Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo UBND TỈNH PHÚ THỌ (Trang 61 - 65)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.3. Đánh giá khái quát chung về công tác xóa đói giảm nghèo

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Chất lƣợng công tác giảm nghèo chƣa cao, số hộ tái nghèo còn nhiều, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Tân Sơn còn chiếm tỷ lệ cao so với mặt bằng chung trong toàn tỉnh. Việc giảm nghèo của Huyện mới tạm thời cắt cơn sốt nghèo, đáp ứng giảm nghèo cấp bách, nhƣng chƣa có những giải pháp hữu hiệu điều trị tận gốc.

Chƣơng trình mục tiêu trên địa bàn ( 30a, CT134, 135, nông thôn mới, định canh định cƣ, xây dựng trung tâm cụm xã), gây khó khăn trong việc tổ chức thực hiện. Cơ chế lồng ghép nguồn vốn của các Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia còn nhiều bất cập, chƣa chủ động, đầu tƣ dàn trải, phân tán, khó quản lý điều hành tập trung thống nhất.

Công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể thực hiện công tác giảm nghèo có lúc chƣa chặt chẽ, đồng bộ. Việc tuyên truyền đôi lúc chƣa thƣờng xuyên, kịp thời, bố trí nguồn lực cho địa phƣơng thực hiện chƣơng trình giảm nghèo chậm, không đảm bảo tiến độ. Kinh phí chi nhỏ dọt, khó quản lý, thực hiện dự án chậm, hiệu quả kinh tế không cao.

Một số chƣơng trình, dự án triển khai chậm, thực hiện còn lúng túng. Năng lực quản lý và tổ chức thực hiện của một số chủ đầu tƣ, chủ dự án còn hạn chế, nhất là cấp xã, do đó việc triển khai thực hiện dự án chậm và còn sai sót, đặc biệt là khâu hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đầu tƣ, giải ngân, thanh quyết toán. Việc huy động nguồn lực của địa phƣơng còn thấp, một bộ phận ngƣời dân còn có tƣ tƣởng trông chờ, ỷ nại vào ngân

sách cấp trên. Công tác xã hội hoá các hoạt động của chƣơng trình, dự án hạn chế, hiệu quả thấp.

Công tác báo cáo, đánh giá kết quả Chƣơng trình thực hiện chƣa đầy đủ, kịp thời; việc xác định danh mục, quy mô đầu tƣ thiếu chính xác, vẫn xảy ra tình trạng đề nghị xin điều chỉnh, bổ sung thay đổi danh mục, quy mô công trình.

Công tác rà soát, khảo sát nắm tình hình đói nghèo, xác định hộ nghèo có lúc còn hạn chế, chƣa phát huy tốt vai trò của cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở. Kê khai thu nhập, tài sản thiếu chính xác; còn có một số ngƣời dân có tâm lý ỷ lại, chƣa thật sự nỗ lực cố gắng vƣơn lên thoát nghèo, muốn là hộ nghèo để trông chờ hỗ trợ của Nhà nƣớc.

Sự phối kết hợp giữa Ban Chỉ đạo Huyện và các xã chƣa chặt chẽ. Công tác kiểm tra, giám sát việc giảm nghèo của một số Ban ngành, Đoàn thể chƣa thƣờng xuyên; việc tổng hợp, đánh giá thiếu cụ thể; giải quyết hoặc đề xuất xử lý những phát sinh vƣớng mắc chƣa kịp thời.

Công tác rà soát, duyệt vốn vay còn chậm, ảnh hƣởng trực tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu mua phân bón, thuốc trừ sâu các vật tƣ cần thiết khác phục vụ sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các hộ sử dụng đồng vốn không đúng mục đích.

Nguồn kinh phí đầu tƣ chƣa tƣơng xứng với nhiệm vụ đề ra trong quá trình thực hiện giảm nghèo từ huyện xuống xã. Một số giải pháp giảm nghèo đƣợc thực hiện chỉ là những hỗ trợ mang tính ngắn hạn, tạm thời, hiệu quả giảm nghèo bền vững còn hạn chế, nguy cơ tái nghèo là rất lớn.

Giải pháp giảm nghèo mang tính chất căn bản: đầu tƣ cho giáo dục, đào tạo nghề và giải quyết việc làm một số xã chƣa đƣợc thƣờng xuyên quan tâm, kết quả chƣa cao. Việc triển khai chính sách thu hút đội ngũ trí thức trẻ tình nguyện còn chậm, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tăng cƣờng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật về xã để hỗ trợ tổ chức thực hiện chƣơng trình. Nguồn vốn trung ƣơng cấp cho huyện để tham gia chƣơng trình còn thấp (cả vốn đối ứng và vốn trung ƣơng mới chỉ đạt khoảng 35% nhu cầu so với đề án đã đƣợc phê duyệt)

Hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp chƣa tƣơng xứng với yêu cầu và điều kiện thực tế. Chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, dồn điền đổi thửa tiến hành còn chậm. Cơ cấu sản xuất có sự chuyển dịch theo hƣớng CNH, HĐH nhƣng chƣa đáng kể, nông lâm nghiệp, thủy sản vẫn chiếm tỉ trọng cao, công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ lệ thấp. Lao động nông nghiệp vẫn chiếm đa số trong cơ cấu lao động (72%); công nghiệp, xây dựng 13,8%; dịch vụ 14,2%. Tăng trƣởng chậm, ngân sách của Huyện phụ thuộc nhiều vào hỗ trợ của Tỉnh. Bên cạnh đó, những năm gần đây do tác động của suy thoái kinh tế dẫn đến đầu tƣ giảm sút so với thời gian đầu dự án, dẫn đến số mục tiêu kinh tế - xã hội đạt thấp gây khó khăn cho công tác giảm nghèo.

