Phương hướng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 81)

Trì, tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Định hướng phát triển của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Định hướng của Thành phố trong phát triển thời gian tới như sau:

- “Là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm hành chính tổng hợp của tỉnh Phú Thọ là một trong những trung tâm Khoa học Công nghệ; Giáo dục Đào tạo; Y tế, Văn hóa, Thể thao, Du lịch, đầu tàu thúc đẩy sự phát triển của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và là một cực quan trọng trong mô hình phát triển đa cực của vùng Thủ đô Hà Nội.”

- Là thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam gắn vói du lịch sinh thái đặc trưng của vùng Tây Bắc.

- Là đầu mối giao lưu, đô thị cửa ngõ quan trọng về phía Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội; đầu mối giao thông quan trọng nội vùng.

- Là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng cũng như của cả nước.

Thành phố Việt Trì được phát triển theo mô hình cẩu trúc “Ba trục đồng hành và Một vành đai xanh sinh thái”. “Trục chính là Trục không gian Lễ hội kết nối không gian đô thị từ ngã ba Bạch Hạc qua khu trung tâm đến khu Di tích lịch sử Đen Hùng; Trục hành lang dọc tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Trục hành lang dọc tuyến tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai.”

“Vành đai xanh ven các sông Hồng, sông Lô bao quanh thành phố là không gian cảnh quan, sinh thái tạo hình ảnh đô thị và kết hợp phát triển du lịch. Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng có diện tích khoảng 845 ha. Bảo tôn và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và thực hiện theo Quy hoạch bảo tồn tôn tạo phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng được duyệt.”

“Khu vực phía Nam khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng có diện tích khoảng 185 ha, được phát triển kết nối với không gian thành phố Việt Trì để trở thành khu dịch vụ tổng hợp du lịch văn hóa lịch sử.”

- “Khu vực hiện hữu đã phát triển ổn định có diện tích khoảng 3.500 ha (Bao gồm các phường: Tân Dân, Dữu Lâu, Bến Gót, Thọ Sơn, Thanh Miếu, Tiên Cát, Gia cẩm, Minh Nông, Minh Phương, Vân Cơ, Bạch Hạc). Ổn định cấu trúc không gian, cải tạo chỉnh trang đô thị tạo dựng kiến trúc đặc sắc để hình thành Trục không gian Lễ hội Lịch sử Quốc gia từ Khu Di tích Đen Hùng đến ngã ba Bạch Hạc.”

- “Tại các khu vực phát triển mới có diện tích khoảng 2.500 ha (Bao gồm phường Văn Phú và các xã: Phượng Lâu, Kim Đức, Trưng Vương, Sông Lô): Xây dựng và hoàn thiện các trung tâm cấp vùng như: Trung tâm Đào tạo, Y tế, Thương mại, Dịch vụ; xây dựng các khu đô thị mới đồng bộ, hiện đại.”

“Xây dựng Trung tâm logistics cấp vùng có quy mô khoảng 100 ha ở khu vực phía Bắc của nút giao thông đường cao tốc (IC7), tại xã Phượng Lâu; xây dựng Trung tâm nghiên cứu công nghệ và Trung tâm thể dục thể thao cấp vùng có quy mô khoảng 80 ha.”

- “Vành đai xanh ven các sông Hồng, sông Lô: Là khu vực hạn chế xây dựng. Khu vực vành đai ven sông Lô là khu vực cảnh quan phục vụ phát triển du lịch. Khu vực vành đai ven sông Hồng được kết nối với không gian trung tâm thành phố Việt Trì và bố trí một số công trình đầu mối hạ tầng giao thông đường thủy phục vụ phát triển du lịch.”

Khu vực phát triển nông nghiệp có diện tích khoảng 3.000 ha (Bao gồm các xã: Chu Hóa, Thanh Đình, Thụy Vân, Tân Đức và một phần diện tích xã Kim Đức), sẽ phát triển theo mô hình "Nông nghiệp - Đô thị".

