PHẦN A : MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
1.1. Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công
1.1.7. Phƣơng pháp đánh giá công trình dở dang trong doanh nghiệp xây dựng
dựng
Công trình xây lắp dở dang cuối kỳ là khối lƣợng công trình, công việc xây lắp trong quá trình thi công xây lắp chƣa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo quy định. Khác với các doanh nghiệp sản xuất khác, trong các doanh
25
nghiệp xây lắp, việc đánh giá công trình xây lắp dở dang tuỳ thuộc vào phƣơng thức thanh toán với bên giao thầu.
- Nếu thực hiện thanh toán khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành toàn bộ bàn giao thì giá trị công trình dở dang cuối kỳ là tổng chi phí sản xuất kinh doanh đƣợc tập hợp đến thời điểm cuối kỳ.
- Nếu thực hiện thanh toán theo giai đoạn xây dựng hoàn thành bàn giao (theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý) thì công trình dở dang là khối lƣợng công trình xây lắp chƣa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý và đƣợc đánh giá theo chi phí sản xuất kinh doanh thực tế.
1.1.7.1. Đánh giá công trình dở dang cuối kỳ theo chi phí dự toán
Phƣơng pháp đánh giá công trình dở dang theo chi phí dự toán: Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành trùng nhau. Nếu xác định đối tƣợng tính giá thành là khối lƣợng công việc hay giai đoạn xây lắp đạt điểm dừng kỹ thuật hợp lý có giá trị dự toán riêng hoàn thành thì công trình xây lắp dở dang là khối lƣợng công việc hay giai đoạn xây lắp chƣa hoàn thành. (Trần Thị Hoa 2016)
Do đó, chi phí sản xuất tính cho công trình xây lắp dở dang cuối kỳ đƣợc tính trên cơ sở phân bổ chi phí xây lắp thực tế đã phát sinh cho các khối lƣợng xây lắp đã hoàn thành và chƣa hoàn thành trên cơ sở tiêu thức phân bổ là giá trị dự toán hay chi phí dự toán. Trong đó, các khối lƣợng hay giai đoạn xây lắp dở dang có thể đƣợc tính theo mức độ hoàn thành. Chi phí thực tế của khối lƣợng hay giai đoạn xây lắp dở dang cuối kỳ đƣợc xác định nhƣ sau:
Chi phí thực tế của khối lƣợng xây lắp dở dang cuối kỳ = (Chi phí thực tế của khối lƣợng xây lắp dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế của khối lƣợng xây lắp thực hiện trong kỳ) : (Chi phí của khối lƣợng xây lắp hoàn thành bàn giao thời kỳ theo dự toán + Chi phí của khối lƣợng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán) x (Chi phí của khối lƣợng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán).
1.1.7.2. Đánh giá công trình dở dang cuối kỳ theo tỉ lệ hoàn thành tương đương
Phƣơng pháp đánh giá công trình làm dở theo tỷ lệ hoàn thành tƣơng đƣơng: Theo phƣơng pháp này, chi phí thực tế của khối lƣợng lắp đặt dở dang
26
cuối kỳ đƣợc xác định theo mức độ hoàn thành của công trình đó. (Trần Thị Hoa 2016)
Cụ thể, chi phí thực tế của khối lƣợng xây lắp dở dang cuối kỳ đƣợc xác định theo công thức sau:
Chi phí thực tế của khối lƣợng xây lắp dở dang cuối kỳ = (Chi phí thực tế của khối lƣợng xây lắp dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế của khối lƣợng xây lắp thực hiện trong kỳ) : (Tổng giá trị dự toán của các giai đoạn xây dựng theo mức độ hoàn thành) x (Chi phí của khối lƣợng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán).
1.1.8. Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành công trình trong doanh nghiệp sản xuất
1.1.8.1. Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành là mốc thời gian tiến hành tổng hợp số liệu để tính giá thành thực tế của đối tƣợng tính giá thành. Do công trình xây lắp thƣờng có quy mô lớn, thời gian thi công kéo dài, do vậy không thể chờ đến khi xây dựng xong mới tính giá thành mà phải làm hàng tháng, hàng quý, hàng năm hoặc theo từng khối lƣợng công việc đạt đến điểm dừng kỹ thuật nhất định đƣợc nghiệm thu và bàn giao. (Nguyễn Quỳnh Phương 2016)
1.1.8.2. Các phương pháp tính giá thành
1.1.8.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn
Theo phƣơng pháp này, giá thành các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành đƣợc xác định dễ dàng trên cơ sở tổng cộng các chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành công trình đó. (Nguyễn Quỳnh Phương 2016)
- Điều kiện áp dụng: Đƣợc áp dụng khi công trình của doanh nghiệp mang tính đơn chiếc, đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tƣợng tính giá thành. Công trình của các doanh nghiệp xây dựng là các công trình, hạng mục công trình mang tính đơn chiếc. Do đó các doanh nghiệp xây dựng thƣờng chọn phƣơng pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành cho các công trình của mình.
