Kết quả điều tra cây bụi thảm tươi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và thử nghiệm nhân giống loài trà vàng phan (camellia phaniihakoda et ninh) tại vườn quốc gia tam đảo​ (Trang 75 - 77)

ÔTC Htb

(m)

Độ che phủ

(%) Loài cây chính

01 0,93 42,5

Chòi mòi, Ớt sừng, Bã đậu, Mua, Găng rừng, Bồ cu vẽ, Lấu, Bọt ếch, Chuối rừng, Cà muối, Bùm bụp, Ngũ gia bì, Trọng đũa

02 1,14 53,75

Chòi mòi, Đom đóm, Bồng bồng, Ớt sừng, Đơn nem, Chuối rừng, Mua, Bồ cu vẽ, Lấu, Bùm bụp, Trọng đũa

03 1,28 66,8

Đom đóm, Đắng cẩy, Chuối rừng, Găng rừng, Bồng bồng, Đơn nem, Mua, Ba gạc, Lấu, Thẩu tấu, Chòi mòi, Bùm bụp, Bồ cu vẽ.

Độ che phủ của cây bụi thảm tươi trong 3 OTC từ 42,5 - 66,8%, chiều cao bình quân của cây bụi thảm tươi từ 0,93 - 1,28 m, với các loài cây chủ yếu là: Chòi mòi, Ớt sừng, Chuối rừng, Bã đậu, Mua, Găng rừng, Bồ cu vẽ, Lấu, Bọt ếch, Cà muối, Bùm bụp, Ngũ gia bì, Thẩu tấu, Trọng đũa, Đom đóm.

Như vậy, tác dụng lớn nhất của lớp cây bụi thảm tươi đối với loài Trà vàng phan ở VQG Tam Đảo là tác dụng giữ nước, tạo độ ẩm cho đất, tạo môi trường thích hợp, tạo độ che phủ thích hợp cho loài sinh trưởng và phát triển.

4.5. Thử nghiệm nhân giống bằng hom loài Trà vàng phan

Nhân giống bằng hom là một trong các phương pháp nhân giống sinh dưỡng, dùng một phần lá, một đoạn thân, đoạn cành hoặc đoạn rễ để tạo ra cây mới gọi là cây hom. Cây hom có đặc tính di truyền như của cây mẹ. Nhân giống bằng hom là phương pháp có hệ số nhân giống lớn nên được dùng phổ biến trong nhân giống cây rừng, cây cảnh và cây ăn quả [6].

Từ kết quả nghiên cứu hình thái, sinh thái, sinh trưởng loài Trà vàng phan đề tài tiến hành thử nghiệm nhân giống vô tính bằng hom làm cơ sở cho việc nghiên cứu bảo tồn phát triển nguồn gen loài Trà vàng phan, đưa ra được các biện pháp nhân giống tốt nhất, phù hợp nhất từ cách lấy hom, xử lý hom, loại thuốc kích thích cũng như nồng độ của nó, nhiệt độ và điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc giâm hom. Từ đó hoàn thiện quy trình nhân giống đại trà bằng hom loài Trà vàng phan này, phục vụ cho việc trồng rừng và sử dụng các giá trị ngoài như làm thuốc, làm cây cảnh…

4.5.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm đến tỉ lệ hom sống lệ hom sống

Chất điều hòa sinh trưởng cho đến nay được xác định là nhân tố cơ bản quyết định thành công trong giâm hom, vì nó có vai trò đặc biệt trong quá trình hình thành bộ rễ. Để cho hom dễ ra rễ thì mỗi loài cây cần sử dụng một loại chất điều hòa sinh trưởng với một nồng độ thích hợp. Trong đó, các auxin là những chất được sử dụng nhiều nhất.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng những chất kích thích ra rễ có hiệu quả nhất là IBA, IAA, NAA, ABT... Tuy vậy, trong từng trường hợp cụ thể các auxin lại có hiệu quả ra rễ khác nhau đối với từng loài cây khác nhau, khi xử lý hom giâm bởi cùng một loại thuốc kích thích nhưng ở nồng độ khác nhau thì tỷ lệ ra rễ của hom cũng khác nhau [23].

Trong thí nghiệm nhân giống vô tính loài Trà vàng phan bằng hom, đề tài sử dụng 2 loại chất điều hòa sinh trưởng là: IBA ở dạng bột có các nồng độ là: 0,5%, 1%, 1,5%, 2,0% và IAA ở dạng bột có các nồng độ là: 0,5%, 1%, 1,5%, 2,0%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và thử nghiệm nhân giống loài trà vàng phan (camellia phaniihakoda et ninh) tại vườn quốc gia tam đảo​ (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)