2.3. Đánh giá quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Việt Trì
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế
a. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do sự gia tăng dân số
Những năm trở lại đây, dân số của thành phố Việt trì ngày càng tăng, đặc biệt với tác động của đô thị hóa, số lượng dân số tăng do cơ học cũng ngày càng nhiều. Dân số gia tăng đã làm nhu cầu sử dụng đất đai nên làm gia tăng giá cả đất đai. Điều này cũng ảnh hưởng lớn công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Thứ hai, do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh
Những năm qua, thành phố Việt Trì có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đi cùng với sự phát triển KTXH nhanh chóng nhờ các lợi thế so sánh của địa phương. Quá trình đô thị hóa đãnh làm phát sinh khối lượng công việc liên quan tới thu hồi đất, giải phóng mặt bằng lớn, phức tạp. “Công nghiệp hóa cũng phát sinh nhiều dự án thu hồi đất GPMB để xây dựng các công trình phát triển kinh tế xã hội và hạ tầng đô thị làm ảnh hưởng đến hệ thống mương tưới tiêu của xã, đất nông nghiệp trở lên manh mún, xen kẹt không sản xuất nông nghiệp được. Do vậy, một số hộ dân đã tự ý đổ đất làm biến dạng mặt bằng và vi phạm trật tự xây dựng.”
Thứ ba, do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện
Các chính sách pháp lý về đất đai chưa hoàn thiện, thiếu tính đồng bộ. Đặc biệt, các chính sách về thể chế sở hữu có những điểm mâu thuẫn, còn chồng chéo, chưa bao quát hết các quan hệ sở hữu, chưa phù hợp với thực tiễn trong cả nước nói chung và địa bàn địa phương nói riêng. Sở hữu toàn dân phản ánh đúng bản chất của đất đai là thành quả, kết quả bảo vệ của nhiều thế hệ nhưng rất khó trong quản lý. Ai là chủ sở hữu cụ thể vẫn chưa rõ ràng nên tình trạng lạm dụng diễn ra khá phổ biến. Vì vậy, chưa tạo cơ sở pháp lý một cách đầy đủ cho công tác quản lý đất đai, ít nhiều làm hạn chế tới công tác quản lý đất đai. Điều này dẫn tới, hiệu quả công tác quản lý đất đai chưa cao.
Thứ tư, do ý thức của người dân
Một số người dân có trình độ dân trí thấp, đặc biệt hiểu biết và ý thức chấp hành về pháp luật đất đai còn chưa cao. Do đó, nhiều sai phạm về sử dụng đất đai
vẫn xảy ra do nhiều người dân thiếu hiểu biết hoặc vì lý do lợi ích cá nhân mà cố tình vi phạm các chính sách pháp lý của Nhà nước. Trường hợp vừa qua, nhiều trường hợp người dân lấn chiếm, xâm phạm đất đai,….
b. Nguyên nhân chủ quan
Một là, năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức của các bộ
Do phẩm chất, trình độ năng lực, nhất là trình độ pháp lý của một số cán bộ có thẩm quyền quản lý đất đai của Thành phố còn có nhiều hạn chế. Nhiều cán bộ quản lý còn giữ phong cách làm việc cũ, gây phiền hà, nhũng nhiễu cho người dân,… Đồng thời, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý không đồng đều, thậm chí nhiều cán bộ có phẩm chất đạo đức chưa tốt.
Hai là, do công tác quản lý từ chính quyền còn hạn chế
Các cấp ủy Đảng, chính quyền cấp thành phố, chính quyền cấp xã, phường chưa chỉ đạo sát sao trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Đặc biệt, các trường hợp xử lý về sai phạm, khiếu kiện về đất đai rất cần có sự chỉ đạo kiên quyết, kịp thời,….
Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc, cán bộ quản lý nhà nước có nhiều trường hợp còn nể nang, không dám xử lý nghiêm minh. Công tác quản lý nhà nước về đất đai còn cần sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị.
Ba là, các biện pháp xử lý đưa ra chưa đủ mạnh
Để đảm bảo tính răn đe thì các chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật cần phải mạnh mẽ. Chủ yếu các hình thức xử lý vi phạm là xử lý hành chính, nặng hơn là kỷ luật Rất ít trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bốn là, công tác tuyên truyền
Thời gian qua, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn chưa được thực hiện thường xuyên, sâu rộng, hình thức chưa đa dạng phong phú. Do đó, chưa tạo động lực, hiệu quả mạnh mẽ về ý thức pháp luật của CBQL cũng như người dân trên địa bàn.
Năm là, hệ thống thông tin
vào để hoạt động nói chung và quản lý nhà nước trong quản lý đất đai nói riêng, điều này làm giảm hiệu quả xử lý công việc.
Sáu là, cơ cấu, tổ chức cơ quan quản lý nhà nước đốì với đất đai
“Hiện nay cơ cấu, tổ chức cơ quan quản lý nhà nước đốì với đất đai còn hạn chế, chưa có sự phân cấp, phân công công việc cụ thể, việc phân công công việc còn chồng chéo, chưa có quy chế hoạt động nội bộ cụ thể để quy định, phân công công việc và quy rõ trách nhiệm cho từng vị trí nhân viên do đó nhiều trường hợp các cán bộ sai phạm mà việc quy rõ trách nhiệm cá nhân gặp nhiều khó khăn.”
CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ,
TỈNH PHÚ THỌ