Địa chất, đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và thử nghiệm nhân giống loài trà vàng phan (camellia phaniihakoda et ninh) tại vườn quốc gia tam đảo​ (Trang 39 - 40)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.3. Địa chất, đất đai

3.1.3.1. Địa chất

Dãy núi Tam Đảo được cấu tạo từ đá phun trào axít thuộc kỷ Triat thuộc hệ tầng Tam Đảo (T2td). Thành tạo phun trào này kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam với chiều dài khoảng 80 km, rộng khoảng 10 km, có quan hệ kiến tạo với các thành tạo tuổi Devon ở phía Bắc và Tây Nam.

Hệ tầng phun trào axit Tam Đảo bao gồm chủ yếu là đá riolit, riolit pocphia, riodacit và tuf của chúng, bề dày tổng cộng khoảng 800 m. Đá riolit chứa các ban tinh fenspat và thạch anh cỡ nhỏ đến vừa, chiếm khoảng 5 - 10% khối lượng. Thành tạo riolit Tam Đảo bị phân cắt bởi hệ thống khe nứt, tạo ra các khối kích thước khác nhau, bị ép thành tấm, đôi chỗ thành phiến, dập vỡ mạnh, lấp đầy các khe nứt trong đá là các mạch thạch anh.

Nhìn chung các loại đá này rất cứng. Thành phần khoáng vật có nhiều thạch anh, mouscovit khó bị phong hóa và hình thành các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt thô, dễ bị xói mòn và rửa trôi, nhất là những nơi có độ dốc cao hơn 35o. Đất bị xói mòn rất mạnh để trơ lại tầng đá gốc cứng rắn. Nếu vì một lí do nào đó làm lớp phủ rừng bị phá hoại trên lập địa này, thì dù có đầu tư cao cũng khó phục hồi lại lớp phủ rừng như xưa.

3.1.3.2. Đất đai

Trong quá trình điều tra lập địa đã điều tra được 4 loại đất chính gồm:

- Đất Feralit mùn vàng nhạt: Loại đất này phát triển trên đá Macma

axit, loại đất này xuất hiện ở độ cao từ 700 m trở lên, có diện tích là 8,968 ha, chiếm 24,31% diện tích của Vườn;

- Đất Feralit mùn vàng đỏ: Phân bố trên núi thấp, phát triển trên đá

Macma kết tinh, loại đất này có diện tích 9.292 ha, chiếm 25,19% diện tích và xuất hiện ở độ cao từ 400 - 700 m;

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nhiều loại đá khác nhau: Loại

đất này thường thấy ở độ cao từ 100 - 400 m, có diện tích là 17.606 ha, chiếm 47,33% diện tích Vườn. Đất có khả năng hấp thụ không cao do có nhiều khoáng sét, phổ biến là Kaolinit, ngoài ra còn có nhiều khoáng hyđrôxit sắt, nhôm lẫn trong đất và silic bị rửa trôi;

- Đất dốc tụ và phù sa: Loại đất này ở độ cao từ 100 m trở xuống,

thường thấy ở ven chân núi, thung lũng hẹp, ven sông suối lớn, có diện tích là 1.017 ha, chiếm 2,76% diện tích Vườn.

Nhìn chung, đất trong khu vực là đất cát pha tới sét nhẹ, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, kết cấu viên nhỏ, tơi xốp và độ ẩm cao, độ mùn từ trung bình đến khá, còn tính chất đất rừng rất thuận lợi cho quá trình phát triển và phục hồi rừng. Những nơi có rừng còn nhiều cây lớn, tầng mùn bán phân giải dày tới 50 - 60 cm, những nơi mất rừng đất dễ bị rửa trôi, khô cứng khi thiếu nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và thử nghiệm nhân giống loài trà vàng phan (camellia phaniihakoda et ninh) tại vườn quốc gia tam đảo​ (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)