Tài nguyên động thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và thử nghiệm nhân giống loài trà vàng phan (camellia phaniihakoda et ninh) tại vườn quốc gia tam đảo​ (Trang 42 - 46)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.5. Tài nguyên động thực vật

3.1.5.1. Sự đa dạng về khu thực vật * Đa dạng về kiểu rừng

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Kiểu rừng này thường phân bố ở độ cao dưới 800 m, nhưng do ảnh hưởng của độ dốc, hướng phơi mà loại rừng này có thể phân bố ở độ cao 900 - 1.000 m. Kiểu rừng này bao phủ phần lớn dãy núi Tam Đảo với những loài cây có giá trị kinh tế như: Chò chỉ (Parashoera chinensis), Sến mật (Madhuca pasquieri), Giổi (Michelia sp.), Re (Cinnamomum sp.)… Do bị tác động mạnh nên hiện nay chủ yếu là rừng thứ sinh, đến nay diện tích nguyên sinh của kiểu rừng này còn lại rất ít.

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình: Kiểu rừng này ở Tam Đảo phân bố từ độ cao 800 m trở lên, đôi khi phân bố trên 900 m. Quần hệ thực vật của kiểu rừng này bao gồm các loài trong họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Chè (Theaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae)… Từ độ cao 1.000 m trở lên xuất hiện một số loài thuộc Ngành Hạt trần như: Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Kim giao (Nageia fleuryi)…

- Rừng lùn trên đỉnh núi: Là một kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp được hình thành trên các đỉnh dông hay các

đỉnh núi cao đất xương xẩu, nhiều nắng gió, mây mù thường xuyên bao phủ. Cây cối ở đây thường thấp bé, phát triển chậm, thân và cành được Rêu và Địa y bao phủ. Đất dưới tán rừng khá mỏng nhưng tầng thảm mục khá dày có nơi dày hơn 1 m.

Thực vật chủ yếu là các loài thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae), Giổi nhung (Michelia faveolata), Hồi núi (Illicium griffithii). Từ các đỉnh cao xuống thấp hơn, các loài trong họ Đỗ quyên giảm dần, các loài thuộc họ Re (Lauraceae), họ Hồi (Illiciaceae), họ Thích (Aceraceae) tăng lên về số lượng cá thể.

- Rừng tre nứa: Khi rừng thuộc hai loại trên bị tàn phá thì các loài Tre, Nứa mọc xen vào hoặc chuyển hẳn thành rừng Tre, Nứa, Ở đai cao hơn 800 m, loài tiêu biểu là Sặt gai và Vầu, Đai trung bình là Giang (ở độ cao từ 500 - 800 m), còn thấp hơn (dưới 500 m) là Nứa.

- Rừng phục hồi sau nương rẫy: Do tác động mạnh của con người, thành phần thực vật ở đây ít nhiều có biểu hiện cho thực vật rừng thứ sinh được phục hồi sau khi đất được sử dụng cho canh tác nương rẫy hoặc phục hồi sau khi rừng được khai thác. Thực vật ở đây chủ yếu là các loài: Bục trắng (Mallotus apelta), Bục bạc (Mallotus paniculatus), Thẩu tấu (Aporosa dioica), Màng tang (Litsea cubeba)…

- Rừng trồng: Rừng trồng Tam Đảo đã có từ thời Pháp thuộc, đó là những diện tích rừng Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana) được trồng dọc theo hai ven đường lên thị trấn Tam Đảo. Ngoài ra còn có rừng Lim ở xã Đại Đình và km 13 đường lên khu ngỉ mát Tam Đảo, kể từ năm 1962 đến nay diện tích rừng trồng ở Tam Đảo đã được bổ sung thêm nhiều và được trồng các loài cây chủ yếu là Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), Muồng đen (Senna siamea), Keo tai tượng (Acacia mangium)… đã góp phần che phủ khoảng trên 70% diện tích đất trống, đồi trọc, tạo cảnh quan đẹp cho Tam Đảo.

* Đa dạng về thành phần loài:

Đặc điểm về địa hình, hướng phơi, độ cao, khí hậu, thủy văn, sự tác động của con người kết hợp với đặc tính sinh thái của từng loài cây đã tạo nên tính đa dạng về loài, sự phân bố, giá trị sử dụng, và các loài cây quý hiếm của hệ thực vật Tam Đảo.

