Khí hậu, thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và thử nghiệm nhân giống loài trà vàng phan (camellia phaniihakoda et ninh) tại vườn quốc gia tam đảo​ (Trang 40 - 42)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.4. Khí hậu, thủy văn

3.1.4.1. Khí hậu

Tam Đảo nằm trong vành đai khí hậu ẩm nhiệt đới mưa mùa vùng núi. - Lượng mưa: Sườn tây có lượng mưa trên 1.600 mm/năm, vào loại trung bình. Sườn đông có lượng mưa trên 1.900 mm/năm. Trên đỉnh còn có lượng mưa trên 2.600 mm/năm, vào loại mưa rất nhiều vì ngoài lượng mưa giống như vùng thấp nó còn được hưởng lượng nước do mưa địa hình mang lại.

Tổng lượng mưa trong mùa hè và mùa thu rất cao (> 90%) tổng lượng mưa năm), mùa mưa kéo dài hơn 7 tháng (suốt từ tháng 4 - 10). Về mùa đông và xuân, lượng mưa không đáng kể, chỉ chiếm dưới 10% lượng mưa năm.

Số ngày mưa khá nhiều, sườn tây trên 140 ngày/năm, sườn đông và vùng đỉnh trên 190 ngày/năm. Cường độ mưa rất lớn, có nhiều trận mưa trên 350 mm/ngày. Tần suất xuất hiện những trận mưa to và rất to trong mùa mưa trên 20%, tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9; cao nhất là các tháng 8 và 9 (đỉnh mưa đều nằm trong tháng 8), xói mòn và những trận lũ lớn đều xảy ra vào những thời gian này.

- Nhiệt độ: Do điều kiện địa hình, địa mạo đã chi phối mạnh mẽ đặc điểm khí hậu trong vùng nên nhiệt độ vùng thấp biến động từ 22,9 - 23,70C, tháng lạnh nhất trên 150C (tháng 1), tháng nóng nhất trên 280C (tháng 7), Riêng vùng đỉnh có nền nhiệt độ thấp hơn cả, bình quân 180C, lạnh nhất là 10,80C (tháng 1), nóng nhất 230C (tháng 7). Vùng thấp số giờ nắng đều trên 1.600 giờ/năm, lượng bức xạ dồi dào; riêng Tam Đảo chỉ có 1.200 giờ/năm vì thường có mây che phủ trong mùa xuân - hè.

Đầu mùa đông thường có dạng thời tiết khô hanh, cộng với gió mùa Đông - Bắc mạnh làm cho lượng bốc hơi tăng. Sang xuân có mưa phùn (vùng thấp có 20 ngày/năm, vùng cao số ngày mưa phùn lên đến trên 46 ngày) làm giảm đáng kể lượng bốc hơi. Vì vậy, có sự khác biệt rõ rệt giữa vùng thấp (xấp xỉ 1.000 mm/năm) và vùng cao (Tam Đảo chỉ có 560 mm/năm).

- Độ ẩm: Độ ẩm bình quân vùng thấp > 80%, vùng cao > 87%. Mùa mưa, nhất là khi có thời tiết mưa phùn độ ẩm lên tới trên 90%, nhưng mùa khô chỉ còn 70 - 75%, cá biệt có ngày chỉ 60%, vì vậy thời tiết rất khô hanh, dễ gây ra cháy rừng.

3.1.4.2. Thủy văn

Vườn quốc gia Tam Đảo nằm trong vùng phân thủy của hai con sông chính: ở phía Đông Bắc của khối núi là lưu vực sông Công, trong khi phía Tây Nam của khối núi nằm trong đường phân thủy của sông Đá. Hầu hết các sông suối bên trong Vườn quốc gia Tam Đảo đều dốc và chảy xiết, mạng lưới sông suối hai sườn Tam Đảo dồn xuống 2 sông chính như chân rết khá dày và

ngắn, có cấu trúc dốc và hẹp lòng từ đỉnh xuống chân núi, lưu lượng nước lớn. Khi xuống tới các chân núi, suối thường chảy dọc theo các chân thung lũng dài và hẹp trước khi đổ ra vùng đồi và vùng đồng bằng.

Chế độ thủy văn chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa kiệt. Lũ lớn thường xảy ra vào tháng 8, lũ tập trung nhanh và cũng rút nhanh, sự phân phối dòng chảy rất khác nhau giữa 2 mùa. Chính vì vậy, sông suối trong vùng không có khả năng vận chuyển thủy, chỉ có khả năng làm thủy điện nhỏ. Việc đắp đập tạo hồ có thể thực hiện được ở nhiều nơi quanh chân núi để phục vụ sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và thử nghiệm nhân giống loài trà vàng phan (camellia phaniihakoda et ninh) tại vườn quốc gia tam đảo​ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)