Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai của một số địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 36)

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai

(i) Kinh nghiệm quản lý đất đai của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Trong những năm qua, công tác QLNN về đất đai, tài nguyên và môi trường đã được thành phố Vĩnh Yên quan tâm tổ chức thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, qua đó, góp phần ổn định và bảo đảm an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển KTXH trên địa bàn Vĩnh Yên.

Công tác thực hiện quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện có hiệu quả, đảm bảo chất lượng. Thành phố đã lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 và được UBND Tỉnh phê duyệt. Hiện nay UBND Thành phố đang chỉ đạo lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của Thành phố theo kế hoạch chung của tỉnh. Trong lĩnh vực giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá và giao đất dịch vụ cho nhân dân đã được thành phố thực hiện đúng trình tự quy định của pháp luật và được thực hiện công khai minh bạch, đúng đối tượng đã góp phần giải quyết nhu cầu được giao đất để xây dựng nhà ở và phát triển kinh tế - xã hội. Công tác cấp GCN quyền sử dụng đất cho hộ, gia đình cá nhân đạt trên 90 % số thửa đất. Công tác xử lý vi phạm về đất đai được quan tâm

chỉ đạo thực hiện thường xuyên, 100% các trường hợp vi phạm mới phát sinh đều được phát hiện và xử lý kịp thời, tháo gỡ dứt điểm các công trình vi phạm.

Với mục tiêu từng bước đáp ứng các tiêu chí của một đô thị xanh, phát triển bền vững, thành phố đã xây dựng Đề án Bảo vệ môi trường thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 và kế hoạch chuyên đề ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong đó đề ra các nhiệm vụ cụ thể, sát với thực tiễn. Cùng với đó, Địa phương đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường tăng cường công tác kiểm tra để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Phối hợp với sở Tài nguyên môi trường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại 8 đơn vị trên địa bàn.

Như vậy, bài học rút ra của Thành phố Vĩnh Yên trong QLNN về đất đai là: Kiện toàn, củng cố, bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn, có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai và môi trường; đặc biệt là đội ngũ cán bộ địa chính - xây dựng tại các xã, phường nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường.

(ii) Kinh nghiệm quản lý đất đai của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

- “Đưa pháp luật đất đai vào cuộc sống: Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành LĐĐ, Sở TN&MT Thái Nguyên đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND và Kế hoạch số 46/KH-UBND về việc triển khai thi hành Luật. Theo đó, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho các sở, ngành liên quan rà soát các quy định của tỉnh để ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền phù hợp với quy định của Luật đất đai và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật. Coi việc truyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, Chỉ thị, Kế hoạch là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong năm 2014.”

Ủy ban nhân dân tỉnh cũng ban hành bốn văn bản nhằ hướng dẫn các cơ quan chức năng trong tỉnh thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo thẩm quyền

quy định của Luật đất đai, bao gồm: “Quy định về hạn mức giao đất, công nhận QSDĐ, diện tích tối thiểu tách thửa và khi điều chỉnh; Quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ; Quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp GCN; Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.” (UBND tỉnh Thái Nguyên)

Mặt khác, UBND đã chỉ đạo triển khai xây dựng “Đề án thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp và Tổ chức Phát triển quỹ đất, xây dựng bảng giá đất; rà soát điều chỉnh bảng giá đất sát với giá thị trường và triển khai xác định giá đất cụ thể theo quy định của Luật đất đai;”

UBND Thành phố cũng tổ chức triển khai công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Các hoạt động này được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng, tuân thủ quy định pháp lý.

Nhằm đảm bảo triển khai thi hành Luật đất đai thuận lợi, Sở TN&MT đã xây dựng các văn bản hướng dẫn địa phương cụ thể trong trường hợp có sự thay đổi về chính sách pháp luật, điển hình như các quy định về đền bù, giải phóng mặt bằng, tái cư.

- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Công tác cấp GCN có vị trí đặc biệt quan trọng trong QLNN về đất đai, xác lập mối quan hệ pháp lý về QSDĐ giữa Nhà nước và người SDĐ.

Để giúp cho các địa phương, nông, lâm trường và các tổ chức khác thực hiện tốt việc cấp GCN, Sở đã huy động hàng trăm cán bộ trực tiếp theo dõi địa bàn và hướng dẫn các tổ chức, các nông, lâm trường rà soát, lập hồ sơ kê khai cấp GCN.

