỷ lệ huy động học sinh đến lớp hàng năm của huyện ở bậc Mầm non đạt 99%, Tiểu học đạt 100%, THCS đạt 99,5%, THPT đạt 80%; nâng tổng số học sinh ở các cấp của huyện lên 18.270 học sinh. Huyện có 85% phòng học đƣợc kiên cố, nhà công vụ giáo viên đáp ứng chỗ ở cho 90% giáo viên có nhu cầu, 48/54 trƣờng học đạt chu n quốc gia.

Đƣợc sự quan tâm của Huyện, công tác đào tạo nghề đƣợc triển khai thuận lợi đã tạo điều kiện cho ngƣời lao động tham gia học nghề, số lƣợng năm sau cao hơn năm trƣớc. Đặc biệt thực hiện Quyết định 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và Nghị quyết 30a của Chính phủ, mạng lƣới cơ sở dạy nghề đƣợc mở

rộng, nâng cấp; cơ sở vật chất trang thiết bị đƣợc đầu tƣ; đội ngũ giáo viên đƣợc bổ sung; ngành nghề đa dạng, phù hợp với nhu cầu học nghề của lao động và thị trƣờng lao động; chất lƣợng dạy nghề từng bƣớc đƣợc nâng lên. Số lao động sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhƣng năng suất, chất lƣợng sản ph m và hiệu quả cao hơn [43].

Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ƣơng, trong giai đoạn 2015 - 2020, Huyện đã mở 204 lớp sơ cấp, trung cấp nghề, dạy nghề dƣới 3 tháng cho lao động nông thôn, số lao động đƣợc đào tạo là 5.792 lao động; phối hợp với các trƣờng đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh mở 09 lớp trung cấp chuyên nghiệp, đại học, số học viên đƣợc đào tạo 543 học viên, 1.090 học sinh, sinh viên theo học các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp trong toàn quốc.

Nhƣ vậy, từ năm 2015 đến tháng 9 năm 2019 số lao động đƣợc đạo tạo nghề, tập huấn, huấn luyện là 14.879 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua bồi dƣỡng, đào tạo, tập huấn lên trên 40%.

Trong đó, các ngành nghề chủ yếu đƣợc theo học là các ngành nghề nhƣ điện dân dụng, nghề may công nghiệp, nghề thủ công mỹ nghệ, dệt thổ c m, mây tre đan, thêu ren; nghề chăn nuôi thú y; các lớp dạy kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật... Qua học tập hầu hết học viên nắm bắt đƣợc kiến thức, có tay nghề, có thể bằng kiến thức, tay nghề của mình vận dụng trong hoạt động sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập.

Về lâu dài, việc quan trọng có tính quyết định tới sự phát triển ổn định của các hộ nghèo nói riêng và của các nhóm hộ nói chung là cần đầu tƣ cho giáo dục, nâng cao trình độ dân trí. Các hộ nghèo mặc dù đã đƣợc các chính sách miễn giảm học phí khi có con em theo học các trƣờng trung học chuyên nghiệp, trƣờng nghề, cao đẳng... tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn và sự thiếu hụt lao động của các hộ nghèo mà chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các đối tƣợng trong độ tuổi đi học trên đƣợc theo học tiếp, phần lớn còn lại phải ở nhà để phụ giúp gia đình lao động. Nhƣ vậy, ngoài những chính sách ƣu đãi cho con em các hộ nghèo đi học, huyện Tân Sơn cần phải thông tin tuyên truyền đối đến ngƣời dân, nhất là các hộ nghèo về vai

trò và tầm quan trọng trong việc cho con em đi theo học nghề, hoặc học cao hơn để tăng cơ hội tìm việc làm, nâng cao thu nhập.

(*) Chính sách hỗ trợ về văn hóa

Trong giai đoạn 2015 - 2019, Huyện đã quan tâm, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo tiếp cận văn hóa, văn nghệ và thông tin.

Cuối năm 2019, tỷ lệ khu dân cƣ đạt tiêu chu n văn hoá đạt 79,1%; gia đình văn hóa đạt 79,7%; 100% xã có nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% khu dân cƣ có nhà văn hóa. Hệ thống đài truyền thanh hoạt động thƣờng xuyên, bám sát nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của huyện. Công tác tuyên truyền, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, kết hợp lồng ghép với tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách về giảm nghèo của Đảng, Nhà nƣớc.

