Kết qủa điều tra tái sinh loài Trà hoa vàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và thử nghiệm nhân giống loài trà vàng phan (camellia phaniihakoda et ninh) tại vườn quốc gia tam đảo​ (Trang 69 - 70)

OTC ∑ cây/5

ODB Chiều cao ( cm ) Nguồn gốc

< 20 20 - 60 60 - 100 Hạt Chồi

01 4 1 2 1 2 2

02 5 0 2 3 2 3

03 15 6 7 1 10 5

Tổng 23 7 11 5 14 9

Mật độ tái sinh của Trà vàng phan cao nhất là ở ÔTC 03 với với 15 cây tái sinh, thấp nhất là ÔTC 1 với 4 cây tái sinh, chiều cao cây phổ biến từ 20 - 60 cm. Ở ÔTC 01 và ÔTC 02 không thấy hoặc ít thấy có sự tái sinh bằng hạt, nguyên nhân do những khu vực này gần khu dân cư sinh sống nên thường bị người dân thu hái nụ, hoa, quả bán sang Trung Quốc, mặt khác những cây có khả năng ra hoa kết quả được thì cũng bị đào về làm cây cảnh hoặc buôn bán sang Trung Quốc. Ở ÔTC 03 có số lượng cây tái sinh nhiều hơn và số lượng cây tái sinh từ hạt cũng nhiều hơn các ÔTC vì khu vực này nằm khá xa khu dân cư, dân cư thưa thớt, đường xá đi lại khó khăn, ít người qua lại, do đó số người phát hiện ra loài Trà vàng phan chưa nhiều. Vì vậy, số lượng cây Trà vàng phan ra hoa kết quả cũng nhiều hơn, tỷ lệ tái sinh bằng hạt cũng cao hơn.

4.4.3. Đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên nơi có loài Trà vàng phan phân bố

Mối quan hệ giữa các sinh vật và phi sinh vật trong hệ sinh thái rừng tự nhiên là một tổng thể hoàn chỉnh gắn liền và có liên quan mật thiết với nhau, gồm các thành phần tổ thành mà tách rời chúng ra sẽ không còn được gọi là hệ thống nữa và không có hệ thống thì cũng không có thành phần, một hệ thống hoàn chỉnh phải do các thành phần, giữa các thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Sự biến đổi của một thành phần không chỉ làm biến đổi thành phần khác mà cũng ảnh hưởng đến các nhân tố khác trong môi trường sống, nên khi nghiên cứu cá thể loài Trà vàng phan cũng không thể tách rời chúng ra khỏi hệ sinh thái chung của chúng, mà ở đây là các thành phần tổ thành khác và đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên nơi có loài Trà vàng phan phân bố.

4.4.3.1. Sinh trưởng tầng cây cao trong khu vực có cây Trà vàng phan

Qua khảo sát điều tra và tiến hành điều tra thực địa cho thấy các trạng thái rừng có loài Trà vàng phan phân bố tự nhiên thường thuộc các trạng thái rừng IC, IIA,IIIA1 nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Tam Đảo ở độ cao 150 m đến 400 m, thuộc xã Quân Chu. Từ kết quả điều tra tiến hành tính toán trên các ô tiêu chuẩn được các kết quả ghi vào biểu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và thử nghiệm nhân giống loài trà vàng phan (camellia phaniihakoda et ninh) tại vườn quốc gia tam đảo​ (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)