“Đồng thời, ký hợp đồng với 15 đơn vị tư vấn thực hiện đo đạc bản đồ địa chính, đo chỉnh lý, lập hồ sơ cấp GCN ở 79 xã, thị trấn, với trên 500 cán bộ kỹ thuật tham gia thực hiện. Ngoài ra, Sở còn thực hiện tốt Dự án tổng thể về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên toàn tỉnh, trong đó thực hiện điểm tại huyện Định Hóa. Một số nhiệm vụ cụ thể và giải pháp trọng tâm đặt ra trong công tác này là: Tiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao năng lực trong quản lý đất đai, trọng tâm là công tác đo đạc địa chính, cấp GCN, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai dạng số theo đúng lộ trình của Đề án, tiến tới quản lý đất đai bằng công nghệ thông tin.” Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc

quản lý, SDĐ; kiên quyết xử lý thu hồi đối với những diện tích đất quản lý và sử dụng không hiệu quả. “Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung thực hiện việc cấp GCN cho các hộ gia đình, cá nhân; tiếp tục kiểm tra, rà soát việc quản lý và SDĐ của các nông, lâm trường, Ban quản lý rừng.” Chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã tập trung tháo gỡ để cấp GCN cho những trường hợp còn vướng mắc. Tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính liên quan đến công tác cấp GCN theo hướng đơn giản cho người dân, đồng thời bảo đảm theo đúng quy định pháp lý.

1.4.2. Bài học rút ra cho quản lý nhà nước về đất đai cho thành phồ việt Trì.

“Một là, công tác lập và quản lý quy hoạch cần được coi trọng, cần thường xuyên rà soát tránh tình trạng quy hoạch “treo”. Quy hoạch khi đã được duyệt cần được công bố, cắm mốc và quản lý chặt chẽ nhằm tránh lãng phí tiền của Nhà nước và người dân do phải đền bù, dỡ bỏ khi di chuyển khi GPMB. Trong công tác quản lý quy hoạch cần phân công trách nhiệm cho đơn vị cá nhân trực tiếp quản lý, có quy chế thưởng phạt rõ ràng.”

Hai là, cần nghiên cứu để đẩy mạnh việc cấp giấy CNQSDĐ, cấp phép xây dựng nhằm tạo thuận lợi cho quản lý và sử dụng. Nhằm hạn chế tiêu cực trong QLNN về đất đai cần thực hiện hình thức đấu giá QSDĐ, đấu thầu thuê đất.

“Ba là, cần kiểm tra thu hồi những diện tích đất đã giao hoặc cho thuê nhưng không sử dụng hoặc sử dụng hoặc không bảo đảm tiến độ, SDĐ không đúng mục đích được giao hoặc cho thuê, đất nông nghiệp.”

“Bốn là, QLNN về đất đai đất đai là một lĩnh vực phức tạp dễ dẫn đến những sai phạm cũng như tham nhũng với mức độ lớn. Do vậy, cần tăng cường sự kiểm tra giám sát thường xuyên của chính quyền, cấp uỷ Đảng, HĐND, các tổ chức chính trị- xã hội, của DN và người dân.”

“Năm là, cần coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân, đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý. Nhận thức của người dân, trình độ cán bộ được nếu được quan tâm bồi dưỡng, nâng cao sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong QLNN về đất đai.”

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Tổng quan về Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

“Thành phố Việt Trì nằm ở 21024’ vĩ độ Bắc, 106012’ kinh độ Đông, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80km về phía Tây Bắc, có vị trí địa lý như sau: Phía Đông giáp các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc). Phía Tây giáp thị trấn Lâm Thao và thị trấn Hùng Sơn, các xã Tiên Kiên, Thạch Sơn, huyện Lâm Thao - Phú Thọ. Phía Nam giáp các xã Cao Xá, Sơn Vi, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) và huyện Ba Vì, Hà Nội. Phía Bắc giáp xã Phù Ninh, xã Vĩnh Phú, huyện Phù Ninh - Phú Thọ.” (Cổng thông tin điện tử thành phố Việt Trì)

Thành phố Việt Trì có diện tích đất tự nhiên là 11.175,11ha, với 23 đơn vị hành chính, gồm 13 phường nội thành và 10 xã ngoại thành, trong đó:

- “Khu vực nội thành gồm các phường: Bạch Hạc, Bến Gót, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Gia Cẩm, Nông Trang, Vân Cơ, Tân Dân, Dữu Lâu, Minh Phương, Minh Nông và Vân Phú.”

- Khu vực ngoại thành gồm các xã: Sông Lô, Trưng Vương, Phượng Lâu, Thụy Vân, Tân Đức, Chu Hóa, Thanh Đình, Kim Đức, Hùng Lô, Hy Cương.

“Việt Trì là vùng đất nằm ở vị trí chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang đại hình đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng. Từ trung tâm Thành phố nhìn về phía Tây Nam là núi Ba Vì, phía Đông Bắc là dãy núi Tam Đảo. Ở phía Tây- Tây Bắc Thành phố là núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ các vua Hùng.”

“Về mặt địa chất, đất đai ở Việt Trì thuộc vùng đất cổ có niên đại cách đây từ 50 đến 200 triệu năm. Theo tài liệu khảo cổ học cách ngày nay khoảng 2 vạn năm, ở đây đã có sự định cư của người Việt cổ. Khoảng 4000 năm trước Vua Hùng đã chọn nơi này làm đất đóng đô của nhà nước Văn Lang. Trải qua biết bao thăng trầm của

lịch sử, vùng đất Việt Trì đã nhiều lần thay đổi ranh giới hành chính và sự phân cấp quản lý hành chính.”