Các hoạt động văn hóa đƣợc Huyện tiến hành với nhiều hình thức đa dạng góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa nâng cao ý thức pháp luật cho ngƣời dân. Tổ chức vận động đƣợc các hộ đƣa chuồng trại ra xa nhà góp phần đảm bảo vệ sinh môi trƣờng trong các thôn, bản. Nhằm nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về ý nghĩa, mục tiêu, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về giảm nghèo. Từ đó, đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và nhất là ngƣời dân về chƣơng trình giảm nghèo bền vững. Hàng tuần các buổi phát thanh đều có các tin bài về chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về giảm nghèo, gƣơng điển hình, kinh nghiệm, mô hình giảm nghèo thành công của các địa phƣơng, cộng đồng và ngƣời nghèo.

(*) Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở

Thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo về nhà ở theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, huyện Tân Sơn đã hỗ trợ nhà ở cho 776 hộ (kinh phí Trung ƣơng hỗ trợ 5 triệu đồng/nhà; vốn tự có của hộ gia đình và huy động từ dòng họ, cộng đồng từ 9 đến 10 triệu đồng/hộ). Thực hiện Quyết định 167/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, theo đó toàn huyện có hơn 3000 hộ cần đƣợc hỗ trợ xoá nhà tạm với tổng vốn là 60 tỷ đồng.

Cùng các nguồn huy động khác, đặc biệt từ nguồn cuộc vận động “Nối vòng tay nhân ái - Vì ngƣời nghèo Đất Tổ”, Quỹ “Vì ngƣời nghèo” tỉnh đã bố trí kinh phí hỗ trợ xoá nhà tạm cho hộ nghèo, chƣơng trình đã góp phần xoá nhà tạm cho hộ nghèo trên địa bàn Huyện.

Trong năm 2015 số hộ nghèo ở huyện đƣợc hỗ trợ về nhà ở là 2.985 hộ. Trong đó, vốn từ Ngân sách Trung ƣơng và từ nguồn tín dụng ƣu đãi không có sự thay đổi nhiều 7.840 triệu đồng - 8.400 triệu đồng); tuy nhiên, riêng vốn đƣợc hỗ trợ từ công ty Hóa chất Việt Nam năm này là 9.600 triệu đồng, so với tổng các năm trƣớc cao hơn rất nhiều, tổng các năm trƣớc chỉ có: 7.510 triệu đồng. Trong giai đoạn 2016-2019 huyện đã xóa đƣợc 929 nhà với tổng số tiền hỗ trợ là 22.430 triệu đồng, bình quân mỗi nhà đƣợc hỗ trợ trên 24 triệu đồng, trong đó chủ yếu là nguồn từ quỹ vì ngƣời nghèo: 322 nhà, và từ nguồn theo quyết đinh 33-QĐ-TTCP 571 nhà, một số hội khác cũng có nhƣng rất ít không đang kể, nhƣ Hội Phụ nữ 08 nhà, Hội Cựu Chiến binh 05 nhà, Liên đoàn Lao động 22 nhà).

Thông qua các nguồn vốn đƣợc hỗ trợ, kết hợp với việc vay vốn từ các nguồn khác, ngƣời nghèo ở Huyện đã có thể xây cho mình một căn nhà khang trang hơn, xóa đƣợc những căn nhà tạm dột nát.

(*) Các chính sách hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề, tạo việc làm

Trong thời gian qua, Huyện Tân Sơn rất quan tâm đầu tƣ hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, phát triển ngành nghề, dịch vụ để nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho Nhân dân.

Theo số liệu điều tra thì các chính sách hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề, tạo việc làm trên địa bàn Huyện là chính sách hiệu quả nhất trong quá trình giảm nghèo của huyện.

Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp của Huyện đã đƣợc hỗ trợ rất lớn từ chƣơng trình 30a; ngân sách tỉnh; chƣơng trình 135; chƣơng trình Nông thôn mới: 1,3 tỷ đồng; vốn đối ứng dân cƣ... để mua cây, con giống, vật tƣ, phân bón cho nông dân và đ y mạnh áp dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo UBND TỈNH PHÚ THỌ (Trang 72 - 76)