2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Việt Trì
2.2.6. Thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra sử dụng đất trên địa bàn
* Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
Thanh tra kiểm tra là một khâu không thể thiếu được trong hoạt động quản lý Nhà nước đối vói đất đai nói chung và tại Thành phố Việt Trì nói riêng.
Hoạt động thanh tra đất đai của UBND Thành phố Việt Trì thực chất được chỉ đạo của lãnh đạo UBND Tỉnh, thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường với chính quyền Thành phố Việt Trì thực hiện, bởi thanh tra đất đai là hoạt động có tính chuyên môn cao và việc quản lý sử dụng đất hiện nay rất phức tạp. Hoạt động phối
hợp này đã mang lại hiệu quả cao trong công tác thanh tra, kiểm tra đất đai nói riêng và công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung. Hoạt động thanh tra đất đai được tập trung vào các lĩnh vực giao đất, thu hồi đất cho thuê đất, đặc biệt là việc sử dụng đất của các hộ gia đình và cá nhân.
Trong những năm qua UBND Thành phố Việt Trì trong quá trình quản lý Nhà nước đổi với đất đai đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra về đất đai, phát hiện nhiệm vụ vi phạm pháp luật đất đai đã xử lý hoặc chuyển các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý. Đặc biệt, kết quả cho thấy có những sai phạm trong sử dụng đất đai của Thành phố Việt Trì, nhưng rất khó khăn trong việc giải quyết.
Hình 2.1. Số cuộc thanh tra, kiểm tra về quản lý đất đai tại Thành phố Việt Trì giai đoạn 2015 - 2019
(Nguồn: Bộ phận địa chính, UBND Thành phố Việt Trì)
Kết quả của việc thanh tra, kiểm tra tại về quản lý đất đai tại Thành phố Việt Trì trong giai đoạn qua cho thấy vẫn còn nhiều vi phạm về sử dụng đất đai tại thành phố. Năm 2015, Thành phố Việt Trì thực hiện 19 đợt thanh tra, năm 2016 là 25 đợt, năm 2017, qua công tác thanh tra kiểm tra thực hiện 31 đợt thanh tra, năm 2018 là 28 đợt và năm 2019 – 9 tháng đầu năm là 24 đợt.
Hoạt động thanh tra đất đai của UBND Thành phố Việt Trì hằng năm đều được chủ động thực hiện. Do đó, hiệu quả QLNN về đất đai của địa phương được nâng lên. Đồng thời, các xã, phường trực thuộc Thành phố cũng đã tích cực triển
khai công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đất đai.
*Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai
“Các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai có thể kể đến như lấn chiếm đất đai; Không sử dụng đất, sử dụng không đúng mục đích, chuyển quyền sử dụng đất trái phép... thì tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Bên cạnh đó, nếu các cán bộ lợi đụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy đinh vẻ quản lý Nhà nước về đất đai như giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật, thiếu trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về đất đai... thì tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong những năm qua, qua quá trình thanh tra kiểm tra tại Thành phố Việt Trì đã phát hiện nhiều hành vi, trường hợp vi phạm trong sử dụng đất đai. Điển hình là nhiều người dân, tổ chức lấn chiếm đất đai hoặc sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển quyền sử dụng đất không đúng quy định pháp lý. Hầu hết các trường hợp đã được xử lý hành chính, thậm chí một số trường hợp phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bảng 2.6. Các vụ việc người dân vi phạm về đất đai
(Nguồn: Phòng Tài nguyên, môi trường Thành phố Việt Trì)
Năm 2015 số vụ lấn hiếm đất đai là 5 vụ, năm 2016 là 8 vụ, sang năm 2017 số vụ lấn chiếm đất đai là 12 vụ, năm 2018 là 11 vụ và năm 2019 là 8 vụ. Tiêu biểu các vụ lấn chiếm này là hộ gia đình bà Lê Thị Minh, ông Nguyễn Đình Thịnh… lấn
chiếm, san lấp hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp … để xây dựng nhà trọ và mở ki ốt kinh doanh, buôn bán sắt thép.
Số vụ sử dụng đất không đúng mục đích vào năm 2015 là 3 vụ, năm 2016 là 4 vụ. Đến năm 2017 là 5 vụ; năm 2018 xảy ra 6 vụ và năm 2019 UBND Thành phố Việt Trì phải thực hiện giải quyết là 3 vụ, các hộ dân đã lấn chiếm hơn 5.000m2 đất nông nghiệp. Sau đó, các hộ này đã xây bể bơi, sân thể thao và 60 phòng trọ cho thuê, bỏ túi hàng chục triệu đồng/tháng.
Bên cạnh đó, số vụ tự tiện đổi Tự tiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất là 1 vụ vào năm 2015, năm 2017, còn lại là 2 vụ/năm. Ngoài ra, vẫn còn tình trạng không sử dụng đất để đất lãng phí, trong giai đoạn qua, Thành phố Việt Trì đã thu hồi về 3040 m2 đất không sử dụng.
