Kết quả và hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 61 - 69)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.4.1. Kết quả và hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp

Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lƣợng hoạt động của các loại hình sử dụng đất để đáp ứng mục tiêu phát triển, đồng thời cũng là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp so với các ngành khác của huyện Thanh Thủy. Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, hiệu quả kinh tế còn là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sản phẩm sản xuất ra có đƣợc thị trƣờng chấp nhận hay khơng.

Đánh giá hiệu quả kinh tế, kết quả sản xuất đƣợc tính tốn dựa trên cơ sở số liệu của phịng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn của huyện năm 2017 nhƣ giá cả, năng suất… Đối với huyện trƣớc hết xác định hiệu quả kinh tế các cây trồng chủ yếu, trên cơ sở đó tập hợp theo loại hình sử dụng đất của huyện.

2.4.1.1. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính

Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá quá trình khai thác tiềm năng của đất. Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra muốn đƣợc thị trƣờng chấp nhận địi hỏi phải có chất lƣợng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và phải đáp ứng đƣợc nhu cầu ngƣời tiêu dùng.

Tác động rõ nét nhất đến hiệu quả sử dụng đất là các loại cây và giống cây trồng trên các loại đất. Để đánh giá đƣợc hiệu quả kinh tế của một số cây trồng và kiểu sử dụng đất chính tại huyện nghiên cứu đƣợc thông qua các chỉ

Hình 2.5: Mơ hình chuyên chè tại xã Yến Mao

Hình 2.6: Mơ hình chun bƣởi tại xã Tu Vũ

53

tiếu kinh tế: tổng giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng… Tuy nhiên, trên thực tế sản xuất tại địa phƣơng, công lao động bỏ ra chủ yếu là do các hộ tận dụng công lao động gia đình. Do đó khi đánh giá về giá trị kinh tế của cây trồng khơng tính đến chi phí về cơng lao động.

Kết quả nghiên cứu hệ thống cây trồng tại huyện Thanh Thủy đƣợc thể hiện trong bảng 2.7 nhƣ sau:

Bảng 2.7: Kết quả và hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính tại huyện Thanh Thủy năm 2017

(Đơn vị tính trên 1 ha)

Loại CT Năng suất (tạ) GO (1000đ) IC (1000đ) VA (1000đ) Lao động (công) GO/LĐ (1000đ) VA/LĐ (1000đ) GO/IC (lần) VA/IC (lần) LX 57,32 36.650 24.684 11.966 265 138,3 45,2 1,5 0,5 LM 52,1 27.544 20.213 7.331 220 125,2 33,3 1,4 0,4 Ngô mùa 47,5 30.875 17.908 12.967 245 126,0 52,9 1,7 0,7 Ngô đông 50,0 35.000 19.250 15.750 250 140,0 63,0 1,8 0,8

54 Lạc 21,59 25.230 16.463 8.767 148 170,5 59,2 1,5 0,5 Đậu tƣơng 14,43 17.526 10.744 6.782 215 81,5 31,5 1,6 0,6 Khoai lang 53,10 27.450 11.234 16.216 230 119,3 70,5 2,4 1,4 Sắn 147,2 50.971 32.164 18.807 196 260,1 95,9 1,6 0,6 Rau các loại 121,8 24.360 7.367 16.993 277 87,9 61,1 3,3 2,3 Bƣởi 54,5 82.100 51.949 30.151 348 235,9 86,6 1,6 0,6 Táo 47,0 71.000 40.040 30.960 410 173,2 75,5 1,8 0,8 Chè 70,0 57.360 19.774 37.586 485 118,3 77,5 2,9 1,9 Cá 21,0 42.000 15.375 26.625 400 105,0 66,6 2,7 1,7

(Nguồn: Phịng Nơng Nghiệp và nơng thơn huyện Thanh Thủy, 2017)

Qua bảng trên ta thấy:

* Về kết quả kinh tế: Kết quả của các cây trồng chính của huyện có sự khác biệt về hiệu quả kinh tế. Nhóm cây nhƣ lúa xuân, lạc, đậu tƣơng, khoai lang, rau các loại cho giá trị khơng cao, điển hình nhƣ cây đậu tƣơng với giá trị sản xuất là 17.526 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng là 6.782 triệu đồng/ha; cây lạc với giá trị sản xuất 25.230 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng là 8.767 triệu đồng/ha.