“Việt Trì là vùng đất nằm ở vị trí chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang địa hình đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng. Từ trung tâm Thành phố nhìn về phía Tây Nam là núi Ba Vì, phía Đông Bắc là dãy núi Tam Đảo. Ở phía Tây - Tây Bắc thành phố là núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ các vua Hùng.”

Về vị trí địa lý, thành phố Việt Trì có nhiều thuận lợi hơn so với một số đô thị thuộc vùng núi cao: về khoảng cách, Việt Trì gần thủ đô Hà Nội hơn, địa bàn, đất đai, nguồn lực khác thuận lợi cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và nông - lâm nghiệp sinh thái.

Tuy nhiên, do đặc thù của thành phố Việt Trì là đường nhiều dốc, các phường (xã) còn nhiều hộ dân làm nông nghiệp xen kẽ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý đất đai.

2.1.2 Điều kiện kinh tế

“Việt Trì là thành phố công nghiệp đầu tiên của miền Bắc Việt Nam. Trên địa bàn thành phố tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty, …. Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa trên địa bàn Thành phố diễn ra nhanh chóng. Phát triển nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp như: Khu công nghiệp Thụy Vân; Cụm công nghiệp Bạch Hạc; Cụm công nghiệp nam Việt Trì; Cụm công nghiệp làng nghề Phượng Lâu I; Cụm công nghiệp làng nghề Phượng Lâu II; Cụm công nghiệp Đồng Lạng.”

Những năm qua Thành phố đã duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,71%/ năm (giai đoạn 2015- 2018) – mức tăng trưởng khá cao. “Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội giai đoạn này tăng bình quân 12,4%/ năm; kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm đạt 445 triệu USD, tốc độ tăng bình quân đạt 6,4%/ năm. Thu NSNN trên địa bàn tăng 20,4%/năm, chi ngân sách nhà nước tăng 14,2%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2015- 2018 đạt 21.578 tỷ đồng, chiếm 32,2% so với toàn tỉnh, tăng bình quân 13,6%/năm.” (UBND Thành phố Việt Trì)

xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ phát triển, sản lượng sản phẩm công nghiệp công nghệ cao tăng so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn do Thành phố thực hiện ước đạt 567.897 triệu đồng, bằng 75,0% dự toán HĐND thành phố giao và bằng 102,0% so cùng kỳ; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 6.800 tỷ đồng (kế hoạch 7.000 tỷ đồng), đạt 97,1% kế hoạch năm. Sản xuất công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển và có xu hướng tăng. Một số ngành có sản lượng đạt trên 75% kế hoạch và tăng so cùng kỳ như: Sản phẩm in, chế bản bằng 118,1% kế hoạch năm, tăng 60,8% so với cùng kỳ; Hóa chất các loại bằng 88,4% kế hoạch năm, tăng 12,4% so với cùng kỳ; Mì chính bằng 88,0% kế hoạch năm, tăng 16,7% so với cùng kỳ; Camera và sản phẩm quang học bằng 87,9% kế hoạch năm, tăng 12,9% so với cùng kỳ; Bia các loại bằng 82,8% kế hoạch năm, tăng 4,4% so với cùng kỳ; Sản phẩm Plastic các loại bằng 79,9% kế hoạch năm, tăng 7,0% so với cùng kỳ; Giấy bìa các loại bằng 79,6% kế hoạch năm, tăng 16,3% so với cùng kỳ; Phụ tùng xe các loại bằng 78,9% kế hoạch năm, tăng 5,4% so với cùng kỳ.

Với mức tăng trưởng kinh tế khá những năm trở lại đây, Thành phố Việt Trì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ và du lịch nếu được đầu tư thoả đáng và đựơc tổ chức, quản lý hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ cho đầu tư còn quá khiêm tốn. Cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài gần như rất yếu do vị trí địa lý, địa hình phức tạp, thị trường tiêu thụ nội địa xa, cước phí vận chuyển hàng hoá cao. Quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ, điều kiện đổi mới công nghệ hạn chế. Đội ngũ doanh nhân chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh tế thị trường; chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh còn rất khiêm tốn.

2.1.3 Điều kiện xã hội

“Năm 2012, Thành phố được công nhận là đô thị loại I. Dân số toàn thành phố hơn 287.000 người, trong đó dân số khu vực nội thành là 205.765 người.” “Tỷ lệ đô thị hóa đạt 74,14%, với mật độ dân số nội thành là 10.586,21 người /km2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp hơn 87,71%. Tỷ lệ nhà kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố

khu vực nội thành đạt trên 96%...., tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố là 5,4%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo khu vực nội thành là 3,34%.” (UBND Thành phố Việt Trì)

Thành phố có 71 trường đạt chuẩn Quốc gia, Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)