Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính; Đăng ký quyền sử dụng đất, lập

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 26 - 28)

1.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp huyện

1.2.2. Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính; Đăng ký quyền sử dụng đất, lập

và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính gồm có các nội dung như: xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính tại địa bàn; khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng SDĐ và bản đồ QHSDĐ; thống kê, kiểm kê đất đai.

thực địa, lập bản đồ địa giới hành chính, thống kê các tài liệu và yếu tố liên quan đến địa giới hành chính cấp huyện, tập hợp thành hồ sơ địa giới hành chính trình UBND tỉnh xác nhận. Hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện được lưu trữ tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.”

“Trên cơ sở việc thực hiện xác định địa giới hành chính, lập bản đồ địa giới hành chính của UBND cấp xã, UBND cấp huyện thực hiện xác nhận hồ sơ địa giới hành chính của cấp xã.”

Các quy định về lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, mốc địa giới hành chính được quy định cụ thể tại Điều 17 Luật Đất đai năm 2013.

Đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và khảo sát, đánh giá và lập bản đồ phân hạng đất.

Việc khảo sát, đo đạc, xây dựng bản đồ địa chính, bản đồ hành chính ở cấp huyện do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp tổ chức thực hiện:

“Bản đồ hành chính cấp huyện phải được lập trên cơ sở bản đồ địa giới hành chính của huyện, tức là dựa vào các mốc địa giới hành chính và các yếu tố địa vật, địa hình có liên quan để lập bản đồ thể hiện ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa danh và một số yếu tố chính về tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương.”

“Bản đồ địa chính được lập theo lưới tọa độ quốc gia để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai nên được thể hiện chi tiết đến từng thửa đất. Vì vậy, tuỳ theo khu vực cụ thể mà bản đồ địa chính được xây dựng theo các tỷ lệ: 1:500, 1:1000, 1:2000, l:5000. Yêu cầu của bản đồ địa chính là tất cả những thửa đất có diện tích ≥10 m2 theo tỷ lệ bản đồ phải được thể hiện trên bản đồ và được lập theo đơn vị cấp xã và được quản lý tại 3 cấp địa phương: xã, huyện, tỉnh.”

“Điều tra, đo đạc, khảo sát và lập bản đồ phân hạng đất là các biện pháp kỹ thuật nhằm xác định về số lượng đất như: hiện nay tổng diện tích là bao nhiêu? Từng vùng là bao nhiêu? Từng loại đất là bao nhiêu? Tất cả những câu hỏi này cần được cơ quan quản lý đất đai phối hợp với các cơ quan liên quan trả lời một cách chính xác và đầy đủ. Đồng thời, phải nắm chắc về chất lượng của đất như độ màu mỡ, lý tính, hoá tính của đất... Việc này có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói

chung, làm cơ sở để hoạch định chính sách phát triển nông lâm nghiệp phục vụ cho

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)