Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2. Đặc điểm cơ bản về kinh tế xã hội
3.2.1. Dân số, dân tộc và cơ cấu lao động
- Dân số, dân tộc: Theo số liệu thống kê năm 2008 và cập nhật đầu năm 2009 thì tổng số dân trong khu vực là 201.971 người và gồm 45.526 hộ, trong đó nam chiếm 48,27%, nữ chiếm 51,73%; Ngoài người Kinh còn có 7 dân tộc ít người cùng sinh sống, trong đó người Kinh đông nhất chiếm tới 63%, 7 dân tộc còn lại chiếm 37% và xếp theo tỉ lệ giảm dần như sau: Sán Dìu, Sán Chỉ, Dao, Tày, Nùng, Cao lan, Hoa và Ngái. Tỉ lệ tăng dân số bình quân toàn vùng đệm là 1,10%, Các dân tộc trên thường sống xen kẽ nhau và hình thành nên các Thôn, Bản ở xung quanh chân núi Tam Đảo và mỗi dân tộc có một tập quán và nét văn hoá riêng biệt.
3.2.2. Tình hình kinh tế phát triển chung
Lúa là cây lương thực chủ yếu của đồng bào nhưng diện tích đất nông nghiệp lại ít, diện tích đất canh tác bình quân là 770 m2/nhân khẩu (một số xã chỉ khoảng 500 m2/khẩu). Trong những năm gần đây đa số cộng đồng dân cư đã chuyển đổi sản xuất theo hướng thâm canh từ một vụ lúa lên 2 vụ lúa/năm, thậm chí có những xã có điều kiện tưới tiêu tốt là 3 vụ/năm. Về cơ bản đủ cung cấp lương thực tại chỗ và đáp ứng phần lớn thức ăn thô cho chăn nuôi.
Thu nhập bình quần đầu người/năm còn rất thấp: Các xã thuộc huyện Sơn Dương, Đại Từ: 6,5 - 7,4 triệu/người/năm; các xã ở huyện Tam Đảo có khá hơn: 14,4 triệu/người/năm. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận khá lớn người dân nghèo đặc biệt là các hộ khó khăn gần rừng còn sống dựa vào nguồn tài nguyên của VQG như: Lấy măng, cây thuốc, săn bắn và lấy trộm gỗ trong rừng để bán đổi lấy lương thực và trang trải cho cuộc sống. Các hoạt động tác động tiêu cực của người dân làm cho VQG Tam Đảo ngày càng suy thoái và khan hiếm động vật rừng, đặc biệt là các loài quý hiếm.