nước về đất đai trên địa bàn cấp huyện.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp huyện huyện
1.3.1 Nhân tố thuộc về bộ máy quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
Thứ nhất, năng lực hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về đất đai.
“Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai có vai trò quan trọng trong QLNN về đất đai trên địa bàn huyện. Bộ máy phân cấp quản lý nhà nước của chính quyền hoạt động gọn nhẹ, hiệu quả, phân công công việc rõ ràng và quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền ã đạt được kết quả tốt, còn lại bộ máy chồng chéo, không quy rõ nhiệm vụ và trách nhiệm sẽ dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm, đồng thời ảnh hưởng hiệu quả công tác quản lý đất đai.”
Thứ hai, trình độ, kỹ năng của đội ngũ cán bộ QLNN về đất đai. Nhân tố con người luôn là vấn đề trọng tâm trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, nó có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành công của hệ thống quản lý nói chung và hiệu quả quản lý đất đai nói riêng. Nếu đội ngũ cán bộ QLNN về đất đai không đủ về trình độ, thể lực, đạo đức,… thì không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Do đó, trình độ, kỹ năng của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đất đai có vai trò quyết định thành công trong công tác quản lý này.
Cơ sở vật chất hiện đại sẽ góp phần quan trọng làm đơn giản hóa các hoạt động thu thập thông tin, lưu trữ thông tin, giảm chi phí và gia tăng hiệu quả các công tác này. Do đó, công tác QLNN về đất đã sẽ được thực hiện khoa học hơn, thuận tiện hơn, chi phí thấp hơn. Do đó, nếu cơ sở vật chất hiện đại, ứng dụng CNTT hiệu quả thì sẽ giảm thời gian và chi phí trong công tác quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý. Đặc biệt, việc ứng dụng CNTT trong quản lý sẽ giúp cơ quan quản lý quản lý chặt chẽ hơn tình hình hoạt động và chấp hành pháp luật đất đai của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, hạn chế được những vi phạm về pháp luật đất đai.
1.3.2 Nhóm nhân tố thuộc về người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn
Thứ nhất, mức độ tuân thủ pháp luật, chính sách về đất đai
mức độ tuân thủ pháp luật, chính sách về đất đai của các chủ thể trong nền kinh tế cũng là một trong những yếu tố đảm bảo công tác quản lý nhà nước về đất đai hiệu quả. Nếu các chủ thể trong nền kinh tế chấp hành pháp luật tự giác, nghiêm chỉnh, hiểu biết đầy đủ về pháp luật thì công tác QLNN về đất đai được thực hiện thuận lợi.
Thứ hai, ý thức chấp hành
“Việc tham gia đóng góp ý kiến của người dân vào các dự án luật có tác dụng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật rất lớn và có hiệu quả. Thông qua lấy ý kiến vào quá trình xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật sẽ nâng cao ý thức chấp hành của người dân, bồi dưỡng tình cảm, ý thức về trách nhiệm pháp lý và khả năng tiến hành các hành vi pháp lý đúng đắn.”
1.3.3 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô
Thứ nhất, pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý đất đai Luật pháp là một yếu tố cơ bản điều chỉnh hành vi của mọi đối tượng trong mọi lĩnh vực tham gia trong đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, một hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng, cụ thể, phù hợp với thực tế cuộc sống sẽ làm cho công tác quản lý nói chung và QLNN về đất đai nói riêng được thực hiện hiệu quả và thuận lợi.
Chính sách của Chính phủ, chính quyền cấp tỉnh về đất đai là cơ sở để cấp huyện tổ chức thực hiện và triển khai các nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn. Chính vì vậy, nếu hệ thống chính sách đúng đắn, phù hợp, đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng, xuất phát từ tổng kết thực tiễn thì sẽ tạo điều kiện cho huyện dễ dàng, thuận lợi khi triển khai các hoạt động QLNN. Đặc biệt là chính sách của chính quyền cấp tỉnh cần nghiên cứu để phân cấp phù hợp với đặc điểm và các điều kiện của cấp huyện, đồng thời những quy định chung càng rõ ràng, dễ hiểu, không chồng chéo càng tạo điều kiện cho cấp huyện dễ dàng áp dụng. Ngược lại, nếu hệ thống chính sách của cấp tỉnh thiếu đồng bộ, liên tục thay đổi, hay mâu thuẫn, chồng chéo sẽ khiến cơ quan QLNN cấp huyện khó thực hiện, lúng túng trong việc đưa chính sách vào thực tiễn, vì vậy hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai ở cấp huyện sẽ thấp.
Thứ hai; Điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương
Quản lý nhà nước về đất đai đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính để trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc hiện đại và thực hiện các hoạt động đo đạc, lập bản đồ quy hoạch, bản đồ hiện trạng, địa chính, đào tạo nguồn nhân lực.. đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hiện nay. Sự phát triển của nền kinh tế với nhịp độ cao và ổn định tạo ra được nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu trên. “Mặt khác một nền kinh tế - xã hội phát triển sẽ kích thích sự phát triển của khoa học công nghệ, kích thích sự phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy chuyên môn hoá sản xuất và phân công lao động xã hội, thúc đẩy nâng cao năng lực, trình độ của người lao động, … giúp cho công tác quản lý được thuận lợi hơn, rút ngắn thời gian, giảm bớt được những khó khăn trong công tác quản lý.”
Hơn thế nữa, điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi huyện sẽ thúc đẩy hội nhập và thúc đẩy quá trình tích tụ, sử dụng đất đai cho các mục đích khác nhau. Đồng thời, lúc này đất đai trở thành nguồn lực mang lại hiệu quả kinh tế cao nên cũng có giá trị cao, thúc đẩy sự sôi động của thị trường BĐS, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính, thị trường cho thuê bất động sản,.... Điều này đòi hỏi công tác QLNN về đất đai ở cấp huyện phải được luôn được đổi mới, hoàn thiện đáp ứng sự phát triển của địa phương.
Thứ ba, điều kiện tự nhiên của địa phương
Các điều kiện tự nhiên như điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, không gian, thủy văn là các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN về đất đai. Đặc điểm khí hậu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất và sinh hoạt của người dân trên đất. “Sự khác nhau về địa hình, địa mạo, độ chia cắt, độ cao, hướng dốc dẫn tới sự khác nhau về khí hậu và ảnh hưởng trực tiếp tới lựa chọn phương thức sản xuất, bố trí công trình hạ tầng. Quản lý nhà nước về đất đai cần tuân thủ theo quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế sẵn có nhằm đạt được các lợi ích kinh tế, xã hội, khắc phục các hạn chế để giảm thiểu rủi ro, thiệt hại. Bên cạnh đố, đất đai là bất biến về tổng diện tích không chỉ hạn chế khả năng mở rộng không gian, chi phối giới hạn thay đổi cơ cấu sử dụng đất nên ảnh hưởng tới điều chỉnh cơ cấu đấi đai. Đối với đất xây dựng đô thị, đất chuyên dùng trong công nghiệp, hạ tầng, giao thông, thủy lợi,... mặt bằng không gian ngày càng có ý nghĩa quan trọng và có giá trị kinh tế cao.”