- Thứ nhất, sửa sang, nâng cấp, mở rộng không gian phòng kế toán
3.2.2. Nhóm giải pháp về kế toán thanh toán
- Thứ nhất, Kế toán nên lập dự phòng phải thu khó đòi để tránh được những tổn thất về tiền và tài sản.
Tiến hành trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để có những giải pháp kịp thời trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn, nợ nần dây dưa làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động kinh doanh.
Công ty có thể sử dụng phương pháp trích lập dự phòng như sau:
+ Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng đối tác gần như bị lâm vào tình trạng khủng hoảng, phá sản hay đang làm thủ tục giải thể… thì lúc đó doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng phải thu khó đòi.
+ Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
30% giá trị đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm.
50% giá trị đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
70% giá trị đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+100% giá trị đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên. Sau khi tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi của mình, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết. Lấy đó, làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp mình.
- Thứ hai, để kích thích khách hàng thanh toán nhanh, công ty nên áp dụng các chính sách chiết khấu thanh toán để thúc đẩy quá trình thu hồi nợ phải thu tránh bị chiếm dụng vốn.
Nên quy định rõ các chính sách chiết khấu trong thanh toán ngay từ khâu lập hợp đồng, đôn đúc khách hàng trả nợ trước và đúng hạn thanh toán nêu trong hợp đồng để được hưởng chiết khấu
Chiết khấu thanh toán là khoản mà doanh nghiệp giảm trừ cho khách hàng khi họ thanh toán trước thời hạn. Việc cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán là chính sách để khuyến khích tinh thần thanh toán của khách hàng chứ không liên quan gì đến chất lượng hàng hóa.
Qua tình hình thực tế của công ty cho thấy, hầu hết các khách hàng của công ty đều mua chịu, ít khách hàng trả tiền ngay. Do vậy, sử dụng chính sách chiết khấu trong thanh toán tại công ty là rất thiết thực.
- Thứ ba, về việc theo dõi công nợ: Ngoài việc theo dõi công nợ theo từng đối tượng khách hàng, thì công ty cần phải phân loại từng khoản phải thu 1 cách rõ ràng: các khoản phải thu trước hạn, trong hạn và quá hạn.
- Thứ tư, Công ty cần phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán để nắm rõ hơn tình hình tài chính của công ty.
- Thứ năm, xây dựng chính sách tín dụng thương mại cho khách hàng: Ngoài việc mở sổ sách theo dõi, công ty cần xây dựng cho mình một danh sách tín dụng thương mại phục vụ cho hoạt động giao dịch mua bán trao đổi nhằm tăng doanh số đồng thời đẩy mạnh hiệu quả của việc quản lý công nợ, công ty xác định rõ:
+ Đối tượng khách hàng được phép nợ: Tìm hiểu thông tin và tình hình tài chính của khách hàng trước khi thực hiện một hợp đồng. Khách hàng có thể thanh toán sau một thời gian nhất định sau khi đã ký kểt.
+ Chính sách thu tiền: Đối với những khoản nợ đến hạn, quá hạn công ty gọi điện thoại, gửi giấy yêu cầu thanh toán thông báo số tiền đến hạn hoặc quá hạn phải trả cho khách hàng, nếu khách hàng vẫn chưa thanh toán công ty cử nhân viên trực tiếp đến thu hồi nợ. Trong một số trường hợp công ty cũng cho phép gia hạn nợ. Trường hợp các khoản nợ lớn, trong thời gian dài khách hàng không thanh toán nợ cho công ty có thể nhờ đến sự can thiệp của pháp luật. Thứ sáu, phân loại các khoản nợ phải thu: Công ty nên tiến hành phân loại các khoản nợ phải thu theo thời gian và thời hạn thanh toán. Tại công ty các khoản nợ phải thu của khách hàng được theo dõi và quản lý chi tiết cho từng đối tượng nợ, phản ánh cụ thể số còn phải thu đầu kỳ, số phát sinh tăng, số phát sinh giảm trong kỳ và số còn phải thu hay phải trả cuối kỳ của mỗi khách hàng. Dựa trên những căn cứ đó, kế toán lập kế hoạch thu nợ, nhà quản lý sẽ quyết định áp dụng chính sách thu nợ cụ thể cho từng khách hàng.
