Giải pháp về quy hoạch

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 82)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn

3.2.1. Giải pháp về quy hoạch

Trƣớc năm 1993, công tác quy hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Thủy chƣa đƣợc chú trọng, việc quy hoạch chƣa đồng bộ, chỉ đƣợc tiến hành ở một số xã. Sau khi Luật đất đai năm 1993 đƣợc ban hành và sử dụng thì cơng tác quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất đai nói chung của huyện đƣợc quan tâm chỉ đạo và đạt đƣợc một số kết quả: lập quy hoạch phân bổ sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 1993 – 2000 cho 15 xã trong toàn huyện theo quyết định số 863/QĐ – UB của tỉnh Phú Thọ, xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

72

nông cho giai đoạn tiếp theo giai đoạn 2000 – 2010, … Cơng tác xây dựng quy hoạch đất đai nói chung của huyện Thanh Thủy và đất nông nghiệp hàng năm của cấp huyện và cấp xã chƣa đƣợc chú trọng. Tuy nhiên, những năm trở lại đây công tác này thực sự đƣợc quan tâm và trở thành việc làm thƣờng xuyên mỗi năm. Nhìn chung việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thanh Thủy đã đƣợc triển khai đồng bộ từ cấp huyện đến cấp xã. Các đơn vị đã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về lập quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất theo đúng định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội. Việc thực hiện các đồ án quy hoạch cho huyện và xã đã góp phần đƣa cơng tác quản lý sử dụng đất ngày một đi vào nề nếp, chặt chẽ hơn, hiệu quả sử dụng đất cao hơn, tiết kiệm đƣợc quỹ đất.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì huyện vẫn cịn có những tồn tại thiếu sót trong cơng tác quy hoạch việc sử dụng đất. Việc lập quy hoạch ở một vài xã cịn thể hiện tính đơn giản, chƣa phân tích một cách thực sự khoa học các biến động của đất nông nghiệp, dân số và quy luật phát triển của nền kinh tế. Tiến độ lập quy hoạch còn chậm, việc lập quy hoạch sử dụng đất hàng năm của một số xã thực sự chƣa mang tính khả thi cao. Việc giao đất, sử dụng đất còn lãng phí, kém hiệu quả, sự chỉ đạo của các cấp các ngành còn chƣa kiên quyết, nội dung quy hoạch sử dụng đất còn bị áp đặt bởi ý chí chủ quan của các cấp lãnh đạo, thiếu tính chặt chẽ nên dẫn đến quy hoạch treo, đất để trống theo quy định trong thời gian dài…

Vì vậy, huyện cần nâng cao chất lƣợng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đất sản xuất nông nghiệp gắn với quy hoạch phát triển, xây dựng nơng thơn mới. Khuyến khích sự tham gia của ngƣời dân trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch. Cần chú trong sản xuất theo hƣớng thâm canh, chuyên canh những vùng đất sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả.

Triển khai giao đất sản xuất nông nghiệp cho ngƣời dân đƣa vào khai thác, sử dụng.

Xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp xã phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, gắn quy

73

hoạch sử dụng đất với quy hoạch phân vùng cây trồng, vật nuôi phù hợp với thế mạnh của từng vùng theo hƣớng sản xuất hàng hóa.

Xác định vị trí quy hoạch sử dụng đất trong hệ thống quy hoạch để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và bố trí sử dụng hợp lý quỹ đất trên phạm vi toàn huyện, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh. Nhanh chóng hồn thiện cơng tác quy hoạch nông nghiệp phục vụ công tác dồn điền đổi thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hạn chế sự manh mún của đất đai, giúp cho việc sử dụng đất có hiệu quả hơn. Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho công tác sản xuất và kinh doanh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)