1.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp huyện
1.2.5. Quản lý tài chính về đất đai
“Nhiệm vụ của các cấp chính quyền là thực hiện các khoản thu và chi về đất đai theo quy định của Nhà nước. Đảm bảo nguồn tài chính được giao phải được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Trong xu thế phân quyền QLNN hiện nay, chính quyền huyện cùng với xã cần chủ động tạo ra môi trường nhằm thu hút sự đa dạng hóa của các nguồn vốn và mở rộng các nguồn vốn, huy động các nguồn tài chính từ doanh nghiệp, người dân và nhà đầu tư trong và ngoài nước, các nguồn vón từ đất đai như: đầu tư hạ tầng nhằm tăng giá trị đối với quỹ đất đang quản lý và thực hiện đấu thầu cho các tổ chức, tư nhân thuê đất đai. Thông qua việc đầu tư, cho thuê đất sẽ tạo ra hiệu ứng tăng các khoản thu từ đất, cũng như từ thuế của các hoạt động kinh doanh, tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế, xã hội, giải quyết công ăn việc làm cũng như các vấn đề xã hội khác của địa phương.”
Đối với cấp huyện, công tác này chủ yếu là triển khai các khoản thu theo quy định của Luật đất đai, của UBND cấp tỉnh và được phân bổ nguồn vốn đầu tư cho huyện thực hiện các dự án chi đầu tư phát triển, chi theo kế hoạch được duyệt phục vụ mục tiêu KTXH của địa phương và chế độ quản lý tài chính. Quy định cụ thể của Nhà nước về tài chính đất đai hiện hành bao gồm:
- Giá đất: được Nhà nước quy định về phương pháp xác định giá đất, khung giá các loại đất và hướng dẫn định giá các loại đất cụ thể làm căn cứ tính thuế SDĐ và tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển QSDĐ; tính tiền SDĐ và tiền thuê đất khi
giao đất, tính lệ phí trước bạ chuyển QSDĐ, tính đền bù khi Nhà nước thu hồi đất. Hằng năm, “căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất, UBND cấp tỉnh xây dựng và trình HĐND cấp tỉnh thông qua bảng giá đất trước khi ban hành. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 5 năm 1 lần và công bố công khai vào ngày 1 tháng 1 của năm đầy kỳ.”
- Tiền sử dụng đất: được quy định khi Nhà nước giao đất có thu tiền SDĐ; cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng phải nộp tiền SDĐ (giao đất tại các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu kinh tế; giao đất cho tổ chức thực hiện dự án; thu tiền sử dụng đất khi giao đất cho các tổ chức, cá nhân; công nhận quyền sử dụng đất; gioa đất thu có tiền sử dụng đất). Các khoản thu này chủ yếu được tính vào chi tiêu ngân sách huyện và cấp tỉnh.
- “Tiền thuê đất: quy định cho các đối tượng trong nước được Nhà nước cho thuê đất và các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Khung giá cho thuê đất đối với các tổ chức trong nước được Nhà nước cho thuê đất quy định là một tỷ lệ phần trăm nhất định áp dụng với hai ngành nghề chính là sản xuất và thương mại- dịch vụ, dựa trên mức giá đất do UBND tỉnh ban hành.”
- “Đền bù thiệt hại: Nhà nước chỉ thực hiện thu hồi và đền bù đất sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia lợi ích công cộng, xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế phát triển và các dự án đầu tư có sử dụng đất, thu hồi đất. Đối với các dự án sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đai được xét duyệt thì nhà đầu tư được tự nhận chuyển nhượng, thuê nhận hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất. Tiền đền bù khi thu hồi quỹ đất công ích tính theo giá đất nông nghiệp chuyển về ngân sách địa phương để chi cho cong tác đầu tư phát triển. Trước đây phần diện tích kênh mương nội đồng thì được tính đền bù, hiện nay thì không thể thực hiện được.”
- “Thuế chuyển quyền sử dụng đất: là tiền thuế phải nộp kh chuyển quyền sử dụng đất (thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng khi chuyển quyền sử dụng đất). Giá trị nhà và giá trị các công trình xây dựng trên đất không dùng để tính thuế này.”
- Thuế sử dụng đất: căn cứ tính thế là diện tích, hạng đất và mức thuế trên một đơn vị diện tích căn cứ vào mức thuế SDĐ nông nghiệp ở địa phương nhân với hệ số mức thuế SDĐ nông nghiệp áp dụng đối với 6 loại đô thị và 4 vị trí đất của từng đường phố.
- Phí và lệ phí: gồm có phí đo đạc, lập bản đồ địa chính, phí thẩm định cấp giấy CNQSDĐ, lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính, lệ phí công chứng. Đối với lệ phí trước bạ, nhà và đất là tài sản chịu phí trước bạ khi đăng ký chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Tiêu chí đánh giá: số tiền thu nộp ngân sách nhà nước về sử dụng đất đai, cơ cấu nguồn thu về sử dụng đất.