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thanh toán tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thanh Trang
3.3.1. Về phía bản thân doanhh nghiệp
- Doanh nghiệp đặc biệt phải coi trọng công tác kế toán,coi kế toán là công cụ phục vụ quản lý kinh tế, đồng hành với hoạt động quản lý của doanh nghiệp.
- Công ty phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế nói chung và cách hạch toán thanh toán nói riêng để công việc được hiệu quả.
- Phải lựa chọn phương pháp và cách thức hạch toán phù hợp với quy mô, đặc điểm và mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bản thân mỗi cán bộ công nhân viên nói chung và cán bộ kế toán nói riêng phải nắm được trách nhiệm của mình đối với công việc, tuân thủ đúng theo những quy định, thủ tục làm việc của doanh nghiệp đã đặt ra.
- Để đáp ứng điều kiện phát triển hiện nay công ty cần thường xuyên mở lớp bồi dưỡng hoặc cho nhân viên tham gia các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ của các nhân viên kế toán. Cán bộ kế toán không những thưỡng xuyên học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn mà còn phải bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ, tin học,… để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc và theo kịp xu thế của thị trường ngày càng biến động.
- Kế toán phải thường xuyên cập nhật mới nhất về những thông tư, nghị định mới nhất của Nhà nước về chế độ kê toán để đảm bảo cho công việc hạch toán kế toán nói chung, kế toán thanh toán nói riêng được chính xác và đúng với Pháp luật.
- Đồng thời kế toán trong công ty có trách nhiệm giúp nhà lãnh đạo đánh giá những mặt tích cực và hạn chế về thực trạng kế toán của đơn vị mình, từ đó đề ra những giải pháp tham mưu cho lãnh đạo công ty nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán, nâng cao hiệu quả công việc.
3.3.2. Về phía Nhà nước
- Đối với cơ quan thuế:
Trước tiên, cơ quan thuế cần có sự quan tâm hơn nữa, sát sao hơn nữa trong việc hướng dẫn các chế độ, chuẩn mực kế toán đến các công ty, doanh nghiệp. Giúp các công ty, doanh nghiệp áp dụng các đúng chế độ, chuẩn mực kế toán, hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo phải đầy đủ, chính xác, đúng quy định.
Thứ hai, thường xuyên mở các lớp tập huấn cho nhân viên kế toán tại các công ty, doanh nghiệp để cập nhật những quy định, thông tư mới nhất về chế độ kế toán tài chính áp dụng vào công ty sao cho nó hiệu quả và đúng quy định nhất.
Đối với UBND các cấp cần tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các công ty, doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh tạo thêm nhiều việc làm, giải quyết vấn đề lao động, đặc biệt trên địa bàn nông thôn, miền núi, sẽ góp phần giảm bớt tệ nạn xã hội, nâng cao đời sống của nhân nhân.
Thực hiện việc tuyên truyền, khuyến khích các cá nhân, tổ chức thành lập các công ty doanh nghiệp đặc biệt là trên địa bàn trung du miền núi bằng cách hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp và thời gian ưu đãi, hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện về mặt bằng, thủ tục đăng ký kinh doanh.
Thường xuyên tổ chức các cuộc thi,hay mở hội nghị để các công ty doanh nghiệp có điều kiện thể hiện tài năng, trao đổi học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ, liên kết đầu tư.
Trên đây là một số kiến nghị, cũng như là mong muốn của các Doanh nghiệp đến với các cơ quan Nhà nước để Nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ đoanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp có thể yên tâm tập trung kinh doanh, đạt nhiều thành tựu hơn nữa góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong hiện tại cũng như trong tương lai.
C. KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường đầy sự biến động như hiện nay thì kế toán là một trong những công cụ sắc bén về việc quản lý kinh tế cho doanh nghiệp.Vì vậy doanh nghiệp đứng vững hay sụp đổ phụ thuộc rất nhiều vào công tác kế toán nói chung và công tác kế toán thanh toán nói riêng. Kế toán thanh toán là vấn đề luôn được các doanh nghiệp quan tâm và chú trọng, bởi nếu quản lý tốt thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân của doanh nghiệp.
Ngoài nhiệm vụ hạch toán, kế toán nói chung và kế toán thanh toán nói riêng còn là cánh tay đắc lực giúp nhà lãnh đạo nắm bắt được tình hình tài chính của công ty mình và đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, hợp lý đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Hơn nữa hiện tại tại Công ty TNHH thương mại và Xây dựng Thanh Trang đề cao việc đưa ra chính sách thanh toán kịp thời để tránh bị chiếm dụng vốn, thu hút khách hàng tạo hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.
