Loài cây ưu thế đi cùng Trà vàng phan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và thử nghiệm nhân giống loài trà vàng phan (camellia phaniihakoda et ninh) tại vườn quốc gia tam đảo​ (Trang 73 - 75)

Stt Tên loài Số lượng Tỷ lệ%

1 Vàng anh 7 13,0 2 Gội trắng 5 9,26 3 Xoan nhừ 54 9,26 4 Dẻ cau 4 7,40 5 Thôi chanh 3 5,56 6 Sồi 3 5,56 7 Sảng 3 5,55 8 Sâng 3 5,56 9 Phay sừng 3 5,56 10 Ba soi 2 3,70 11 Bã đậu 2 3,70 12 Trẩu 2 3,70 13 Dung sạn 2 3,70 14 Dung giấy 2 3,70 15 Phân mã 2 3,70 16 Kháo xanh 2 3,70 17 Sung rừng 1 1,85 18 Đái bò 1 1,85 19 Đa 1 1,85 20 Phân mã 1 1,85 21 Cuống vàng 1 1,85 54

Bảng 4.17 cho thấy công thức tổ thành nhóm loài cây có số lượng lớn sống cùng nhau với loài Trà vàng phan là: 1,3 Vàng anh + 0,9 Gội trắng + 0,9 Xoan nhừ + 0,7 Dẻ cau + 0,5 Thôi chanh + 0,5 Sồi + 0,5 Sảng + 0,5 Sâng - Các loài khác.

Từ kết quả điều tra tổ thành các loài cây cao của rừng tự nhiên có loài trà vàng phan theo hai phương pháp là điều tra ô tiêu chuẩn 1000 m2 và ô tiêu chuẩn 6 cây, cho chúng ta thấy tổ thành rừng tự nhiên ở khu vực nghiên cứu có rất nhiều loài có quan hệ với loài Trà vàng phan, trong đó có các loài như Vàng anh, Gội trắng, Xoan nhừ, Dẻ cau, Thôi chanh, Sồi, Sảng, Sâng… có quan hệ gần gũi với loài Trà vàng phan.

4.4.3.2. Đặc điểm cấu trúc của rừng có Trà vàng phan phân bố

Loài Trà vàng phan phân bố trong rừng tự nhiên của Tam Đảo ở độ cao 150 - 400 m nên nó nằm trong đai khí hậu nhiệt đới mưa mùa, cấu trúc rừng của nó mang đặc điểm của rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên đất feralit đỏ vàng hình thành từ đá rionit, tầng mỏng, thịt nhẹ, nghèo dinh dưỡng, đá lộ nhiều, Thành phần loài cây phong phú, gồm nhiều loài của các họ nhiệt đới như họ Đậu (Fabaceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Trám (Anacardiaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Bứa (Burseraceae)… Nhiều loài có giá trị kinh tế cao nên chịu tác động rất mạnh của con người, nhiều loài gỗ quý bị khai thác kiệt quệ.

Do sự gia tăng dân số quá nhanh và nhu cầu về gỗ củi của nhân dân trong vùng cũng tăng theo, nên kiểu rừng này cũng bị khai thác, lợi dụng nhiều trong những năm từ 1970 - 1995, Dẫn tới diện tích rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới nguyên sinh còn lại rất ít, đa phần đã bị tàn phá với hình thức chặt chọn làm kết cấu tổ thành loài và tầng thứ thay đổi nhiều, nhìn chung quần hệ thực vật kiểu rừng này gồm nhiều tầng có chiều cao tới 25 m, tán kín rậm với những loài cây lá rộng thường xanh hợp thành.

- Tầng vượt tán chủ yếu gồm các loài cây họ Dầu như Chò chỉ (Parashorea chinensis), Chò nâu (Dipterocarpus petusus), Táu muối (Vatica fleuryiana), Giổi (Michelia sp.), Trường mật (Paviesia annamensis).

- Tầng ưu thế sinh thái gồm các cây thuộc họ Re (Lauraceae), họ Dẻ

(Fagaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Cà phê (Rubiaceae).

- Tầng dưới tán gồm các cây chịu bóng rải rác dưới tán rừng thuộc các họ Du, họ Máu chó (Myristicaceae), họ Na (Annonaceae).

- Dưới nữa còn tầng cây bụi gồm chủ yếu các họ Cà phê, Đơn nem

(Myrsinaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), dưới nữa là tầng cỏ quyết, ở những nơi ẩm có xuất hiện loài Dương xỉ thân gỗ (Cyathea contaminans và C. podophylla).

4.4.3.3. Đặc điểm cây bụi thảm tươi có loài Trà vàng phan phân bố

Cây bụi thảm tươi là thành phần quan trọng trong hệ sinh thái rừng, nó tham gia vào quá trình hình thành đất rừng thông qua vật rơi rụng và hoạt động của bộ rễ, làm phong phú thêm thành phần động vật, vi sinh vật rừng, cây bụi thảm tươi đóng góp vai trò của mình vào quá trình tiểu tuần hoàn nước, ngăn cản dòng chảy bề mặt làm tăng lượng nước ngấm xuống đất, tham gia vào việc hình thành nên tiểu khí hậu rừng. Chúng có ảnh hưởng rất lớn đến loài Trà vàng phan ở VQG Tam Đảo, một loài cây gỗ nhỏ có chiều cao so với cây bụi thảm tươi không trội hơn nhiều. Qua điều tra 15 ODB từ 3 OTC, kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và thử nghiệm nhân giống loài trà vàng phan (camellia phaniihakoda et ninh) tại vườn quốc gia tam đảo​ (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)