Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 82 - 83)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn

3.2.2. Giải pháp về kỹ thuật

- Quy hoạch bố trí hợp lý cây trồng theo đất đai và cơ cấu mùa vụ.

Đối với cây trồng lúa, cơ cấu thời vụ chỉ đạo thực hiện hƣớng dẫn bố trí cơ cấu giống và thời vụ của tỉnh, tập trung chỉ đạo gieo cấy với các giống lúa cho năng suất cao nhƣ Thiên ƣu 16, Nhị ƣu…

Chuyển một phần diện tích trồng lúa trũng ở một số xã sang ni trồng thủy sản và tìm đầu ra cho sản phẩm. Ngoài ra cần khai thác triệt để mặt nƣớc sông, ao, hồ đƣa vào nuôi trồng thủy sản.

Phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng các dự án thủy sản ở một số xã (Đoan Hạ, Hồng Xá…). Hình thành các trang trại kết hợp với mơ hình VAC để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao hơn. Kết hợp với hƣớng dẫn ngƣời nông dân vệ sinh ao nuôi, chọn lựa con giống và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản để hạn chế rủi ro.

- Áp dụng các kỹ thuật thâm canh để cải tạo vùng đất:

Khâu làm đất: tùy theo từng kiểu vùng mà khâu làm đất cũng khác nhau, việc làm đất tùy thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu và mùa vụ để cơ cấu, bố trí cây trồng phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tăng cƣờng bón phân hữu cơ để cho cây trồng có hiệu quả cao, cần tăng cƣờng bón phân chuồng, phân xanh để cải tạo phục hồi độ màu mỡ của đất. Bón

74

cân đối các loại phân đạm, lân, kali theo hƣớng dẫn. Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học đối với tất cả các loại hình sử dụng đất (đặc biệt là LUT chuyên lúa và chuyên rau).

Tăng cƣờng độ che phủ cho đất, tăng tối đa lƣợng chất hữu cơ trong đất bằng các kỹ thuật luân canh. xen canh, tăng vụ và trồng cây che phủ đất để đạt sinh khối tối đa (LUT cây ăn quả, LUT rừng sản xuất, LUT cây công nghiệp lâu năm).

- Để đảm bảo việc cung cấp lƣơng thực và giảm nhẹ áp lực lên những vùng đất đã thối hóa, việc trồng trọt các vùng đất khô nhờ nƣớc mƣa và vũng đất trũng chƣa có hệ thống tiêu nƣớc cần thiết phải có sự quản lý đặc biệt: phải sử dụng phƣơng pháp trồng trọt ít gây tác động đến đất đai; chủ yếu là phƣơng thức nông ngƣ kết hợp, phát triển giống cây trồng có năng suất cao, khả năng che phủ đất, giữ ẩm, trả lại cho đất tàn dƣ cây trồng có chất lƣợng…

- Kiến thiết đồng ruộng và xây dựng các hệ thống tƣới tiêu:

Đất có cấu trúc rời bở và mực nƣớc ngầm cao địi hỏi phải có kiến thiết đồng ruộng hợp lý bằng cách đắp các bờ vùng, bờ thửa. Trên các bờ vùng trồng các loại cây lúa và màu. Cần thiết phải lập hệ thống mƣơng tƣới, tiêu để chống hạn thƣờng xuyên và chống ngập tạm thời làm ảnh hƣởng đến phát triển và năng suất cây trồng. Chính vì vậy, hệ thống mƣơng cần có lối thốt nƣớc ra sơng để tránh ngập úng tạm thời.

Xây dựng một số trạm bơm và hoàn thiện hệ thống hồ chứa nƣớc cùng hệ thống kênh mƣơng dẫn nƣớc từ các con sông, kênh thủy lợi nhằm chủ động hơn trong việc tƣới tiêu.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)