Trong thời gian tham gia thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thanh Trang, được tiếp cận với thực tiễn công việc kế toán thanh toán đã giúp em làm rõ được những vấn đề sau:
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về kế toán thanh toán.
- Phản ánh tình hình cơ bản của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thanh Trang.
- Phản ánh thực trạng và đánh giá công tác kế toán thanh toán tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thanh Trang.
- Đánh giá được thực trạng từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thanh toán tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thanh Trang.
Việc hạch toán của công ty nhìn chung đã áp dụng theo đúng quy định của Nhà nước, các chứng từ, sổ sách được lập hợp lệ, kịp thời. Tuy nhiên, công tác kế toán thanh toán vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần hoàn thiện như: Việc cập nhật chứng từ chưa đầy đủ, nhiều chứng từ chưa hoàn thiện hết các nội dung như chữ ký của những những có trách nhiệm đã dùng làm căn cứ ghi sổ,chưa
thực sự tìm hiểu kỹ và liên tục về khách hàng, số lượng kế toán viên còn hạn chế…
Sau khi nghiên cứu đề tài, em đã đưa ra được một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó như: Theo dõi đầy đủ chứng từ có liên quan, lập dự phòng phải thu khó đòi, theo dõi tình hình công nợ một cách thường xuyên, cần tuyển dụng thêm kế toán để giảm bớt áp lực công việc,…
Tóm lại, những mục tiêu đề ra ban đầu của khóa luận cơ bản đã giải quyết được.
Hơn nữa, khi bài khóa luận hoàn thành sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với bản thân em : đã được học tập, tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như được củng cố vững chắc hơn về mặt lý thuyết, trải nghiệm nhiều hơn về mặt thực tiễn giúp bản thân em thêm vững chắc hơn về chuyên môn để có thể phục vụ và cống hiến hết sức mình cho xã hội và cho bản thân sau khi tốt nghiệp ra trường. Đồng thời, bài khóa luận khi đã hoàn chỉnh có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến kế toán thanh toán tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thanh Trang và cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên ở những khóa sau của trường Đại Học Hùng Vương.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ tài chính (2011), “Chế độ kế toán doanh nghiệp”, NXB Lao Động, Hà Nội. 2.ThS Phạm Thị Nhị An ( 2017), “Giáo trình kế toán quản trị”, Giáo trình nội bộ trường Đại Học Hùng Vương.
3.PGS.TS Nguyễn Hữu Ba (2004), “Lý thuyết hạch toán kế toán”, NXB Học viện tài chính, Hà Nội.
4.Ngô Thế Chi (2010), “ Giáo trình kế toán tài chính”, NXB Học viện tài chính, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Công (2012), “Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính”, NXB Tài Chính, Hà Nội.
6.PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2008), “Giáo trình phân tích báo cáo tài chính”, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
7. Phùng Thị Phương (2015), “Thực trạng kế toán thanh toán tại Công ty cổ phần xây dựng xuất nhập khẩu Tuệ Lâm”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Hùng Vương.
8. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang ( 2017), “Giáo trình kế toán tài chính”, NXB Đại Học Thái Nguyên.
9.Đoàn Quang Thiệu (2008), “Giáo trình nguyên lý kế toán”, NXB Tài chính. 10.ThS. Lê Thị Thanh Thủy và Ths Phạm Thái Thủy (2012), “Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế”, NXB Trường Đại Học Hùng Vương, Phú Thọ.
11.Đoàn Xuân Tiên (2009), “Giáo trình nguyên lý kế toán”, NXB Tài chính 12.Thông tư 133/2016/TT- BTC ngày 26 tháng 08 năm 2016.
13. Tài liệu, số liệu kế toán được cung cấp bởi phòng kế toán Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thanh Trang năm 2017, 2018, 2019.
- Báo cáo tài chính 2017 Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thanh Trang - Báo cáo tài chính 2018 Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thanh Trang - Báo cáo tài chính 2019 Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thanh Trang.
Phụ lục
Phụ lục 14
Phụ lục 18
Phụ lục 20
Phụ lục 22
Phụ lục 24