Cây trồng mang lại giá trị cao nhất tại vùng là cây chè và cây ăn quả, giá trị gia tăng của cây chè đạt 37.586 triệu đồng/ha và cây ăn quả (cây bƣởi) đạt 30.960 triệu đồng/ha. Tuy nhiên chi phí trung gian của loại cây này lại khá cao 51.949 triệu đồng/ha.

Cây trồng rau có giá trị sản xuất và giá trị gia tăng thấp hơn cây trồng màu (24.360 triệu đồng/ha và 16.993 triệu đồng/ha), tuy nhiên chi phí trung gian (IC) của cây rau lại thấp hơn so với cây trồng màu là 7.367 triệu đồng/ha. Trong cây lƣơng thực và câu màu thì cây ngơ đơng cho giá trị gia tăng cao nhất là 15.750 triệu đồng/ha với mức sử dụng chi phí trung gian (IC) là 19.250 triệu đồng.

Đối với nuôi trồng thủy sản chuyên cá có giá trị gia tăng cũng tƣơng đối cao (giá trị sản xuất là 42.000 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng là 26.625 triệu

55

đồng/ha, chi phí trung gian (IC) là 15.375 triệu đồng/ha). Tuy nhiên, do rủi ro lớn nên ngƣời dân chƣa đầu tƣ nhiều vào nuôi trồng thủy sản.

* Về hiệu quả kinh tế

Cây trồng màu mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất tại vùng, đặc biệt cây trồng sắn cho giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian (GO/IC) là 1,6 lần, giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian (VA/IC) là 0,6 lần; giá trị sản xuất trên một ngày công lao động (GO/LĐ) là 260,1 nghìn đồng, giá trị gia tăng trên một ngày cơng lao động (VA/IC) là 95,9 nghìn đồng.

Cây lúa xuân cho giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian (GO/IC) là 1,5 lần, giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian (VA/IC) là 0,5 lần; giá trị sản xuất trên một ngày công lao động (GO/LĐ) là 138,3 nghìn đồng, giá trị gia tăng trên một ngày công lao động (VA/IC) là 45,2 nghìn đồng.

Cây trồng rau tuy có giá trị sản xuất, giá trị gia tăng thấp hơn cây trồng màu, song giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian (GO/IC) là 3,3 lần, giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian (VA/IC) là 2,3 lần; giá trị sản xuất trên một ngày cơng lao động (GO/LĐ) là 87,9 nghìn đồng, giá trị gia tăng trên một ngày cơng lao động (VA/IC) là 61,1 nghìn đồng. Trong cây lƣơng thực và cây màu thì cây ngơ đơng cho giá trị cao nhất với giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian (GO/IC) là 1,8 lần, giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian (VA/IC) là 0,8 lần; giá trị sản xuất trên một ngày công lao động (GO/LĐ) là 140,0 nghìn đồng, giá trị gia tăng trên một ngày cơng lao động (VA/IC) là 63,0 nghìn đồng.

Cây công nghiệp lâu năm (cây chè) cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình với giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian (GO/IC) là 2,9 lần, giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian (VA/IC) là 1,9 lần; giá trị sản xuất trên một ngày công lao động (GO/LĐ) là 118,3 nghìn đồng, giá trị gia tăng trên một ngày cơng lao động (VA/IC) là 77,5 nghìn đồng. Cây trồng bƣởi cũng chiếm ƣu thế tại vùng do giá trị sản xuất trên một ngày công lao động (GO/LĐ) là 235,9 nghìn đồng, giá trị gia tăng trên một ngày cơng lao động (VA/IC) là 86,6 nghìn

56

đồng; giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian (GO/IC) là 1,6 lần, giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian (VA/IC) là 0,6 lần.

Ni trồng thủy sản chuyên cá có hiệu quả kinh tế trung bình, giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian (GO/IC) là 2,7 lần, giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian (VA/IC) là 1,7 lần; giá trị sản xuất trên một ngày công lao động (GO/LĐ) là 105,0 nghìn đồng, giá trị gia tăng trên một ngày cơng lao động (VA/IC) là 66,6 nghìn đồng. Mặc dù vậy nhƣng ngƣời dân cũng chƣa dám đầu tƣ vì cịn nhiều khó khăn. Trong giai đoạn tới huyện cần có hƣớng dẫn kỹ thuật và tuyên truyền ngƣời dân mở rộng diện tích rau màu và phát triển ni trồng thủy sản nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất.

