B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả
1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
* Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính tồn diện và tính hệ thống. Các chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang bậc.
- Để đánh giá đƣợc chính xác, tồn diện cần phải xác định các chỉ tiêu chính, các chỉ tiêu cơ bản hiệu quả một cách khách quan, chân thật và biểu hiện mặt cốt yếu của hiệu quả theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu chính, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn.
- Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nơng nghiệp ở nƣớc ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại nhất là những sản phẩm có khả năng xuất khẩu.
- Hệ thống chỉ tiêu phải dựa trên cơ sở khoa học của hiệu quả, đảm bảo đƣợc tính thực tiễn, yêu cầu nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp và phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển.
* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp - Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế: + Hiệu quả kinh tế trên 1 ha đất nông nghiệp:
Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đƣợc tạo ra trong một thời kỳ nhất định (một vụ, một năm, tính cho từng cây trồng, …).
Chi phí trung gian (IC): là khoản chi phí vật chất thƣờng xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất (giống, phân bón, thuốc hóa học, ngun liệu, vật liệu).
Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm vật chất mới tạo ra trong quá trình sản xuất hoặc trong một chu kỳ sản xuất và đƣợc xác định bằng giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian.
24
Giá trị sản xuất/Chi phí trung gian (GO/IC): là giá trị trên 1 đồng chi phí trung gian.
Giá trị gia tăng/Chi phí trung gian (VA/IC): là giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian.
+ Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động: GTGT/ 1 ngày công lao động. Thực chất là đánh giá kết quả đầu tƣ lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của ngƣời lao động.
+ Hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí: GTGT/ 1 đơn vị chi phí. - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội:
Hiệu quả xã hội chính là mối tƣơng quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Theo hội khoa học đất Việt Nam (2000), hiệu quả xã hội đƣợc phân tích bởi các chỉ tiêu sau:
+ Thu hút đƣợc nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân. + Đáp ứng đƣợc mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế của vùng.
+ Góp phần định canh, định cƣ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật… + Đảm bảo an toàn lƣơng thực, gia tăng lợi ích của ngƣời nơng dân. - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trƣờng:
Hiệu quả môi trƣờng hiện nay đƣợc rất nhiều các nhà môi trƣờng học quan tâm. Hoạt động sản xuất đƣợc coi là có hiệu quả khi hoạt động đó khơng có những tác động xấu đến vấn đề mơi trƣờng, là hiệu quả đạt đƣợc khi q trình sản xuất diễn ra không làm cho môi trƣờng xấu đi, đem lại một môi trƣờng tốt hơn, xanh sạch đẹp hơn. Hiệu quả đó đƣợc phân tích qua các chỉ tiêu sau:
- Mức độ ơ nhiễm mơi trƣờng (đất, nƣớc, khơng khí, động thực vật). - Tỷ lệ diện tích đất đƣợc cải tạo, bảo vệ, bị ơ nhiễm và thối hóa.
- Mức độ phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khi thay đổi kiểu sử dụng đất. Môi trƣờng nông nghiệp chịu ảnh hƣởng bởi các biện pháp làm đất, bón phân, tƣới tiêu, … vì vậy, nếu nhƣ canh tác khơng hợp lý sẽ làm dẫn đến tình trạng ơ nhiễm đất bởi các chất hóa học, đất bị chua, làm giảm độ
25
phì nhiêu của đất, gây ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất, chất lƣợng và làm suy thối mơi trƣờng.
Việc xác định hiệu quả về mặt mơi trƣờng của q trình sử dụng đất nơng nghiệp là rất phức tạp và khó xác định. Vì vậy, sử dụng đất hợp lý hiệu quả và bền vững phải kết hợp chặt chẽ giữa ba hệ thống kinh tế, xã hội và môi trƣờng.