Chỉ tiêu khí hậu tại khu vực huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và thử nghiệm nhân giống loài trà vàng phan (camellia phaniihakoda et ninh) tại vườn quốc gia tam đảo​ (Trang 62 - 66)

Tháng toc TB Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Độ ẩm không khí 1 17,2 49,0 71,4 75 2 18,8 25,4 61,8 79 3 20,9 71,7 73,4 82

Tháng toc TB Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Độ ẩm không khí 4 24,6 50,2 88,2 81 5 29,3 247,6 112,3 79 6 29,6 184,5 94,4 82 7 29,3 205,0 94,2 82 8 29,0 310,2 69,0 85 9 28,0 396,6 68,4 82 10 26,0 53,6 75,9 81 11 23,6 324,5 75,8 79 12 18,0 53,1 76,4 77 TB 24,525 ∑ = 1971,4 ∑ = 961,2 80,3

Biểu đồ 4.1. Biểu đồ Gaussen Walter tại khu vực nghiên cứu

Áp dụng công thức tính chỉ số khô hạn của Thái Văn Trừng [22]: X = S.A.D

Trong đó:

S: Là số tháng khô, lượng mưa bình quân tháng < 2 lần nhiệt độ bình quân; A: Là số tháng hạn, lượng mưa bình quân tháng < nhiệt độ bình quân; D: Là số tháng kiệt, lượng mưa nhỏ hơn hoặc bằng 5 mm.

Từ Bảng 4.9 và Biểu 4.5 cho thấy khu vực nghiên cứu có 1 tháng có lượng mưa nhỏ hơn 2 lần nhiệt độ bình quân (tháng 1), suy ra S = 1; không có lượng mưa bình quân < nhiệt độ bình quân, suy ra A = 0; không có tháng kiệt, như vậy công thức tính chỉ số khô hạn là:

X = 1.0.0

Lượng mưa bình quân năm là: 1971,4 mm, Độ ẩm không khí trung bình tương đối cao (80,3%).

Từ kết quả nghiên cứu khí hậu khu vực cho thấy: Loài Trà vàng phan thích nghi với các khu vực có nhiệt độ bình quân năm 24,50C, nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất 29,60C, tháng lạnh nhất 17,20C. Lượng mưa bình quân năm 1971,4 mm, lượng mưa bình quân tháng cao nhất 396,6 mm, thấp nhất 49 mm. Độ ẩm tương đối không khí bình quân năm 80,3%, bình quân tháng cao nhất 85%, thấp nhất 75%, Khu vực có chỉ số khô hạn X = 1.0.0, có một tháng khô, không tháng hạn và không có tháng kiệt. Điều này cho thấy loài Trà vàng phan ở VQG Tam Đảo là loài cây thích hợp với điều kiện khí hậu có nhiệt độ trung bình 24,50C, lượng mưa cao, độ ẩm không khí lớn, số tháng hạn ít, không có tháng kiệt. Đặc điểm này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sinh thái của các loài cây họ Theaceae và cũng là chi Camellia [18].

4.3.2. Nhân tố đất đai

Đặc điểm và các tính chất của đất có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung và với loài Trà vàng phan, cùng với khí hậu và thảm thực vật, điều kiện đất là một trong những cơ sở hết sức quan trọng trong việc lựa chọn điều kiện lập địa trồng cây và trồng rừng.

Đất là thành phần quan trọng của hệ sinh thái rừng, nó thường xuyên có mối quan hệ qua lại với các thành phần khác của hệ sinh thái, đặc biệt là với quần xã thực vật rừng, sự tác động qua lại nhau giữa đất và quần xã thực vật

rừng đã tạo ra hệ thống “đất - rừng - đất” hay “đất - cây - đất” mà ở đây ta chỉ nghiên cứu cá thể Trà vàng phan nên sẽ tìm hiểu về sự gắn kết giữa đất và cây. Đất ảnh hưởng trực tiếp tới tái sinh rừng, nó như một giá thể để cây bám vào ngoài ra nó còn là một môi trường sống cho cây hút các chất dinh dưỡng, nước, muối khoáng và có ảnh hưởng gián tiếp qua sự biến đổi các thành phần thực vật rừng. Cho nên trong việc nghiên cứu sinh thái môi trường tác động vào loài Trà vàng phan, ngoài đánh giá về vai trò của khí hậu, đất đai mà cũng cần xác định mối quan hệ của cây đó với môi trường đất.

Mỗi loài cây chỉ thích hợp với loại đất nhất định hay nhóm loại đất nào đó với những tính chất cơ bản chung của đất mà cây đó có thể tồn tại, sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời cây cũng tác động trở lại môi trường đất như chống xói mòn, cải tạo đất, nâng cao độ phì, giữ nước cho đất, tạo cho đất có một tính chất riêng thích hợp cho sự phát triển của cây. “Đất nào, cây ấy” đã phản ánh mối quan hệ khăng khít không thể tách rời giữa đất và cây.

Trong quá trình hình thành đất thì thực vật, vi sinh vật, cùng với nhân tố thời gian và quá trình sinh trưởng, phát triển của các sinh vật đã kéo theo sự phát triển liên tục của đất, làm cho các tính chất lý - hóa của đất thay đổi và dần trở thành môi trường thích hợp nhất cho cả động vật và thực vật sinh trưởng tốt, để tìm hiểu đặc điểm sinh thái của loài Trà vàng phan cần tìm hiểu và đánh giá về môi trường đất ở nơi mà loài cây đó đang sinh trưởng và phát triển. Trong khu vực nghiên cứu, tại các ô tiêu chuẩn chọn khu vực có nhiều cá thể Trà vàng phan tiến hành đào phẫu diện đất gần gốc cây Trà (cách khoảng 1 m), Xác định các chỉ tiêu đất qua phẫu diện đó như mô tả phẫu diện, lẫy mẫu đất theo quy định để phân tích các chỉ tiêu về lý tính, hóa tính của mẫu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và thử nghiệm nhân giống loài trà vàng phan (camellia phaniihakoda et ninh) tại vườn quốc gia tam đảo​ (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)