Đến nay đã thống kê được 1.282 loài thuộc 660 chi, 179 họ thực vật bậc cao có mạch; trong đó có 42 loài thực vật đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần được bảo vệ như: Sến mật (Madhuca pasquieri), Hoàng thảo Tam Đảo

(Dendrobium TamDaoensis), Trà hoa đài (Camellia lengicaudata); Trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii); Hoa tiên (Aarum petelotii); Chuỳ hoa leo

(Mosla tamdaoensis); Trọng lâu kim tiền (Paris delavayi), Kim tuyến

(Anoectochilus setaceus), Ráng Tam Đảo (Tectaria tamdaoensis) và nhiều loài thức vật dặc hữu khác…

* Đa dạng về giá trị sử dụng: (i) Nhóm cây gỗ quý gồm 234 loài điển hình như: Sến mật (Madhuca pasquieri), Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Đinh (Markhamia stipulata), Vàng tâm (Manglietia conifera), Giổi lông

(Michelia balansae…; (ii) Nhóm cây ăn quả gồm 109 loài như: Trám trắng

(Canarium album), Trám đen (Canarium trandenum), Dâu da đất (Baccaurea sapida), Sấu (Dracotomelum duperreanum…; (iii) Nhóm cây tinh dầu gồm 32 loài như: Gù hương (Cinnamomum parthenoxylon), Màng tang (Lisea cubeba), Hồi núi (Illicium griffithii…; (iv) Nhóm cây cảnh gồm gồm 152 loài hầu hết các loài này nằm trong họ Lan (Orchidaceae) gồm có các loài như Hoàng thảo Tam Đảo (Dendrobium taodaoensis), Phi điệp (Dendrobium superbum), Hoàng thảo sừng dài (Dendrobium longicarnum), Hoàng thảo dẹt

(Dendrobium nobile… Một số loài trong họ Đỗ quyên (Ericaceae) như: Đỗ quyên hoa đỏ (Rhododendron simsii), Đỗ quyên hoa tím, Đỗ quyên hoa trắng (Rhododendron fleuryi), Một số loài trong họ chè (Theaceae) như: Trà hoa đài

Nhóm cây dược liệu 361 loài, Các loài điển hình như Ba kích (Morinda officinalis), Hoàng đằng (Fibraurea recisa), Khôi tía (Ardisia silvestris), Sa nhân (Amomum xanthioides… ; (vi) Nhóm cây cho tinh bột gồm 5 loài như: Củ mài (Dioscorea persimilis), Dong riềng (Canna edulis)

3.1.5.2. Sự đa dạng về khu động vật

Khu hệ động vật Tam Đảo đã được nhiều tác giả người Pháp nghiên cứu và công bố vào những năm 30 và 40 của thế kỳ trước, từ sau kháng chiến chống pháp (năm 1954) cho đến nay các nhà khoa học Việt Nam đã có nhiều cuộc điều tra nhiều công trình nghiên cứu về khu hệ động vật ở Tam Đảo, gần đây nhất là kết quả nghiên cứu của từ năm 1998 - 2000 của Trung tâm nghiên cứu và Phát triển rừng - Trường Đại học Lâm nghiệp và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật trong chương trình đánh giá tài nguyên rừng của Vườn quốc gia Tam Đảo. Từ các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã đưa ra được kết quả về khu hệ động vật của Vườn quốc gia Tam Đảo như sau:

* Khu hệ thú: Có 77 loài đã được ghi nhận ở VQG Tam Đảo, trong đó

16 loài bị đe dọa ở cấp quốc gia; 17 loài ở cấp độ thế giới; 16 loài ghi trong Nghị định số: 32/2006/NĐ-CP của Chính Phủ.

* Khu hệ chim: Khu hệ chim ở VQG Tam Đảo có trên 280 loài, Lần đầu tiên các loài chim di cư ăn thịt được ghi nhận với số lượng loài và số cá thể lớn; đồng thời cho thấy VQG Tam Đảo là địa điểm quan sát chim quan trọng đối với chúng ta ở Miền Bắc Việt Nam.

* Khu hệ bò sát - ếch nhái: Đã ghi nhận với tổng số 180 loài (57 loài ếch nhái thuộc 3 bộ, 8 họ, và 123 loài bò sát thuộc 3 bộ, 17 họ), phát hiện 2 loài mới cho khoa học tại VQG Tam Đảo: (loài Leptolalax sunggi,1998 và Rana trankieni, 2003). Trong tổng số đó có 38 loài quý hiếm (gồm loài sách đỏ Việt Nam và thế giới, loài CITES và Nghị định số: 32/2006/NĐ-CP).

* Khu hệ côn trùng: Theo các báo cáo nghiên cứu, tổng số có 360 loài bướm đã được ghi nhận cho VQG Tam Đảo, Họ Nymphalidae có số loài

nhiều nhất (86 loài) tiếp theo là họ Hesperiidae (77 loài) và họ Lycaenidae (53 loài); Hai họ Acraieidae và Lybytheidae có số loài ít nhất (3 loài), trong số đó có 9 loài quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và thử nghiệm nhân giống loài trà vàng phan (camellia phaniihakoda et ninh) tại vườn quốc gia tam đảo​ (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)