Một số biện pháp bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và thử nghiệm nhân giống loài trà vàng phan (camellia phaniihakoda et ninh) tại vườn quốc gia tam đảo​ (Trang 82 - 84)

Hiện nay, loài Trà vàng phan đang nghiên cứu được tìm thấy phân bố trên địa giới hành chính của các xã Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên thuộc địa phận quản lý của VQG Tam Đảo, nằm trong Phân khu phục hồi sinh thái và phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Tam Đảo. Đây là một trong những thuận lợi cho công tác bảo tồn loài cây này. Tuy nhiên, do sự quản lý chưa chặt chẽ của VQG Tam Đảo, chính quyền địa phương cũng như ý thức và thực tế đời sống của người dân vùng đệm VQG nên việc khai thác

loài cây này trong tự nhiên vẫn diễn ra. Chính vì vậy, nhằm bảo tồn tại chỗ đối với loài Trà vàng phan tại VQG Tam Đảo trong phạm vi của nghiên cứu. Đề tài đưa ra một số giải pháp sau:

4.6.1.1. Nhóm giải pháp về mặt tổ chức quản lý

- Để bảo tồn loài Trà vàng phan tự nhiên trong VQG Tam Đảo cần phối hợp với các chương trình bảo tồn thực vật nói chung và bảo tồn hệ sinh thái rừng tại khu vực. VQG Tam Đảo cần xây dựng các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu về các loại cây lâm sản ngoài gỗ để sớm có những đánh giá tổng quát về tiềm năng, hiện trạng phân bố và khả năng tái sinh và xây dựng các biện pháp bảo tồn các loại LSNG, trong đó có loài Trà vàng phan.

- Làm tốt công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ tầng cây cao để tạo độ tàn che thích hợp cho Trà vàng phan phát triển. Đồng thời giữ lớp thảm tươi, thảm mục để duy trì ẩm độ cho hạt có thể nảy mầm, sinh trưởng và phát triển tốt.

- Khoanh vùng phân bố loài Trà vàng phan trên bản đồ để tiện cho công tác tuần tra, kiểm tra.

- Chú trọng nâng cao, bồi dưỡng năng lực quản lý cũng như kiến thức chuyên ngành về bảo tồn cho các cán bộ của VQG để phục vụ tốt hơn cho việc quy hoạch, xây dựng cũng như triển khai, giám sát các biện pháp bảo tồn tại chỗ.

- Để thực hiện hiệu quả việc bảo tồn các loài động, thực vật nói chung và loài Trà vàng phan nói riêng. VQG Tam Đảo cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, với các tổ chức cộng đồng để quản lý việc khai thác, vận chuyển các loại lâm sản trong VQG.

- Tạo điều kiện và đẩy mạnh sự tham gia của các tổ chức như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh… trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Cần ngăn chặn kịp thời tình trạng khai thác kiệt trong VQG, vì hoạt động này sẽ gây suy giảm nhanh chóng loài trong khu vực.

4.6.1.2. Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội

- Hỗ trợ về tài chính nhằm phát triển kinh tế. Tại địa phương có thể phát triển các ngành nghề có tiềm năng như chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển trồng các loài cây nông nghiệp ngắn ngày, nghề thuốc nam... là những nghề được chính quyền khuyến khích nhằm tạo sinh kế, tăng thu nhập, giảm áp lực vào rừng tự nhiên. Từ đó, mới có thể giảm khai thác, bảo vệ được nguồn gen các loài cây LSNG, trong đó có loài Trà vàng phan tại VQG Tam Đảo.

- Quản lý tốt khu vực có người dân sinh sống ở diện tích vùng đệm VQG. Vì khi ở tại đây, họ sẽ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khai thác các sản phẩm từ rừng trong VQG mà khó có thể kiểm soát được.

- Tăng cường và đa dạng hoá các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong và xung quanh khu vực về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tránh khai thác bừa bãi, như xây dựng chương trình tuyên truyền theo từng chủ đề, bằng tiếng, thậm chí bằng chữ viết của người địa phương. Thiết lập đội ngũ tuyên truyền bao gồm cả những kiểm lâm địa bàn và đại diện các tổ chức và người dân cộng đồng để phù hợp với văn hoá, tập quán của người dân. Có như vậy, mới có thể thuyết phục người dân tin tưởng và làm theo. Đây cũng là một trong ba mục tiêu dài hạn đã được xác định ưu tiên trong Đề án về bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006 - 2020 của Bộ NN&PTNT (2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và thử nghiệm nhân giống loài trà vàng phan (camellia phaniihakoda et ninh) tại vườn quốc gia tam đảo​ (Trang 82 - 84)