- Cách tính: Trƣờng hợp có khối lƣợng xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần thì:
27
Trƣờng hợp không thể theo dõi chi phí riêng cho từng HMCT theo từng khoản mục thì phải phân bổ:
- Ƣu điểm: Phƣơng pháp này đơn giản, dễ thực hiện, cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong kỳ báo cáo, phù hợp với các công trình thời gian thi công ngắn phù hợp với kỳ tính giá thành của đơn vị, hoặc các công trình thi công dài hạn, nghiệm thu thanh toán từng phần.
- Nhƣợc điểm: Chỉ thƣờng áp dụng với công trình đơn chiếc
1.1.8.2.2. Phương pháp tính giá thành theo định mức
- Điều kiện áp dụng: Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp có khả năng tính đƣợc giá thành định mức trên cơ sở các định mức chi phí và đơn giá tại thời điểm tính giá thành. (Nguyễn Quỳnh Phương 2016)
28
- Cách tính: Trên cơ sở giá thành định mức, chênh lệch do thay đổi định mức, chênh lệch do thoát ly định mức, kế toán có thể tính đƣợc giá thành thực tế của công trình xây lắp theo công thức sau:
- Ƣu điểm: Phƣơng pháp này có tác dụng kịp thời vạch ra những chi phí sản xuất thoát ly định mức, nhằm tăng cƣờng việc kiểm tra và phân tích các số liệu kế toán chi phí sản xuất và giá thành công trình.
- Nhƣợc điểm: Theo phƣơng pháp này thì ngay từ đầu kế toán phải tính đƣợc giá thành định mức của các công trình, hạng mục công trình trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành, làm cơ sở cho việc tính giá thành thực tế của công trình sau này. Khi tính giá thành định mức của các công trình, hạng mục công trình, kế toán phải tính riêng từng khoản mục chi phí cấu tạo nên giá thành theo những cách thức khác nhau. Do đó sử dụng phƣơng pháp này rất phức tạp.
1.1.8.2.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
- Điều kiện áp dụng: Phƣơng pháp này áp dụng trong trƣờng hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng, khi đó đối tƣợng tính giá thành là từng đơn đặt hàng. Theo phƣơng pháp này, khi bắt đầu xây lắp theo đơn đặt hàng, kế toán phải mở bảng tính giá thành cho mỗi đơn đặt hàng và chi phí sản xuất đƣợc tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Chi phí trực tiếp đƣợc tập hợp thẳng còn chi phí sản xuất chung đƣợc phân bổ theo tiêu thức thích hợp. Khi công trình hoàn thành thì chi phí sản xuất tập hợp đƣợc chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. Kế toán tiến hành tính giá thành bằng cách cộng luỹ kế chi phí từ khi bắt đầu thi công đến khi hoàn thành ngay trên Bảng tính giá thành của đơn đặt hàng đó. (Nguyễn Quỳnh Phương 2016)
- Cách tính: Trƣờng hợp một đơn đặt hàng gồm một số hạng mục công trình thì sau khi tính giá thành cho đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán thực hiện
29
tính giá thành cho từng hạng mục công trình bằng cách phân bổ giá thành thực tế của cả đơn đặt hàng cho từng hạng mục công trình theo giá thành dự toán của các hạng mục công trình đó theo công thức:
Zi = (Zđđh / Zdt) x Zidt
Trong đó: Zi: Giá thành sản xuất thực tế của hạng mục công trình i Zđđh: Giá thành sản xuất thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành Zdt: Giá thành dự toán của các hạng mục công trình thuộc đơn đặt hàng hoàn thành
Zidt: Giá thành dự toán của hạng mục công trình i.
- Ƣu điểm: Có tính linh hoạt cao khi chỉ quan tâm đến đơn đặt hàng, có thể tính đƣợc chi phí sản xuất trên từng đơn đặt hàng, từ đó xác định giá thành và tính đƣợc lợi nhuận trên từng đơn đặt hàng.
- Nhƣợc điểm: Nếu nhận đƣợc nhiều đơn hàng sẽ gây khó khăn trong việc thi công và phân bổ. Doanh nghiệp cũng sẽ gặp nhiều khó khăn nếu có đơn vị yêu cầu báo giá trƣớc.
1.1.8.2.4. Phương pháp tổng cộng chi phí
- Điều kiện áp dụng: Phƣơng pháp này áp dụng đối với các công trình, hạng mục công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, phải trải qua nhiều giai đoạn thi công, công việc có thể chia cho nhiều tổ, đội thi công. (Nguyễn Quỳnh Phương 2016)
- Cách tính: Theo phƣơng pháp này, giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đƣợc tính nhƣ sau:
Z = Dđk + C1 + C2 + ... + Cn – Dck
Trong đó: C1, C2, ... Cn là chi phí sản xuất ở từng giai đoạn xây lắp công trình.
- Ƣu điểm: Đối với các công trình, hạng mục công trình có quy mô lớn, phức tạp thì việc tính giá thành sẽ đơn giản hơn. Đồng thời phƣơng pháp này có thể phản ánh đƣợc chi phí ở từng giai đoạn xây lắp công trình.
30
- Nhƣợc điểm: Không phản ánh đƣợc chi tiết đƣợc các khoản mục chi phí cụ thể nhƣ là: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SXC, do đó rất dễ phát sinh nhiều chi phí không cần thiết gây tăng giá thành.
31
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN
XÂY DỰNG 789