Kết quả tính toán các chỉ tiêu về quả của loài Trà vàng phan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và thử nghiệm nhân giống loài trà vàng phan (camellia phaniihakoda et ninh) tại vườn quốc gia tam đảo​ (Trang 60 - 62)

OTC

Đường kính quả (cm)

Chiều cao quả (cm)

Chiều dài cuống quả (cm)

Max Min TB Max Min TB Max Min TB

01 7,0 5,1 5,76 4,5 3,6 4,08 0,7 0,9 0,78 02 6,9 5,3 6,12 4,5 3,6 4,20 0,6 1,0 0,82 03 6,8 5,4 6,08 4,5 3,5 3,98 0,9 0,5 0,75

Thông qua quan sát đặc điểm hình thái quả và kết quả tính toán các chỉ tiêu tại bảng trên cho thấy quả loài Trà vàng phan (Bảng 4.8, Hình 4.7) có những đặc điểm như sau:

Quả có dạng hình cầu, đường kính trung bình của loài Trà vàng phan ở Tam Đảo từ 5,76 - 6,12 cm, dao động từ 5,3 - 7,0 cm. Chiều cao quả Trà vàng phan trung bình từ 3,98 - 4,20 cm, dao động từ 3,5 - 4,5 cm. Chiều dài cuống quả Trà vàng phan từ 0,75 - 0,82 cm, dao động từ 0,5 - 1 cm.

Hình 4.7. Quả và hạt loài Trà vàng phan

Mỗi quả chia 3 ô, mỗi ô có từ 1 đến 4 hạt, 1 quả có từ 3 đến 12 hạt, hạt có hình bán nguyệt kích thước của hạt dao động từ 1,0 - 1,8 cm, hạt có màu nâu sẫm, hạt nhẵn, mịn, cạnh của hạt có lông màu nâu (Hình 4.7).

4.3. Đặc điểm sinh thái loài Trà vàng phan

Bất kỳ một sinh vật nào đó trong hoàn cảnh sống của mình đều chịu tác động của các nhân tố sinh thái trong các thành phần khí hậu, đất và sinh vật. Nhân tố sinh thái - đó là một nhân tố bất kỳ của hoàn cảnh xung quanh nó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật, mặc dù chỉ kéo dài một trong những pha của quá trình phát triển cá thể của chúng. Trong tự nhiên tất cả các nhân tố sinh thái luôn luôn có tác động tổng hợp đến đời sống sinh vật, song mức độ tác động của các nhân tố này đến các cá thể, quần thể hay quần xã sinh vật là không như nhau. Cho nên khi nghiên cứu hay phân tích thường tách riêng từng nhân tố và tập trung vào các nhân tố chủ yếu.

Để nghiên cứu đặc tính sinh thái của một loài sinh vật nào đó trong hệ sinh thái, đặc biệt là trong hệ sinh thái rừng chúng ta cần phải xem xét chúng trong một điều kiện nhất định, cần phải nghiên cứu chúng trong mối quan hệ qua lại giữa các cây rừng với các sinh vật khác hình thành nên quần xã rừng và nghiên cứu các mối quan hệ giữa các sinh vật với môi trường tự nhiên của chúng. Sinh thái cá thể cũng như sinh thái quần thể gắn liền chặt chẽ với môi trường. Theo Racovitza (1927), “Môi trường là toàn bộ tổng thể vật chất, năng lượng và các hiện tượng ảnh hưởng đến sự tồn tại của cơ thể sống”.

Môi trường bao gồm tổng hợp của các nhân tố như khí hậu, đất đai, sinh vật… tác động vào hệ sinh thái, George Baur: “Một quần lạc thực vật bất kỳ nào cũng bao gồm những cá thể cây thuộc nhiều loài khác nhau sinh trưởng bên trong quần lạc, mỗi loài cây chỉ có sức chịu đựng trong một biên độ có hạn, được khoanh rõ, và trong biên độ này loài cây có thể sinh trưởng và hoàn thành vòng đời của loài”.

Như vậy sinh thái của một loài chính là sinh thái quần xã gắn liền với sinh thái cá thể, đó chính là mối quan hệ giữa thực vật và ngoại cảnh. Mối quan hệ này thường mang tính quy luật, A.Tansley (1935) chỉ ra rằng “Mặc

dù các cơ thể sống có kỳ vọng muốn tách riêng mình ra để dành được một sự chú ý đặc biệt nhưng thực tế các cơ thể không thể tách ra khỏi môi trường cụ thể xung quanh mà chúng cùng với môi trường đó làm thành một hệ thống vật lý thống nhất. Những hệ vật lý như thế là những đơn vị cơ bản của tự nhiên gọi là hệ sinh thái”. Như vậy ta nhận thấy bất kỳ loài sinh vật nào cũng luôn phải sống trong môi trường nhất định của nó, chịu sự tác động của môi trường đồng thời chính sinh vật lại tác động trở lại môi trường sống của nó.

Trong nghiên cứu này, mối quan hệ giữa loài Trà vàng phan và sự tác động qua lại với môi trường rừng có cây Trà vàng phan phân bố, nhân tố ảnh hưởng chủ đạo tới loài nghiên cứu là các đặc điểm như khí hậu, đất đai, quan hệ với các loài cây, tầng cây có trong khu vực có loài Trà vàng phan đã được thực hiện.

4.3.1. Nhân tố khí hậu

Khu vực nghiên cứu về loài Trà vàng phan ở VQG Tam Đảo nằm trên địa giới hành chính của 3 xã: Quân Chu, Mỹ Yên, Ký Phú thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa nóng và ẩm từ tháng 3 - 10, mùa Đông lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau. Do phân bố ở sườn Đông của dãy núi cao Tam Đảo - sườn khuất gió nên khí hậu của khu vực nghiên cứu mang đặc điểm khô và nóng hơn so với các địa phương khác. Số liệu về khí hậu khu vực nghiên cứu được thu thập tại Trạm quan trắc khí tượng Đại Từ đo trong năm 2019 và được thống kê ở bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và thử nghiệm nhân giống loài trà vàng phan (camellia phaniihakoda et ninh) tại vườn quốc gia tam đảo​ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)