3.1.2. Định hướng về quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Trì, tỉnh Phú Thọ

3.1.2.1. Khai thác, sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả

- Khai thác, sử dụng toàn bộ quỹ đất đai cho các mục đích cụ thể của nền kinh tế. Từng bước thu hẹp và tiến tới phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tận dụng khai

thác có chọn lọc các khu vực đất chưa sử dụng. Sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật, lấy giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai làm thước đo để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, thương mại du lịch... theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bước phân bổ quỹ đất phù hợp đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội qua các thời kỳ, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

- Phân bổ, sử dụng quỹ đất hợp lý theo hướng đáp ứng cơ cấu kinh tế dịch vụ du lịch – công nghiệp - nông lâm nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh; bố trí quỹ đất đầy đủ và hợp lý cho các mục đích chuyên dùng, ưu tiên phát triển du lịch, công nghiệp, cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, vừa tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vừa thúc đẩy sự phát triển các ngành, lĩnh vực.

- Trong sử dụng đất nông nghiệp, đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực, duy trì ổn định quỹ đất sản xuất lúa nước, hạn chế việc chuyển đất lúa nước chất lượng tốt sang mục đích phi nông nghiệp. Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những nơi phù hợp theo hướng tăng diện tích đất trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế.

3.1.2.2. Duy trì, phát triển, bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường sinh thái

- Không ngừng tăng cường công tác trồng, bảo vệ và phục hồi rừng nhằm nâng cao chất lượng rừng. Duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt trạng thái rừng ở những vùng đầu nguồn xung yếu, khu vực cây xanh tạo cảnh quan cho thành phố.

- “Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều ngành kinh tế nông, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch trong quá trình khai thác sử dụng đất nhằm bảo vệ khoanh nuôi rừng tự nhiên, mở rộng diện tích rừng trồng, khuyến khích người dân tham gia quản lý và bảo vệ rừng.”

- Kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng với khai thác rừng để thúc đẩy phát triển kinh tế rừng trên quan điểm phát triển nghề, coi rừng sản xuất cũng có giá trị về mặt phòng hộ.

3.1.2.3. Khai thác sử dụng đất đai phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường đất

- “Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với nhiệm vụ bồi bổ, tái tạo, làm tăng độ phì cho đất, chống suy thoái, ô nhiễm môi trường đất; gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo đảm sử dụng đất bền vững lâu dài.”

- “Trong sản xuất nông nghiệp, việc bố trí cây trồng phải phù hợp với cơ cấu mùa vụ, điều kiện đất đai, nguồn nước, khí hậu... tránh làm suy thoái đất do bố trí cây trồng không đúng đất hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật không hợp lý.”

- “Trong quá trình phát triển công nghiệp cần xác định rõ các loại hình công nghiệp, tính độc hại của các chất thải công nghiệp để bố trí đất đai cho phù hợp với môi trường xung quanh. Có biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm đất, phá hủy cân bằng hệ sinh thái đất.”

- Trong các hoạt động khai thác vật liệu xây dựng cần cân nhắc thận trọng về hiệu quả kinh tế và môi trường trước khi đưa ra quyết định khai thác.

3.1.2.4. Ưu tiên dành đất cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và các lợi thế của thành phố

Để đáp ứng quá trình phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố, trong quá trình phân bổ đất đai cần ưu tiên dành quỹ đất cho việc phát triển các công trình hạ tầng kinh tế (các khu công nghiệp, dịch vụ thương mại...), hạ tầng xã hội (trường học, trạm y tế...) và hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, điện, nước...) nhất là khi các điều kiện này của thành phố Việt Trì còn rất hạn chế. Đồng thời việc phát triển hệ thống đường giao thông, các công trình năng lượng, cấp thoát nước, dịch vụ công cộng… sẽ làm cho giá trị đất tăng lên, tạo thêm giá trị mới về sử dụng đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất của thành phố.”

Mặt khác, trong quá trình sử dụng đất cần ưu tiên đối với các lợi thế về tài nguyên rừng nhằm khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh, thúc đẩy nhanh phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cần chú ý đến thảm thực vật trên bề mặt trên cơ sở đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường.

3.1.2.5. Đảm bảo quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội

việc khai thác sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo vấn đề quốc phòng an ninh, quán triệt phương châm kết hợp kinh tế với quốc phòng, tôn trọng phong tục tập quán của đồng bào, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)