Nhìn chung các loại cây ăn quả, cây màu (sắn), cây chè đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho năng suất tốt. Tuy nhiên những loại cây này chỉ mang tính thời vụ, và chỉ trồng đƣợc ở các xã có điều kiện về đất đai và địa hình cho phép nhƣ: Yến Mao, Tu Vũ, Đoan Hạ… Chính vì vậy, các loại cây trồng nhƣ lúa, cây thực phẩm, rau màu các loại vẫn đƣợc chú trọng trong phát triển đáp ứng nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm tại địa phƣơng.

2.4.1.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất

Trên cơ sở tính hiệu quả các loại cây trồng tổng hợp chúng tơi có hiệu quả của các kiểu sử dụng đất của huyện.

Kết quả và hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất ở huyện đƣợc thể hiện trong bảng 2.8 nhƣ sau:

57

Bảng 2.8: Kết quả và hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất của huyện Thanh Thủy năm 2017

(Đơn vị tính trên 1 ha)

Loại hình SDĐ Kiểu SDĐ GO (1000Đ) IC (1000Đ) VA (1000Đ) Lao động (công) GO/LĐ (1000Đ) VA/LĐ (1000Đ) GO/IC (lần) VA/IC (lần) Chuyên lúa LX – LM 64.194 44.897 19.297 485 132,4 39,8 1,4 0,43 Lúa – màu LX – LM – Ngô đông 99.194 64.147 35.047 735 134,9 47,7 1,5 0,5 LX – LM – Lạc 89.424 61.360 28.064 633 141,3 44,3 1,46 0,46 LX – LM – Đậu tƣơng 81.720 55.641 26.079 700 116,7 37,3 1,47 0,47 LX – LM – Rau 88.554 69.257 36.290 762 116,2 47,6 1,3 0,5 Chuyên màu Ngô 65.875 37.158 28.717 495 133,1 58,0 1.8 0,8 Sắn 50.971 32.164 18.807 196 260,06 95,9 1,6 0,6 Rau 24.360 7.367 16.993 277 87,9 61,3 3,3 2,3

Cây CN lâu năm Chè 57.360 19.744 37.586 485 118,3 77,5 2,9 1,9

Cây ăn quả

Bƣởi 82.100 51.949 30.151 348 235,9 86,6 1,6 0,6

Táo 71.000 40.040 30.960 410 173,2 75,5 1,8 0,8

Nuôi trồng thủy sản

Cá 42.000 15.375 26.625 400 105,0 66,6 2,7 1,7

58

Qua bảng 2.8 cho thấy tại huyện có 6 loại hình sử dụng đất với 12 kiểu sử dụng đất. Trong đó, LUT chuyên lúa có 1 kiểu sử dụng đất, LUT lúa – màu có 4 kiểu sử dụng đất, LUT chuyên màu có 3 kiểu sử dụng đất, LUT cây CN lâu năm có 1 kiểu sử dụng đất, LUT cây ăn quả có 2 kiểu sử dụng đất, LUT ni trồng thủy sản có 1 kiểu sử dụng đất.

* Về kết quả kinh tế:

LUT lúa – màu cho tổng giá trị sản xuất ở mức cao (từ 81.720 – 99.194 triệu đồng/ha), mức sử dụng chi phí trung gian từ 55.641 – 69.257 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu đƣợc ở mức trung bình (từ 26.079 – 36.290 triệu đồng/ha), nguyên nhân là do chi phí đầu vào cao (giá các loại sản phẩm đầu vào cao nhƣ phân đạm, lân, thuốc bảo vệ thực vât…).

Loại hình sử dụng đất chuyên lúa cho tổng giá trị sản xuất ở mức trung bình là 64.194 triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 44.897 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu đƣợc sau khi trừ đi tổng chi phí (GTGT) đạt ở mức thấp 19.297 triệu đồng/ha.

LUT chuyên màu cho tổng giá trị sản xuất ở mức trung bình (từ 24.360 – 65.875 triệu đồng/ha), chi phí trung gian ở mức thấp (từ 7.367 – 37.158 triệu đồng/ha), lợi nhuận thu đƣợc ở mức thấp (từ 16.993 – 28.717 triệu đồng/ha).