Bảng 2.7. Số cán bộ bị xử lý kỷ luật về quản lý đất đai
(Nguồn: Bộ phận địa chính, UBND Thành phố Việt Trì)
Không chỉ người dân hay tổ chức vi phạm pháp luật về sử dụng đất đai mà một số cán bộ của UBND thành phố cũng đã vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua cac cuộc thanh tra, kiểm tra. Đặc biệt, nhiều CBQL cấp cao, nắm giữ các chức vụ quan trọng của Thành phố cũng đã thông đồng, dung túng cho người thân sử dụng đất sai mục đích (chủ yếu là đất nông nghiệp). “Khi người dân phát hiện, có ý định phản ánh sự việc đến chính quyền cấp trên thì liên tục bị các đối tượng vi phạm dọa nạt, thách đố. Có thể khẳng định nguyên nhân dẫn đến tình trạng người dân tự do lấn chiếm, xây dựng, sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích trên địa bàn là do một bộ phận” cán bộ Thành phố Việt Trì đã không quản lý đất đai sát sao. Mặt
khác, một số cán bộ quản lý lại lợi dụng chức vụ để làm ngơ cho các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về đất đai để đạt được lợi ích kinh tế. Điều này dẫn tới hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp bị bóp méo, gây ra những bức xúc cho người dân, thậm chí còn ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình trật tự, xã hội của địa phương, không đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật.
Với các trường hợp phát hiện cán bộ quản lý nhà nước vi phạm pháp luật, UBND Thành phố đã thực hiện thanh tranh, kiểm tra, thu thập chứng cứ vi phạm để phối hợp với UBND cấp trên tiến hành xử lý. Tình hình kỷ lật cán bộ vi phạm được trình bày cụ thể như bảng 2.7. Đặc biệt, trong năm 2019, nhiều cán bộ quản lý nhà nước về đất đai đã bị kỷ luật: Phó chủ tịch UBND Thành phố và Phó phòng Tài nguyên Thành phố kỷ luật, thôi chức, chuyển xuống làm chuyên viên, bắt giam một Phó phòng Tài nguyên Thành phố, 2 chuyên viên phòng tài nguyên.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
* Giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai
Đất đai là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm, bởi nó liên quan tới mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Thông thường giá trị của đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai thường khá lớn nên dễ dàng phát sinh các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện. Trước tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, Thành phố cũng đã thu hồi nhiều đất đai để đáp ứng nhu cầu, phát sinh nhu cầu giải phóng mặt bằng, đền bù cho người dân. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng phát sinh nhiều trường hợp khiếu nại, tổ cáo. Do đó, công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo về đất đai xảy ra rất phức tạp.
Bảng 2.8. Các vụ việc cán bộ vi phạm về quản lý đất đai
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai là một công tác rất phức tạp và khó khăn. Thành phố Việt Trì sau khi nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai sẽ xem xét phân loại, các nguồn đơn chuyển đến UBND các phường, xã đều được xem xét, những đơn không thuộc thẩm quyền của xã, phường sẽ chuyển lên Thành phố và Tỉnh để xem xét.
Trong những năm qua Thành phố đã cố gắng thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo vể đất đai, tuy nhiên do hạn chế về năng lực cũng như thẩm quyền nên tỷ lệ giải quyết các khiếu nại, tố cáo này còn thấp. “Năm 2015, Thành phố Việt Trì giải quyết 30,77% các đơn khiếu nại, tố cáo (tương ứng 4 đơn) và năm 2016 giải quyết 6 lượt tương ứng với 37,5%.Năm 2017 Thành phố Việt Trì giải quyết 11 đơn tố cáo, khiếu nại; tương ứng giải quyết được 40,74%. Năm 2018 tỷ lệ này là 36,84% tương ứng với giải quyết được 7 vụ, năm 2019 tỷ lệ này tăng lên 40%; tương ứng với 10 vụ. Điều này cho thấy năng lực giải quyết các vấn đề khiếu nại, tố cáo còn hạn chế tại Thành phố Việt Trì, giai đoạn 2015-2019, bình quân Thành phố Việt Trì chỉ giải quyết được 37,1% các đơn khiếu nại, tố cáo; như vậy, tỷ lệ này chưa đạt 40%.” (UBND Thành phố Việt Trì)
ĐVT: Đơn
Hình 2.2. Tình hình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về quản lý đất đai tại Thành phố Việt Trì giai đoạn 2015-2019
(Nguồn: Phòng Tài nguyên, môi trường, UBND Thành phố Việt Trì)
Thực trạng vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai, tại Thành phố Việt Trì giai đoạn 2015-2019 còn nhiều vấn đề bất cập.
Bảng 2.9. Tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai tại Thành phố Việt Trì từ 2015-2019
(Nguồn: Phòng Tài nguyên, môi trường, UBND Thành phố Việt Trì)
Nhìn chung, khả năng giải quyết các vụ tranh chấp về đất đai tại Thành phố Việt Trì còn nhiều hạn chế, tỷ lệ số vụ đơn thư được giải quyết đạt tỷ lệ rất thấp.
“Nguyên nhân chính là do các quy định của pháp luật về quan hệ hợp đồng, quan hệ thừa kế và quan hệ sở hữu rất phức tạp. Do đó, với trình độ của cán bộ, khó có thể xác định được một hợp đồng có hiệu lực hay hợp đồng vô hiệu; khó xác định diện, hàng thừa kế, quan hệ tài sản chung… Mặt khác, mục đích của việc hòa giải là sự thỏa thuận của các đương sự. Vậy khi hòa giải đương sự thỏa thuận để thực hiện một hợp đồng lẽ ra phải bị tuyên bố vô hiệu, hoặc thỏa thuận được việc chia thừa kế, nhưng bỏ sót những người lẽ ra phải được hưởng thừa kế, xác định không đúng di sản thừa kế… thì cán bộ lại hạn chế về khả năng nhận biết. Do đó, đa số các vụ việc được đưa lên UBND cấp trên giải quyết.”