Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.3. Nhận xét và đánh giá chung
3.3.1. Thuận lợi
- Tam Đảo là vùng có khu hệ Động - Thực vật khá đa dạng và phong phú, đồng thời có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm. Đã tạo nên những nét nổi bật của vùng và rất có giá trị về nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và giáo dục môi trường.
- Tam Đảo nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc, nằm kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế và dịch vụ.
- Dân số trong vùng đệm VQG Tam Đảo khá đông, nguồn lao động tại chỗ dồi dào đặc biệt là lực lượng lao động trẻ rất nhiều.
- Đồng bào dân tộc ít người sống ở vùng thấp ven chân núi, phong tục tập quán tuy còn lạc hậu nhưng hầu hết các dân tộc ít người ở Tam Đảo đều biết canh tác lúa nước và sản xuất nông nghiệp tương đối khá, ít phải sống dựa vào rừng.
- Cơ sở hạ tầng, điện nước, giao thông, trường học, trạm y tế đã và đang được quan tâm đầu tư, tạo thế và lực thuận lợi cho phát triển sản xuất và phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong vùng.
- Tam Đảo và vùng phụ cận với nhiều tiềm năng tự nhiên đang có lợi thế rất lớn thu hút nhiều nguồn đầu từ trong và ngoài nước.
- Có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, các di tích lịch sử, tôn giáo… và điều kiện khí hậu mát mẻ trong lành rất thuận lợi cho du lịch.
Tam Đảo là một điểm nhấn quan trọng trong “Định hướng phát triển du lịch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”.
3.3.2. Khó khăn
- Sự nghèo đói, dân trí thấp, thiếu việc làm và phong tục tập quán lạc hậu của đồng bào dân tộc sống trong VQG và vùng đệm dẫn đến các hoạt động khai thác tài nguyên rừng trái phép.
- Săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép sản phẩm các loài hoang dã và khai thác nguồn tài nguyên phi gỗ (củi, dược liệu) làm suy giảm đa dạng sinh học.
- Thiếu sự phối kết hợp quản lý và phát triển du lịch sinh thái bền vững giữa các bên liên quan. Đồng thời các hoạt động về tuyên truyền giáo dục du khách và cộng đồng địa phương hầu như chưa được triển khai.
- Tiềm năng lao động trong vùng cao nhưng chất lượng và mức độ sử dụng nguồn nhân lực này còn thấp, đặc biệt là hiện tượng dư thừa nhân lực trong lúc nông nhàn.
- Trình độ hiểu biết về bảo tồn và đa dạng sinh học của các cộng đồng địa phương, đặc biệt là các cộng đồng người dân tộc thiểu số còn hạn chế.
- Các lợi ích thực tế trực tiếp mang lại cho các cộng đồng địa phương từ VQG và các dự án của Vườn chưa thực sự thể hiện rõ nét và thường xuyên.