LUT nuôi trồng thủy sản có thu nhập trung bình với giá trị sản xuất là 42.000 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng 26.625 triệu đồng/ha, chi phí trung gian (IC) là 15.375 triệu đồng/ha. LUT cây công nghiệp lâu năm với kiểu sử dụng đất chuyên chè cũng thu đƣợc giá trị sản xuất (GO) trung bình là 49.360 triệu đồng/ha, chi phí bỏ ra ít nên giá trị gia tăng (VA) đạt 37.586 triệu đồng/ha.

LUT cây ăn quả, kiểu sử dụng đất cho tổng giá trị sản xuất (GO) trung bình (từ 71.000 -82.100 triệu đồng/ha), giá trị gia tăng (VA) (từ 30.151 – 30.960 triệu đồng/ha), chi phí trung gian (IC) sử dụng cao (từ 40.040 - 51.949 triệu đồng/ha). * Về hiệu quả kinh tế

LUT chuyên màu cho hiệu quả kinh tế cao với giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian (GO/IC) từ 1,6 – 3,3 lần, giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian (VA/IC) từ 0,8 - 2,3 lần; giá trị sản xuất trên một ngày cơng

59

lao động (GO/LĐ) từ 87,9 - 260,06 nghìn đồng, giá trị gia tăng trên một ngày công lao động (VA/LĐ) là 58,0 - 95,9 nghìn đồng.

LUT lúa - màu cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình với giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian (GO/IC) từ 1,3 – 1,5 lần, giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian (VA/IC) từ 0,46 – 0,5 lần; giá trị sản xuất trên một ngày công lao động (GO/LĐ) từ 116,2 – 141,3 nghìn đồng, giá trị gia tăng trên một ngày cơng lao động (VA/LĐ) thấp từ 37,3 – 47,7 nghìn đồng.

LUT chuyên lúa cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình với giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian (GO/IC) là 1,4 lần, giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian (VA/IC) thấp là 0,43 lần; giá trị sản xuất trên một ngày công lao động (GO/LĐ) là 132,4 nghìn đồng, giá trị gia tăng trên một ngày cơng lao động (VA/LĐ) thấp 39,8 nghìn đồng.

LUT cây cơng nghiệp lâu năm (cây chè) cho tổng giá trị sản xuất ở mức trung bình (57.360 triệu đồng), song giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian (GO/IC) cao là 2,9 lần, giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian (VA/IC) là 1,9 lần; giá trị sản xuất trên một ngày công lao động (GO/LĐ) trung bình là 118,3 nghìn đồng, giá trị gia tăng trên một ngày công lao động (VA/LĐ) là 77,5 nghìn đồng.

LUT ni trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình. Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian (GO/IC) là 2,7 lần, giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian (VA/IC) từ 1,7 lần; giá trị sản xuất trên một ngày cơng lao động (GO/LĐ) từ 105,0 nghìn đồng, giá trị gia tăng trên một ngày cơng lao động (VA/LĐ) là 66,6 nghìn đồng.

LUT cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất với giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian (GO/IC) là 1,6 lần, giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian (VA/IC) là 0,6 lần; giá trị sản xuất trên một ngày công lao động (GO/LĐ) là 235,9 nghìn đồng, giá trị gia tăng trên một ngày công lao động (VA/LĐ) là 86,6 nghìn đồng.

Nhƣ vậy, đối với các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Thủy có yêu cầu về mức độ đầu tƣ chi phí trung gian, tổng thu nhập. Loại hình sử dụng

60

đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất là loại hình sử dụng đất cây ăn quả đạt 82.100 triệu đồng/ha, giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động là 235,9 nghìn đồng. Các loại hình sử dụng đất chuyên lúa, LUT lúa – màu, LUT chuyên màu, LUT nuôi trồng thủy sản, LUT cây công nghiệp lâu năm cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình; thấp nhất là loại hình sử dụng đất chuyên màu với kiểu sử dụng đất rau các loại có giá trị gia tăng chỉ đạt 16.993 triệu đồng/ha.

Từ kết quả và hiệu quả kinh tế các LUT và thế mạnh của huyện về điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển nông nghiệp của huyện tập trung vào phát triển các loại lúa đặc sản (nhƣ lúa J02, lúa nếp, lúa Thiên ƣu…) cây trồng vụ đông, cây rau màu và nuôi trồng thủy sản. Tiếp tục phát triển và chuyển đổi các diện tích canh tác khơng hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cây cơng nghiệp lâu năm có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)