2.3.3.2. Nguyên nhân của hạn chế

Một số chính sách giảm nghèo chƣa đồng bộ, chƣa phù hợp, chậm đổi mới, nặng tính bao cấp, dẫn đến tƣ tƣởng ỷ lại của các cấp và của bản thân ngƣời nghèo, tình trạng nhiều địa phƣơng và ngƣời dân không muốn ra khỏi danh sách đối tƣợng nghèo để đƣợc trợ giúp khá phổ biến;

Một số văn bản hƣớng dẫn của một số Bộ, ngành về thực hiện Chƣơng trình giảm nghèo chậm, thiếu đồng bộ; chƣa rõ ràng, cụ thể nên địa phƣơng khó thực hiện; một số chính sách hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời nghèo, hộ nghèo, địa phƣơng, cơ sở khó triển khai vì không có kinh phí quản lý để chỉ đạo thực hiện nhƣ: hỗ trợ sản xuất đối với hộ nghèo, đào tạo, dạy nghề... Một số chính sách chƣa đƣợc cụ thể hoá nhƣ: chính sách y tế, giáo dục đối với huyện nghèo;

Chính sách giao khoán, bảo vệ, chăm sóc rừng khó thực hiện trên thực tế do rừng đã đƣợc giao cho Lâm trƣờng, dẫn đến tình trạng ngƣời dân sống trong khu vực rừng nhƣng chƣa đƣợc hƣởng chính sách và lợi ích từ rừng.

Kinh phí để thực hiện các mục tiêu của chƣơng trình, hiện tại còn dàn trải, kéo dài. Đơn giá xây dựng các công trình cao do điều kiện tự nhiên của huyện có nhiều sông, suối, địa hình phức tạp, nền địa chất thiếu ổn định.

Công tác tuyên truyền vận động quần chúng chƣa đƣợc duy trì thƣờng xuyên, chú trọng đúng mức, hiệu quả chƣa cao, chƣa phát huy trách nhiệm của các cấp, các

ngành và của ngƣời dân trong việc xác định đúng đối tƣợng hộ nghèo, nhằm thực hiện đúng các chính sách hỗ trợ. Công tác tổ chức quán triệt, học tập, triển khai thực hiện Nghị quyết ở một số xã còn chƣa đƣợc chú trọng, công tác lãnh đạo, chỉ đạo giảm nghèo có lúc có nơi thiếu quyết liệt, triệt để.

Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể có lúc chƣa chặt chẽ; một số địa phƣơng chƣa thực sự tập trung chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện chƣơng trình; nguồn lực hỗ trợ cho chƣơng trình còn hạn chế, nguồn lực huy động tại chỗ ít. Một số xã còn ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của cấp trên.

Một bộ phận cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã chƣa nhiệt tình với công việc, thiếu, hạn chế năng lực, thiếu kỹ năng trong việc triển khai các chính sách trên địa bàn, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và liên tục thay đổi. Mặt khác, do khối lƣợng công việc nhiều, phụ cấp thấp khiến họ gặp khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ. Một số ban ngành, đoàn thể đƣợc giao nhiệm vụ phụ trách còn hạn chế trong xây dựng chƣơng trình hành động, lập kế hoạch trên địa bàn phân công, chƣa thực sự nhiệt tình giúp đỡ, ngƣời nghèo, hộ nghèo.

Nhận thức về nhiệm vụ giảm nghèo tại một số nơi còn hạn chế, có tƣ tƣởng địa phƣơng muốn ngƣời dân của xã mình hƣởng nhiều lợi ích từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc nhƣ về bảo hiểm y tế, tín dụng, hỗ trợ giáo dục, bảo trợ xã hội, do vậy dẫn đến tình trạng có nhiều hộ thu nhập vƣợt trên chu n nghèo quy định nhƣng vẫn đƣợc bình xét vào hộ nghèo .

Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, dân trí không đồng đều, nhận thức hạn chế, tập quán canh tác lạc hậu, bộc lộ tƣ tƣởng ỷ nại.

Điều kiện tự nhiên nhiều địa phƣơng còn khó khăn, địa hình phức tạp diện tích đất sản xuất ít, khó canh tác, gây khó khăn cho việc sản xuất của ngƣời dân. Đối với một số xã vùng cao thƣờng xảy ra rét đậm, rét hại, thiên tai, lũ quét...ảnh hƣởng không nhỏ đến việc sản xuất kinh doanh, ảnh hƣởng đến công tác giảm nghèo, khiến cho tỷ lệ hộ nghèo, tái nghèo còn cao.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo UBND TỈNH PHÚ THỌ (Trang 61 - 65)